Bí mật ẩn sau những món ăn kỳ lạ
trong tranh tĩnh vật Hà Lan
Thời kì Hoàng kim của Hà Lan vào thế kỉ thứ 17 đã cho ra đời những bức tranh tĩnh vật đẹp đẽ. Kể từ đó, khi nói đến việc giải nghĩa những bức tranh tĩnh vật, đa phần các nhà phê bình chia làm hai trường phái có tư tưởng đối lập nhau.
Tác giả: Julia Wolkof
Một bên, những cảnh mờ tối được xem như là nét đặc trưng trong lăng kính truyền thống Thiên Chúa giáo - nhấn mạnh tính tàn lụi tức thời của cuộc sống (trái cây thối rữa, hoa tàn, hay đồng hồ cát chảy một cách từ từ, thường có màu sắc nhợt nhạt, ví dụ như memento mori, gợi nhắc về cái chết).
Ngoài ra, các học giả còn đánh giá kỹ năng của nghệ sĩ trong việc sử dụng loạt hiệu ứng hình ảnh trong các cảnh đại tiệc, cách sắp đặt cây cỏ hoặc các bức tranh vanitas. Nhưng tranh tĩnh vật vẫn thường được cho là không có cốt truyện, vì ý nghĩa sâu xa nằm ẩn hiện đằng sau những phép ẩn dụ và cách mà ta bị đánh lừa bởi những gam màu nghệ thuật sặc sỡ.
Jan Davidsz de Heem, Still Life with Ham,
Lobster and Fruit, c. 1653. Photo via Wikimedia Commons.
Sự thịnh vượng trong Thời kỳ Hoàng kim Hà Lan phần lớn gặt hái được từ ngoại thương và liên doanh thuộc địa. Các món hàng xa xỉ lạ mắt từ khắp nơi trên thế giới đổ dồn vào cảng Hà Lan: trái cây từ khắp Địa Trung Hải; thuốc lá từ Thế giới Mới; các loại gia vị và đá quý từ Ấn Độ; trà, lụa và sứ từ Trung Quốc và Nhật Bản; đường ăn từ các thuộc địa ở Brazil và Guyana; nô lệ từ châu Phi.
Hendrik Cornelisz Vroom, The Return to Amsterdam of the Second Expedition
to the East Indies, 1599, "Asia Amsterdam" at Rijksmuseum Amsterdam
Khi sự thịnh vượng của Hà Lan tăng lên, công chúng ngày càng trở nên hăng say hơn với những thú vui trong cuộc sống, bao gồm giáo dục, thương mại và hàng hóa vật chất. Những thay đổi này có ảnh hưởng lớn đến thị trường nghệ thuật và không phải ngẫu nhiên mà tranh tĩnh vật tồn tại như một thể loại độc lập ở châu Âu song song với sự ra đời sớm của thị trường chủ nghĩa tư bản và giới tiêu dùng đầu tiên trên thế giới.
Tất nhiên, công dân Hà Lan muốn ăn mừng và sống mãi với những cái bẫy sang trọng mới mẻ của họ. Do đó, từ đầu thế kỷ 17, các nghệ sĩ Hà Lan bắt đầu kết hợp những hàng nhập khẩu có giá trị cao này vào tranh của mình.
Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ, ontbijtjes đầy màu sắc (“những tác phẩm vẽ bữa ăn sáng”) - thể hiện các thành phần của một bữa ăn đơn giản - vô cùng được ưa chuộng.
Thật vậy, đây là những bức tranh đậm hương vị dân tộc. Bơ và bánh phô mai khổng lồ chiếm trọn bố cục các tác phẩm đã chứng minh bản sắc văn hóa trong chế độ nông nghiệp Hà Lan (sữa, gọi là “chất lỏng quý tộc”) đã trở thành một dấu ấn không thể thiếu của di sản Hà Lan mà bức tranh Milkmaid của Johannes Vermeer, 1657-58, gần như là một ví dụ điển hình cho hiện tượng này.
Clara Peeters, Still Life with Cheeses, Artichoke and Cherries,
ca. 1625 Los Angeles County Museum of Art
Một, hai thập kỷ sau, hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới bắt đầu được nhập khẩu với tần suất cao hơn. Một nhóm họa sĩ ở Haarlem, lãnh đạo Pieter Claesz và Willem Claesz Heda, thể loại banketjes (“những bức tranh vẽ bữa tiệc lớn”) được đưa vào dòng tranh tĩnh vật. Những bức tranh xa hoa này đã phản chiếu sự thịnh vượng ngày càng gia tăng của đất nước cùng với những chuyến du hành khám phá thế giới (và đô hộ thuộc địa).
