Đường nét và kỹ thuật bút máy

1. Đường đơn và đường viền

* Đường đơn

Đường đơn là “linh hồn” trong vẽ phác họa. Người mới học khi tham quan học tập các tác phẩm của các họa sĩ nổi tiếng, luôn luôn phát hiện đường nét phần lớn họ sử dụng là đường nét tự do không bị gò bó, thì lầm lẫn cho rằng tất cả là do sự tùy tiện không để ý mà tạo nên. Đặc biệt không biết rằng họ đã trải qua một thời gian dài luyện tập gian khổ mới có thể đạt đến trình độ kỹ thuật như vậy. Tuy nhiên, cảm giác khi thưởng thức những tác phẩm xuất sắc vẽ bút máy rất sảng khoái, nhẹ nhõm, nhưng thực tế kỹ thuật vẽ tranh lại không nhẹ nhàng, dễ dàng, chỉ có gian khổ luyện tập, cố gắng nắm bắt kỹ thuật điêu luyện thì ngòi bút máy mới có thể thuận theo sự điều khiển tay vẽ một cách chính xác, không sai sót.

but may 1
đường thủy bình

but may 2
đường thẳng góc

but may 3
đường chéo

but may 4
nhiều đường cong

but may 5|
đường cong tự do

but may 6
đường vẽ tay không

Hình 4

* Đường viền

Tính quan trọng của đường viền trong vẽ bút máy thì không nói đã rõ, có lúc không dựa vào các yếu tố khác, chỉ dựa vào chúng thì có thể biểu hiện kết cấu hình dạng của cây cỏ hoặc kiến trúc thậm chí cả tính đặc trưng của vật thể.

but may 7
Hình 5

Nhưng, đối với người học mà nói, dùng ngôn ngữ hội họa bút máy mà giải thích đường viền vật thể thì rất khó. Thông thường mà nói, hình dạng bên ngoài của các đối tượng như vật thể, kiến trúc tương đối rõ ràng thì không nhiều, khi xử lý hình dạng của các hình tượng mơ hồ, chuyển động nhẹ nhàng bất định mới thật sự gặp phải vấn đề khó khăn mà không có giải pháp nào, luôn luôn không biết bắt đầu đặt bút từ đâu. Có các đường biên tạo không gian ảnh mà làm mất đi cảm nhận không gian ba chiều, có các đường nét thô cứng tạo khung gây ra cảm giác không sinh động mà buồn tẻ vô vị.

Không còn nghi ngờ gì nữa, trong tác phẩm mang tính phác thảo, đường viền phải thanh thoát, rõ ràng, sinh động.

but may 8
Hình 6

Nhưng trong một số trường hợp, các bạn sử dụng các đường nét liên tục biểu hiện vật kiến trúc cổ xưa, cũ kỹ thì đặc trưng vốn có của vật thể sẽ bị phá vỡ không có giá trị. Khi đó, chúng ta phải sử dụng các đường nét đứt, đường nét thô, có các vị trí thậm chí còn phải sử dụng thủ pháp lược bỏ, làm cho mọi người để ý đến các chỗ trống tưởng tượng, càng làm hiện ra rõ hơn sự tồn tại của quang cảnh, không gian, đặc trưng.

but may 9
Hình 7

but may 10
Hình 8

2. Đường xếp (gấp) bút máy

Chuyển động của đường nét hoặc xếp theo thứ tự tạo nên hình ảnh. Đường xếp thẳng có thể biểu đạt mặt phẳng, đường xếp cong có thể biểu đạt mặt cong. Cho nên, ngoài hiểu biết về đường đơn ra, chúng ta còn phải nghiên cứu đường xếp. Mỗi người học dường như đều đã từng học qua kinh nghiệm vẽ đường xếp thông qua bài tập vẽ phác thảo bằng bút chì.

