Tại sao chỉ có 6 màu sắc chủ đạo: Đỏ, cam, vàng, lục, lam và tím?
Bởi vì màu sắc quang phổ có tính chất liên tiếp, tên màu sắc được xếp theo tính chất xã hội. Ví dụ, người Mỹ nhìn nhận "màu vàng" đứng kế màu xanh lam. Tuy nhiên, người Đức sử dụng từ "gelb", có nghĩa là "màu vàng" để xác định màu sắc trải từ vàng đến vàng cam.
Có rất nhiều màu sắc chủ đạo, mà chủ đạo ở đây hiểu theo phương diện quang phổ.
Màu sắc quang phổ cũng được xem là màu của cầu vồng, được cấu thành bởi những màu sắc chủ đạo trong phổ điện từ thay vì một tổ hợp màu. Những màu sắc quang phổ như đỏ và xanh lục là kết quả kết hợp các sóng ánh sáng của một tần số đơn. Những màu sắc không phổ như nâu và hồng là kết quả của sự phối hợp màu sắc quang phổ.
Tính chất tự nhiên của ánh sáng laser đơn là chỉ hấp thụ một tần số ánh sáng đơn (gần xấp xỉ). Điều này có nghĩa là ánh sáng laser đơn chỉ có thể tạo ra những màu sắc quang phổ (màu kép từ hệ thống ánh sáng laser có thể được tạo ra bằng cách phối hợp ánh sáng từ nhiều nguồn laser khác nhau, hoặc có thể chiếu ánh sáng quang phổ qua một chất liệu có thể chuyển nó thành hỗn hợp màu). Mặc dù chỉ tồn tài như phần phụ trên bảng màu, nhưng màu sắc quang phổ thật sự rất đa dạng về sắc độ, sắc giai, sắc thái. Điều này sẽ trở thành hiển nhiên khi bạn quan sát quang phổ qua lăng kính, lúc đó quang phổ sẽ được rải đều ra thành 1 dãy màu huyền ảo.
Public Domain Image, nguồn ảnh: Christopher S. Baird
Lưới nhiễu xạ có thể phân tách ánh sáng trắng thành những màu quang phổ cơ bản. Vì quang phổ có tính chất liên tiếp, chúng ta sẽ thấy vô số các màu quang phổ cơ bản.
Bạn cần lưu ý rằng cầu vồng trong tự nhiên không phải là một dạng các màu sắc quang phổ thuần túy. Mặc dù cũng gần giống với quang phổ thuần túy nhưng thực chất không phải dù có trông từa tựa nhau đi nữa. Chúng ta có thể phân tách màu quang phổ bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua lăng kính hoặc lưới nhiễu xạ.
Một dãy quang phổ không chứa 6 dãy màu mà là tổng hợp các màu sắc. Đỏ và cam là màu quang phổ nhưng màu sắc ở giữa chúng cũng được xếp vào loại tương tự. Bạn không cần phải kết hợp hai màu đỏ và cam để tạo ra điều này. Nó tự sẵn có trong tự nhiên như là một màu sắc chủ đạo với tần số riêng. Điều tương tự cũng xảy ra với tất cả các màu sắc ở giữa dãy quang phổ khác tên gọi.
Ánh sáng trắng được tách ra thành nhiều quang phổ
liên tục khác nhau qua lăng kính.
Bởi vì màu sắc quang phổ có tính chất liên tiếp, tên màu sắc được xếp theo tính chất xã hội. Ví dụ, người Mỹ nhìn nhận “màu vàng” đứng kế màu xanh lam. Tuy nhiên, người Đức sử dụng từ “gelb”, có nghĩa là “màu vàng” để xác định màu sắc trải từ vàng đến vàng cam. Nếu một chiếc xe tải màu vàng cam đi ngang, người Mỹ sẽ gọi là màu cam và người Đức lại xem là màu vàng. Vậy thì ai đúng? Cả hai đều đúng vì họ chỉ gọi tên nó khác nhau mà thôi.
Điều khả quan ở đây là các tần số cơ bản (màu sắc) là quang phổ liên tiếp nhau và không hề rời rạc. Nếu thật sự như vậy thì chúng ta đã không có các trạm phát sóng radio khác nhau. Mỗi trạm radio phát ra một tần số khác nhau để tránh bị nhiễu với các sóng khác. Nếu chỉ có 6 màu sắc trong quang phổ thì chúng ta sẽ bị kẹt trong 6 trạm phát radio. Nguyên lý này cũng cho phép những điện thoại ở chung phòng có thể giao tiếp với nhau mà không làm thiết bị khác bị nhiễu.
Mỗi màu sắc quang phổ đều có tần số riêng biệt.
Tác giả: Dr. Christopher S. Baird
Người dịch: Đáo
Nguồn: Wtamu
>>> Màu rực và hiệu quả trong tranh
>>> Ánh sáng và màu sắc trong hội họa thế kỷ 19