Banquet Piece with Mince Pie của Heda năm 1635 lan truyền danh tiếng xa hơn nhiều so với trong cảnh ăn sáng của hoạ sỹ Peeter. Bảng màu ấm và trầm trong tranh minh họa theo phong cách “đơn sắc” quen thuộc của nghệ sĩ Hà Lan trong dòng tranh tĩnh vật và tranh phong cảnh giữa những năm 1620 và cuối những năm 1640. Các điểm nhấn như vàng, bạc và các hộp thiếc dân gian hiện đại tương phản bật lên trên nền tranh trung tính và khăn trải bàn trắng.
Willem Claesz Heda, Banquet Piece with Mince Pie, 1635
National Gallery of Art, Washington D.C
Theo Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia Washington ghi lại, trong những cạm bẫy giàu có và nuông chiều, các điềm báo quen thuộc của sự vô thường và cái chết - lẩn khuất trong thị giác, khi có rất nhiều sự không hợp lí trong tranh: kính hỏng và ly đổ; chiếc bánh bị ăn một nửa; ngọn nến đã tắt. Vỏ sò rỗng rải rác khắp bàn cũng thể hiện điều tương tự.
Ngày nay, hàu được xem như một loại thuốc kích dục mạnh mẽ, chúng được sắp xếp với những cuốn đồ ăn dở dang ở trung tâm bức tranh, những con hàu cho ta biết rằng có thể những người dự tiệc sau khi tận hưởng thú vui xác thịt, đã bỏ qua nghi thức cứu rỗi linh hồn, được biểu hiện bởi thức ăn tinh thần của cuộc sống. Trong cuốn tiểu luận năm 1990 của nhà sử gia nghệ thuật Norman Bryson, ông gọi một cảnh như vậy - đĩa xếp chồng lên nhau, khăn trải bàn bị nhăn, và kính vỡ - là “sự rối loạn trong tranh tĩnh vật”, đại diện cho trận chiến liên tục giữa đồi truỵ và lạc thú, đức hạnh và những điều cấm kị. Nhưng ý nghĩa của các biểu tượng ấy lại thường biến đổi khôn lường: Ví dụ, một tấm kính vỡ, cũng có thể biểu trưng cho sự giàu có. Đây là một thói quen kỳ quặc của các khách hàng trong quán rượu: Họ chơi trò ném ly qua đầu và trả thêm tiền cho thủy tinh vỡ (bất cứ ai không đủ khả năng chi trả thì phải chấp nhận uống bia trong cốc dơ).
Sau khi kết thúc Chiến tranh Tám mươi năm với Hapsburg - kiểm soát bởi Tây Ban Nha năm 1648, Hà Lan nổi lên như một lực lượng chính trị, kinh tế và văn hóa đầy quyền lực. Một trong những hệ quả của độc lập là sự thay đổi trong cán cân quyền lực.
Tầng lớp thương gia Hà Lan ngày càng tăng và có nhiều thu nhập hơn bao giờ hết, họ đã chọn cải thiện mức sống của mình bằng cách trang trí nội thất ngôi nhà với các bức tranh và hình ảnh chất lượng với giá cả phải chăng một cách thừa thãi và vô độ.
Trong sách Enchanting the Eye: Dutch Paintings of the Golden Age xuất bản năm 2004, Christopher Lloyd ước tính rằng giữa 1580 và 1800, khoảng 5.000 nghệ sĩ cho ra đời 9 - 10 triệu bức tranh.
Willem Kalf, Still...
"Asia Amsterdam" at Rijksmuseum Amsterdam
Johannes Vermeer, Girl Reading a Letter by an Open Window, ca. 1659.
Courtesy of the Staatliche Kunstsammlungen Dresden.
Khoản lợi nhuận này đến từ nhiều nơi trên khắp địa cầu, đồng nghĩa với niềm tự hào của đế quốc Hà Lan ngày càng mở rộng. Việc mở các kiện hàng đặc biệt tại quốc gia này dường như khiến các nền văn hóa khác nhau hội tụ, chúng được kết nối bởi tham vọng toàn cầu hóa của Hà Lan. Ví dụ, bát đường thời nhà Minh, tượng trưng cho giao thương trong văn hoá. Đường cũng hiện lên là một trong những bằng chứng man rợ nhất của đế chế Hà Lan: sự đối đãi thậm tệ đối với các nô lệ trên đồn điền ở Nam Mỹ.