Vì vậy đây chính là nền tảng trong nền tảng tạo hình. Dùng kết hợp các đường chéo hình thành cái gọi là mạng đường nét hình quả trám, hoặc là mạng đường hình hàng rào trùng điệp. Số lần trùng điệp càng nhiều, dấu vết bút chì lưu lại càng dày đặc, nông sâu, từ đó để biểu đạt đối tượng tầng lớp, màu sắc, độ sáng tối phong phú. Thủ pháp này do thiếu tính biến hóa, độ tương phản tương đối cứng nhắc, đơn điệu, hiện rõ tính cổ xưa lỗi thời. Ngoài ra, đường mạng đan chéo ở mức độ nhất định sẽ gây cản trở hướng nhìn của thị giác, làm giảm tính biểu đạt. Đương nhiên, kỹ thuật kiểu cổ xưa này đến nay vẫn còn được sử dụng, nhưng đó chỉ là kỹ thuật hội họa truyền thống còn tồn tại mà thôi.

Các họa sĩ hiện đại đã sáng tạo ra nhiều đường nét không giống nhau: Thô mảnh, phương hướng, hình dạng, đường vân, sắp xếp, kết hợp thành các tổ hợp đường nét: “hoa văn vảy cá”, “đường song song”, “hoa văn quay chuyển”, “hoa văn đường rối”, “đường đan chéo”, “hoa văn chiếu lau”, “hoa văn chữ nhân”, dùng để biểu đạt đặc trưng khác nhau của các hình ảnh khác nhau: bức tường, nóc nhà, cục đá, đám mây, cây cối, hoa cỏ…, nhận được hiệu quả góc nhìn rất tốt (xem Hình 9).

but may 11
Đường song song

but may 12
Đường đan chéo

but may 13
Đường đan chéo nhiều lớp

but may 14
Đường xen kẽ

but may 15
Đường song song ngắn

but may 16
Đường ngắn xen kẽ

but may 17
Đường cong song song

but may 18
Hoa văn chữ nhân

but may 19
Hoa văn chiếu lau

but may 21
Hoa văn đường rối

but may 22
Hoa văn vảy cá

but may 23
Hoa văn quay chuyển

Hình 9

Ví như hình 10, sử dụng đường đan chéo biểu hiện cửa động, độ sáng rất đầy đủ, mãnh liệt, bóng râm hiện rõ độ sâu đậm mà thanh nhã, phải nói là rất có hiệu quả.

but may 24

Hình 10

but may 25
Hình 11

but may 25
Hình 12

Nhưng hoa văn đường song song trong hình 11 thì càng đẹp hơn, cảm giác càng linh hoạt hơn.

Ví như hình 12, hoàn toàn không dùng đường đan chéo, đặc biệt là bộ phận bóng râm trên bề mặt con đường và bức tường, đều dùng đường nét thô ở giữa, mảnh hai đầu, xen vào lẫn nhau một cách tùy ý, tự nhiên, biểu hiện chính xác, sinh động đặc trưng và không gian riêng biệt. Hình 13, bức tranh phong cảnh miền sông nước của nước Ý, mặt sông và ảnh ngược đều sử dụng loại đường nét này, tạo ra hiệu quả rất cao.

Thưởng thức tác phẩm tranh bút máy của bậc thầy Van Gogh, đặc biệt đường xếp bút máy các nét thô mảnh không tương đồng giống với nét bút tranh sơn dầu của ông, tạo ra một cảm giác làm cảm động lòng người, trong biến hóa bay bổng, độ thưa dày tạo ra một cách vẽ phóng đãng, không gò bó. Vì vậy, ông rất ít sử dụng đường xếp đan chéo, mục đích chính là hạn chế đường đan chéo làm ảnh hưởng đến tính sinh động và mãnh liệt hình ảnh trên tranh của ông. Như trong bức tranh “quán cà phê của Arletty” có bản phác thảo bút máy nổi tiếng, ông dùng cọ vẽ tạo đường xếp dài ngắn hoàn thành bức tranh. Không những phân biệt màu sắc cho đến đặc trưng của các hình ảnh của vật không giống như: con người, mặt đường, lều che nắng, bàn ghế, bầu trời, thậm chí còn có ánh sáng của ánh trắng trong quán cà phê cũng được biểu đạt một cách tinh tế. (xem hình 14).

