Tỷ lệ chung cơ thể người trong vẽ truyện tranh
Hiểu về tỷ lệ chung của cơ thể người, ta sẽ có thể từ đó vẽ chính xác cơ thể nhân vật.
* Khái niệm “tỷ lệ đầu”
Thực tế đã chứng minh, tầm vóc con người có thể rất khác nhau nhưng tỷ lệ đầu thì luôn không đổi. Bởi vậy, “đầu” chính là đơn vị đo quy chuẩn trong việc vẽ người.
Tuy nhiên, trong truyện tranh, khó có thể đặt ra một tỷ lệ chung cho mọi phong cách. Ví dụ một nhân vật vẽ theo phong cách Cartoon chỉ có chiều cao 5 đầu nhưng nếu quy đổi ra chiều cao thực tế nhân vật đó chưa chắc đã thấp hơn một nhân vật vẽ theo phong cách tả thực có chiều cao 7,5 đầu. Như vậy, mỗi phong cách lại có một tỷ lệ đầu khác nhau.
Tỷ lệ người trong một số phong cách truyện tranh
“ Tỷ lệ chuẩn” là tỷ lệ thường bắt gặp ở những nhân vật “đẹp”, “chuẩn” trong các tác phẩm. Nhờ những nhân vật đó ta biết trong thế giới câu chuyện diễn ra tiêu chuẩn đẹp xấu là gì. Tỷ lệ này thay đổi không giới hạn tùy thuộc vào câu chuyện và phong cách họa sĩ chọn lựa.
“Thủ pháp hoàn mỹ hóa nhân vật” không chỉ ở chân dung mà còn ở cơ thể. Trong phong cách Manga, ta dễ dàng bắt gặp thủ pháp này nhất, tức là nâng chiều cao của nhân vật vượt trội hơn chiều cao trung bình của người trong thực tế.
Chibi có lẽ là phong cách duy nhất thu ngắn tỷ lệ cơ thể so với thực tế thay vì kéo dài.
* Tỷ lệ của cơ thể người (nam):
* Tỷ lệ của cơ thể người (nữ):
Sự khác biệt tỷ lệ giữa nhân vật nam và nhân vật nữ:
* Sự khác biệt trên tỷ lệ dọc:
Thông thường nhân vật nam sẽ cao hơn nhân vật nữ,
dẫn đến sự khác biệt về những đoạn tỷ lệ nhỏ hơn.
* Sự khác biệt trên tỷ lệ ngang:
Nhiều người cho rằng, đầu của nhân vật nữ to hơn của nhân vật nam. Điều này hoàn toàn sai lầm, bởi như đã nói, đầu là tỷ lệ chuẩn không đổi. Tuy nhiên, nhân vật nữ mang những đặc điểm tự nhiên của nữ giới thông thường, cơ thể nhỏ bé và rất khác biệt với nam giới (dù có là một nhân vật nam mảnh khảnh). Cụ thể: vai nhỏ, eo nhỏ, hông nở (lớn hơn hoặc bằng vai).
Chú ý:
- Khi tạo hình nhân vật nữ, có thể liên tưởng đến dạng hình chữ S.
- Khi tạo hình nhân vật nam, có thể liên tưởng đến một tam giác ngược hoặc tứ giác có đáy lớn ở trên.
* Lợi dụng khác biệt để tạo ra khác biệt:
Tính cường điệu: Là một trong những thủ pháp thường thấy để tạo hình những nhân vật đặc biệt.
Tính tương phản: Sẽ thế nào nếu một nhân vật nam mang các đặc điểm cơ thể của nữ và ngược lại? Đó là những cách kết hợp hết sức sáng tạo, thú vị, đặc biệt chỉ có trong truyện tranh.
Những tỷ lệ cơ thể đặc biệt:
Trong truyện tranh, ngoài xu hướng hoàn mỹ hóa các nhân vật theo tỷ lệ chuẩn, cũng không thể bỏ qua những kiểu nhân vật mang tỷ lệ cơ thể khác chuẩn, ví dụ:
- Người già (xương ống bị còng xuống, lưng không thẳng, đầu vươn ra trước…).
- Trẻ em (tầm vóc nhỏ nhắn, linh hoạt, khỏe mạnh, độ dài tay và chân có thể chưa được hoàn mỹ như người trưởng thành).
Một họa sĩ không nên chỉ nghiên cứu tỷ lệ cơ thể trong trạng thái tĩnh mà còn cần lưu ý đến sự biến đổi của những tỷ lệ đó trong các hoạt động của nhân vật.
>>> Hình khối trong vẽ truyện tranh
>>> Chân dung trong vẽ truyện tranh
>>> Ngũ quan và tạo hình trong vẽ truyện tranh