Tranh tĩnh vật của Abraham van Beyeren Still Life with Lobster and Fruit (khoảng năm 1650) khác xa so với những bức tranh tương tự được vẽ trước đó trong thế kỷ này. Thay vì vải trắng, ở đây bàn được trải bằng tấm thảm Ba Tư.
Abraham van Beyeren, Still Life with Lobster and Fruit, early 1650s.
Courtesy of the Metropolitan Museum of Art.
Vào cuối những năm 1600, tranh tĩnh vật đạt đến đỉnh điểm của chủ nghĩa vật chất và văn hóa vô cảm. Trong tranh của Juriaen Van Streeck Still Life with Moor and Porcelain Vessels (khoảng năm 1670), một nô lệ châu Phi mặc trang phục lụa sọc và đầu đội mũ đỏ trên tay bưng một chiếc bát Trung Quốc chứa đầy chanh và cam phía sau một chiếc bàn bằng đá cẩm thạch trải rộng với một bữa tiệc hàu. Thật đáng kinh ngạc rằng, sự hiện diện của con người dường như không vi phạm vào nguyên tắc của tranh tĩnh vật. Điều này có vẻ kinh hoàng đối với khán giả đương đại, nhưng nô lệ vào thời bấy giờ chỉ đơn giản để biểu thị sự giàu có, như một vật thể giống tôm hùm hay đồ trang sức mà thôi.
Juriaen van Streeck, Still Life with Moor and Porcelain Vessels, ca. 1670-80.
Courtesy of the Sammlung Shack/Bayerische Staatsgemäldesammlungen
Nỗi xấu hổ của sự xa hoa trong những bức tranh này mang đến một câu hỏi trước mắt: Ai tiêu thụ cái gì, và với chi phí ra sao?Nếu chỉ chú ý vào những vật dụng đẹp đẽ trong các bức tranh tĩnh vật thời đại này, chúng ta sẽ có xu hướng bỏ qua quá khứ thuộc địa đẫm máu bên ngoài khung tranh, nhưng chúng mới chính là trung tâm để hiểu thấu những tác phẩm này.
Julie Berger Hochstrasser thiết lập hậu kỳ sân khấu cho một bài phê bình những tác phẩm này với cuốn sách năm 2007 Still Life and Trade in the Dutch Golden Age. Trên trang đầu tiên, cô có cách tiếp cận sáng tạo của mình bằng cách trích dẫn Karl Marx (người đã viết một chút về chủ nghĩa tư bản thị trường chớm nở ở Hà Lan): “Hàng hóa là gì? Là hình thức khách quan của lực lượng lao động xã hội chi tiêu trong sản xuất.” Các nhà phê bình chính thống, cũng như các tổ chức nghệ thuật, chỉ vừa mới bắt đầu nhận thức và suy nghĩ nghiêm túc về sự tồn tại của những bức tranh tĩnh vật này.
Vượt ra ngoài việc thẩm định các hiện tượng từ xa, tranh tĩnh vật thế kỷ 17 của Hà Lan đã mang đến viễn cảnh kỳ lạ vào thời đại của chúng ta, trong đó chủ nghĩa toàn cầu và văn hóa tiêu dùng dường như đạt đến đỉnh điểm một cách song song với nhau. Chi phí xã hội thực sự của các mặt hàng được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay là gì? Tại sao mọi người lại thích khoe chúng? Nikes, iPhone và quần áo thiết kế là được nhập khẩu từ nhiều vùng giống như Hà Lan đã từng giao dịch hàng trăm năm trước (và sử dụng lực lượng lao động một cách trái phép). Lần tới, mỗi khi kéo qua ảnh của một influencer (người có tầm ảnh hưởng) trên Instagram có hình chiếc vali nhồi nhét đầy những thứ xa xỉ, hãy nhớ rằng sự phức tạp đen tối có thể lẩn khuất đằng sau cả những vật dụng tầm thường nhất.
Nguồn: Artsy - Chilaxu -
>>> Cái động trong tranh tĩnh vật
>>> Cách vẽ tĩnh vật