Họa phẩm “Cây đào ra hoa” (1889) của Vincent Van Gogh

cay dao ra hoa 1

Vào khoảng 1880, Van Gogh chuyển sang vẽ tranh sau khi xoay vần với nghề môi giới tranh, dạy học và giảng đạo. Năm năm đầu vẽ tranh ở quê nhà – tại Hà Lan, ông đi học một thời gian ngắn năm 1883 ở Hagne và ở Antrverp vào mùa đông năm 1885 đến 1886. Đầu tiên, Van Gogh chú tâm vào sự thực hành, nhưng ông còn thử nghiệm nhiều chất liệu khác như loại phấn đen litô bằng sáp và bút chì thợ mộc. Cả hai loại này đã giúp ông thể hiện sự đối chọi sáng – tối một cách mạnh mẽ trong hình họa và tạo được phong thái Hà Lan – Để sau này ông đưa vào các tác phẩm với cách dùng màu đối chọi. Ông chịu ảnh hưởng rất mạnh của các bậc thầy người Hà Lan và các họa sĩ hiện thực Hà Lan.

Tháng ba năm 1886, ông sang Pháp, lúc đó ông chưa hiểu biết mấy về trào lưu hội họa phức tạp tại đó sẽ tiếp nhận ông thật nồng nàn. Ông chỉ hỏi nhiều về các họa sĩ tiền bối Pháp như Delacroix, Millet và trường phái Barbizon chuyên vẽ phong cảnh ở Hà Lan, khi đến Anh và Pháp khoảng đầu đến giữa năm 1870. Đến Pháp, ông ở lại tới tháng hai năm 1888, và sống với người em là Theo ở khu Montmartre. Họ sống gần gũi nhau nhưng khá vất vả. Theo làm người môi giới tranh cho hãng Boussod và Valadon để giúp cho Vincent theo đuổi sự nghiệp vẽ. Thư từ trao đổi của họ là nguồn tài liệu quý giá để hiểu cuộc đời và tác phẩm của nghệ sĩ tài hoa này.

Mặc dù những tác phẩm đầu tiên của Van Gogh chưa lộ rõ ảnh hưởng qua chuyến đi Paris, sau đó ông gặp nhiều họa sĩ trong thế hệ mới. Có một thời, ông làm việc ở xưởng họa Frédéric Cormon (1845-1924) ở đó, ông gặp gỡ Toulonse Lautrec, Emile Bernard (1868-1941). Bernard với Gauguin là sáng lập viên trường nghệ sĩ, đặt trụ sở tại Pont Aven ở Brittany. Mùa thu năm 1886, Van Gogh gặp Gauguin và qua Theo, làm quen với Degas, Pissaro và hai thủ lĩnh Tân Ấn tượng là Signac và Seurat, Van Gogh làm việc ngoài một cách đều đặn ở vùng Asnière, cùng đi vẽ phong cảnh với Bernard và Signac, ông đã học được bảng màu trong sáng và đối chọi. Mặc dù ông chấp nhận bút pháp phân điểm của phái Ấn tượng và Tân Ấn tượng, nhưng đó chỉ là ảnh hưởng bề ngoài.

Thời gian cuối đời của ông tại Hà Lan, ông đã tạo được bảng màu sinh động hơn trên tác phẩm, do ảnh hưởng từ những sách ông đọc về kỹ thuật của Delacroix và từ các họa sĩ Hà Lan táo bạo như Frans Hals (1580–1666). Dấu ấn phức tạp của nghệ thuật hiện đại Pháp trở nên phai nhạt bên cạnh sự ái mộ của ông với các họa sĩ giỏi khai thác màu sắc như Delacroix, họa sĩ vùng Provencal như Adolphe Monticelli (1824-1886). Cũng như những họa sĩ đương thời, ông cũng bị tranh Nhật Bản thu hút mạnh và bắt đầu sưu tập từ cuối năm 1886, và còn tổ chức trưng bày ở quán cà phê Parisian, cà phê Tambourin vào tháng ba năm 1887. Nhưng trái với người đương thời, Van Gogh không thích tranh Nhật vẽ trong tiểu thuyết minh họa, mà chỉ khoái cách dùng màu táo bạo của họ trong cách thể hiện thiên nhiên.

