Tranh Trường màu
Chủ tâm thoát khỏi tất cả mọi sự giả tạo, các họa sĩ tranh Trường màu đã cho thấy những tấm vải bố và màu vẽ của họ chính là những chủ thể của nghệ thuật. Không hề thể hiện tính chặt chẽ hay chiều sâu, các trường màu hay các mảng màu được tô thành từng dải, trông như không có điểm xuất phát cũng không có điểm kết thúc xác định, với mục đích khơi gợi những cảm xúc chủ quan mang tính cá nhân của người xem.
Được khởi xướng vào thập niên 1940, tranh Trường màu là một bước tiến của trường phái Biểu hiện Trừu tượng với đặc trưng là thể hiện các dải màu đậm.
Tranh Trường màu là một phong cách mang tính cá nhân cao, được bắt nguồn trực tiếp từ phương pháp tiếp cận phóng khoáng và phết màu của trường phái Biểu hiện Trừu tượng. Các họa sĩ tô đẫm lớp vải nền bởi một, hai hoặc ba màu sắc, khiến những mảng màu này tan quyện vào nhau, tạo nên những ranh giới mơ hồ và xóa nhòa đi sự tách biệt giữa các màu sắc. Sử dụng những phương thức quết màu mang tính cá nhân cao, hầu hết các họa sĩ tranh Trường màu đều tránh những yếu tố mang tính hình tượng và chỉ sáng tác những bức tranh trừu tượng với chủ ý khơi gợi những suy ngẫm, chiêm nghiệm và sự trầm tư. Cắt bỏ hết tất cả mọi chi tiết dư thừa, họ đã tạo nên những tác phẩm được đơn giản hóa thành các “trường” màu sắc sắc. Khác với tranh Hành động, phong cách này bắt đầu vào khoảng cuối thập niên 1940 với các nghệ sĩ Mark Rothko (1903-1970), Barnett Newman (1905-1970) và Clyfford Still (1904-1980), bản thân mỗi người trong số họ đều tìm kiếm một phương pháp độc đáo để thể hiện sự trừu tượng một cách hiện đại, song vẫn đầy rung cảm. Nhà phê bình nổi tiếng Clement Greenberg (1909-1994) đã ca ngợi phong trào này, khẳng định đây là một trào lưu độc đáo, đột phá và khác biệt hoàn toàn với tất cả các trào lưu nghệ thuật khác cũng như những ràng buộc thông thường trong nghệ thuật.
Họa sĩ Mark Rothko
Vô đề, Mark Rothko, 1949, sơn dầu trên vải, 206,7 x 168,6cm
Bức tranh “Onement VI” của danh họa Barnett Newman
>>> Ánh sáng và màu sắc trong hội họa thế kỷ 19