Phong cách của họa sĩ người Nga Volsky khác hẳn với Van Gogh, trong bức tranh: “Thủ đô cổ xưa của chúng ta”, ông gần như sử dụng đường ngắn thô mảnh mà song song nhau, biểu hiện đầy đủ đặc trưng và màu sắc kết cấu của kiến trúc (hình 15). Nhưng họa sĩ người Tây Ban Nha vẽ phác thảo bức tranh “Giáo đường Cathedral”, trên cơ bản là sử dụng đường thẳng góc, cũng biểu đạt một cách thích hợp đặc điểm tạo hình đỉnh tháp nhọn dài, cao chót vót của giáo đường theo kiến trúc Gothic, bút pháp đơn giản, mà tinh tế, nhịp nhàng, làm cho người xem có cảm giác nhẹ nhõm, sảng khoái (xem hình 16).

but may 27
Hình 13

but may 14

Hình 14

but may 15
Hình 15

Do đó, chúng ta học được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ các họa sĩ nổi tiếng, nhưng trong đó quan trọng nhất là phải tránh vận dụng các đường nét một cách công thức hóa, cách thức hóa, khi gặp phải các vật thể rắc rối phức tạp, biến hóa, phải tùy vật mà biến hóa, tùy cơ ứng biến, tránh sự rập khuôn máy móc một cách giản đơn theo kỹ thuật của người khác.

3. Đường nét và đặc trưng của đường vân

Hình ảnh thiên nhiên thiên biến vạn hóa, đặc biệt đường vân và đặc trưng cũng khác nhau hẳn, như là nhẵn bóng, trong suốt của kính, mộc mạc, tự nhiên của chất liệu gỗ, dày, thô ráp của đá cuội, rối tung, mềm mại của cỏ tranh. Chúng ta phải tùy vật mà làm, phân biệt mối tương quan, nên chọn “ngôn ngữ” tranh vẽ bút máy khác nhau biểu đạt thật tỉ mỉ, tuyệt đối không dùng đường nét đơn nhất một cách qua loa.

Trong tác phẩm của họa sĩ người Anh, ông sử dụng các đường nét ngắn không theo quy luật biểu hiện đúng mức đặc trưng tính chất của những viên đá cũ, căn nhà, có thể nói là ví dụ điển hình xuất sắc. Trong tác phẩm (một góc nhà thờ cũ) của họa sĩ Reardon, hiệu quả góc nhìn của kiến trúc cổ kính rất trong sáng và vui mắt, ở đó chúng ta dường như còn cảm nhận được sự rung của không khí.

but may 16
Hình 16

but may 17

Hình 17

but may 18-32
Hình 18

but may 19-33
Hình 19

but may 20-34
Hình 20

Trong hình 18, họa sĩ vẽ cảnh khu dân cư cũ, xuất hiện bức tường cũ, phần theieus trên bức tường, cây cỏ hoa lá, cũng là trong nỗ lực theo đuổi đặc trưng của các vật thể khác nhau mà tạo ra bầu không khí. Còn họa sĩ Lucy sống ở Nhật thì ứng dụng đường nét ngay ngắn, chặt chẽ, biểu hiện sắc thái tình cảm trang nhã, tĩnh mịch của kiểu dáng vườn hoa Nhật, đã xử lý thật hoàn mỹ và thỏa đáng (xem hình 19). Trong tác phẩm phác họa của họa sĩ Shishkin người Nga, dùng phương thức cắt vật thể phác họa khu rừng, sử dụng một cách rõ ràng bút nén, làm cho kết cấu tán cây biểu đạt độ dày thưa rất tinh tế, lượn vòng như múa, tràn đầy sức sống. (xem hình 20).

>>> Cách vẽ tranh bằng mực

>>> Tranh khắc bản là gì?

0976984729