Tháng hai năm 1888, không ưa cuộc sống hối hả ở Paris, ông xuống miền Nam nước Pháp để thu thập tranh Nhật. Ông ở lại Arles tỉnh Provence, năm sau, ông vẽ bức Cây đào ra hoa. Sau cuộc thử nghiệm ngắn với bút pháp Tượng trưng của Gauguin khi tới thăm ông ta giữa tháng mười và tháng mười hai năm 1888 – Van Gogh lại quay về với nghệ thuật hiện đại để tìm cách thể hiện con người trong thiên nhiên với ngôn ngữ của ông. Không như Gauguin, Van Gogh ghét vẽ theo tưởng tượng, mà ông ưa đề tài trong thiên nhiên theo hứng của mình. Cây đào là một trong sáu bản nghiên cứu về mùa xuân, vẽ trong năm 1889, có lần ông than với người em Theo rằng khó vẽ vì hoa chóng tàn. Thực ra trong tranh này ông vẽ hoa có nhiều điểm đã khô hẳn rồi, như thế chứng tỏ rằng Van Gogh đã vẽ qua trí nhớ lúc tháng Bảy năm 1889, sau khi đã dọn về Saint Resmy.

Cây đào được vẽ trên một khung vải rẻ tiền, mặt vải quét màu trắng ngà do họa sĩ tự căng lấy trên khuôn 65,5 x 81,5cm theo cỡ tiêu chuẩn vẽ chân dung số 25. Lớp sơn lót mỏng đã để lộ sớ vải ở cạnh những nét vẽ đậm, dày. Lớp sơn lót càng rõ khi ở phần trời, vẽ màu mỏng và trải rộng. Vì thế mà họa sĩ dùng màu trầm như trắng hòa với xanh lợt ở nửa phần trời bên trên và hồng xám ở nửa trời bên dưới. Các màu này làm tôn đường chân trời với màu sáng hơn như xanh lợt, có lẽ xanh cobalt hay xanh khoáng chất. Với kỹ thuật Ấn tượng, màu của Van Gogh đều luôn pha với trắng và trong mờ khi phủ lên tranh. Chỉ có màu nâu đỏ là được dùng nguyên để giữ độ trong khi vẽ thân cây đào.

Nét vẽ của Van Gogh diễn tả mạnh mẽ đã phản hồi dáng vẻ của nó trong chủ đề. Mặc dù phần sơn đắp dày để nhấn mạnh trong đề tài…

cay dao ra hoa 2

Từ trên xuống dưới, từ trái sang phải:

- Nét bút không tô đậm để gợi phần núi ở xa;

- Đường chân trời hẹp để tạo nét lùi lại của phong cảnh;

- Dáng người bé nhỏ phác mạnh bằng màu xanh phổ;

- Nét vẽ tỏa rộng mạnh vẽ cây cỏ;

- Nét màu chấm áng trên nền sơn lợt;

- Nét màu xổ tạo thành nhà cửa;

- Đây có lẽ là màu nâu đỏ;

- Nét xổ hóa thành hàng rào;

- Chấm xanh đậm trên màu đất khô.

cay dao ra hoa 3

Ở đây chủ yếu bàn về nét bút diễn tả của Van Gogh có sự trừu tượng trước chủ đề thiên nhiên, nhất là cách vẽ bầu trời và tiền cảnh. Ông dùng màu xanh, vàng lợt và chấm xanh vẽ sắc trời để vẽ xuống con đường ở tiền cảnh. Màu sắc được tôn thêm nhưng vẫn mang nét tự nhiên. Không gian như được thu hẹp rất thận trọng.

