Nguyên lý hàng lối, cân đối, tự do
trong cơ sở tạo hình
Các lĩnh vực cơ bản thường thấy trong bố cục, đó là các nguyên lý hàng lối, cân đối, tự do.
Cách sắp xếp theo “hàng lối” là nguyên lý có “kết cấu mở”.
- Hàng lối là việc sắp xếp các hình thể có hình dạng giống nhau, theo khoảng cách bằng nhau – được mở ra (phát triển) theo trục tung và trục hoành của mặt phẳng. Vấn đề ở đây là phải xác định được tỷ lệ thích hợp của hình so với không gian của nền nhằm tạo ra một tương quan có nhịp điệu hợp lý.
- “Kết cấu tự do” là nguyên lý đối lập so với “hàng lối” và cũng không nên khuôn cứng nguyên lý bố cục này như một công cụ sử dụng cho hội họa, mà cần coi nó như sự tổng hợp các khả năng của phép tạo hình được sử dụng cho một trật tự thị giác nhạy cảm.
Ở giữa hai nguyên lý trên có một “kết cấu trung gian” ta gọi là nguyên lý của đối xứng hoặc cân đối. Khác với sự sắp xếp theo hàng lối, nguyên lý cân đối có nhiều hạn chế, nó không có khả năng bố cục được linh hoạt như cấu trúc tự do; nó chỉ có thể lặp đi lặp lại theo một hoặc nhiều trục đối xứng (đối xứng theo trục, đối xứng theo tâm) trong một không gian nhất định.
Tuy nhiên người sáng tác có thể kết hợp cả 3 nguyên lý trên để xây dựng một bố cục, còn nhấn mạnh cấu trúc này, giảm nhẹ cấu trúc kia là tùy thuộc vào mục đích của mỗi bố cục.
So với nguyên lý “tự do” thì nguyên lý “hàng lối” do sự lặp đi lặp lại các hình thể giống nhau và các khoảng cách bằng nhau mà nó có tính tổ chức cao hơn, nhưng do sự đồng điệu và những điệp khúc giống nhau mà ở một tỷ lệ nào đó sẽ trở nên nhàm chán hơn.
“Đối xứng”, “cân đối”… đứng ở vị trí trung lập. Vì vậy người ta thường cho học sinh làm các bài tập theo nguyên lý này trước khi chuyển sang các bài tập về cấu trúc tự do, đôi khi chỉ thay đổi gia giảm một số chi tiết nhỏ từ bố cục “đăng đối”, ta có thể biến thành một bố cục có cấu trúc tự do.
Ngược lại cấu trúc “hàng lối” tuy là một nguyên lý mở nhưng lại là một lĩnh vực tạo hình độc lập, ít có sự liên hệ với hai hình thái cấu trúc trên.
Nhóm a: Nguyên lý hàng lối
Nhóm b: Kết cấu tự do
Nhóm c: Sắp xếp theo đối xứng tâm
Nhóm d: Sắp xếp theo nguyên lý đối xứng lệch
Bố cục kết hợp các nhóm a + b + c
Nhóm c: Sắp xếp theo nguyên lý đăng đối
>>> Hình định hướng trong nguyên lý thị giác
>>> Phân tích hình học trong thiết kế tạo hình