Trên nền tranh, ông lưu tâm kỹ đến không gian và cảnh xa gần qua việc rút gọn cánh đồng và biến đổi tỷ lệ đối tượng trong tranh – đã xác định và giữ gìn truyền thống vẽ phong cảnh của Hà Lan.

Màu trong tranh sáng long lanh đã giảm bớt ví dụ ở phần tiền cảnh. Hãy xem tác phẩm của ông ở Saint Resmy giữa khoảng tháng năm 1889 và tháng năm 1890. Hồi đó, do nhớ quê hương nên cách pha màu ông trong những tranh vẽ ở Arles có phần u tối hơn. Trong tháng năm 1890, Van Gogh trở về miền Bắc nhưng không phải về Hà Lan. Ông ở khu Auvers – sur – Oise, Đông Bắc Paris là căn cứ địa của phái Ấn tượng và chết ở đó vào tháng bảy năm 1890.

cay dao ra hoa 4

Van Gogh có tài thu gọn khoảng cách, chỉ cần biến đổi hình dạng và chất liệu trong nét vẽ. Vạch chân trời gợi ra cánh động rút lại bằng thay đổi màu xanh da trời, xanh lá cây và màu kem. Vẽ sơn ướt trên nét chấm đã khô.

cay dao ra hoa 5

Bảng màu của Van Gogh có thể gồm: (1) Trắng chì, (2) nâu sienna, (3) vàng nâu, (4) vàng chrome, (5) đỏ nâu, (7) xanh dương, (8) xanh phổ, (9) xanh cobalt, (10) xanh viridian, (11) đỏ pha nâu đất, (12) xanh ngọc, (13) xanh lá cây.

cay dao ra hoa 6

Lớp màu đục mỏng, xanh lợt trên khung hồng và xanh lợt ở chỗ khác để nó khô trước khi họa sĩ vẽ đường chân trời màu sáng hơn. Những nét sơn ướt trên nét vẽ sơn khô làm bầu trời sinh động tương đối không tự nhiên so với phần còn lại trên mặt tranh. Màu sơn dày và đầy sắc tố trắng ngay cả sắc sơn ở chỗ đã ngấm rồi.

cay dao ra hoa 7

cay dao ra hoa 8

cay dao ra hoa 9

Chi tiết bằng thật: khung vải sơn lót mỏng màu trắng nhờ, vẫn còn thấy lọt giữa những nét vẽ đắp dày. Dù bị tẩy xóa, sơn lót vẫn ánh lên để duy trì sắc sáng của màu bên trên. Màu đục hòa sắc trắng cũng có công dụng tương tự vì ánh sáng dội vào mắt. Màu phụ vẽ hoa đào cho thấy nó đã được sửa lại sau này. Năm đó, Van Gogh vẽ tất cả sáu bức họa xuân và hoàn tất vài bức vào cuối năm đó. Sau mùa hoa nở ngắn ngủi, màu đất rực rỡ hẳn lên, các màu xanh cobalt, xanh cobalt lá cây trên màu đất xỉn với màu hoa lợt lớp màu đục với nết bút lông lợn cứng thấy rõ trên vệt sơn. Vết bút chờm vẽ sơn ướt trên sơn ướt vẽ cỏ trong khi sơn ướt vẽ trên sơn khô ở hàng rào bằng vết lấm chấm để tạo nét dao động, nhưng màu xanh da trời và xanh lá cây dùng tương đối thuần chất.

>>> Tác phẩm "Te Reroia (1867) của họa sĩ Paul Gauguin

>>> Họa phẩm "Hai ngôi cung và Thánh Dominico, vòm (1300) của họa sĩ Duccio de Buoninsegna

>>> Họa phẩm "Thợ vá đường ở phố Berne" (1878) của họa sĩ Edouard - Manet

0976984729