Họa phẩm Ga Saint-Lazarre (1877) của Claude Monet
Nhà ga là chủ đề nói lên một sinh hoạt điển hình cho thời đại máy móc và tốc độ. Ngay từ 1861, phê bình gia Champfleury đã từng gợi ý đó cho Courber. Năm 1874 Monet triển lãm bức “Nhà Ga” với hai mẹ con ngồi chờ tàu ở tiền cảnh – nhưng chính nhà ga thì bị khói tàu mù mịt che khuất hẳn đi. Năm 1876, Caillebotte chọn cây cầu băng ngang phía trên ga St. Lazarre vẽ đề tài “Pont de L’Europe” – cầu Âu châu. Như vậy, nhà ga vẫn chỉ là phụ so với cây cầu nổi bật thành trọng điểm cùng với nhân vật dạo chơi quanh cầu.
Vẽ cảnh nhà ga St. Lazarre, Monet không vẽ người qua kẻ lại hoặc công nhân trong quang cảnh ở đó nhưng ông vẽ chính cái nơi đậu những con tàu hiện đại, một cảnh công nghiệp đầy khói hơi nước và ánh sáng trời từ ngoài rọi vào. Những thanh sắt có vẻ mảnh mai làm đà đỡ mái nhà ga cao rộng minh họa cho trình độ kiến trúc khá cao và mới mẻ thời đó. Mọi yếu tố kiến trúc trong đó đều có vẻ thanh tú khác hẳn dạng thiết kế nặng nề thưở xưa.
Monet bắt đầu một chuỗi sáng tác quanh chủ đề trên từ năm 1877 khi ông dọn đến đường Edinbourg ngay gần nhà ga. Manet cũng ở kế bên, cách ga St. Lazarre khoảng 2 phút đi bộ. Bức họa cho thấy Monet nhìn ra hướng nam xuyên vào từ sau lưng ông, bao trùm cả những cao ốc hiện đại quanh cầu.
Cùng một đề tài nhà ga như tranh Manet và Caillebotte, nhưng ông chỉ chú trọng vào chính những con tàu trong ga và cả nhà ga. Chủ đề của ông là biểu hiện một môi trường sinh hoạt hiện đại, con tàu chạy bằng hơi nước phun khói như vòi ấm nước đun sôi.
Khung vải khổ N: 40 vuông vắn rất phù hợp chủ đề.
Monet dựng giá vẽ dưới mái ga, đúng vào chỗ có thể tạo một bố cục cân đối, lấy thanh sắt giữa nóc mái thả xuống làm trục chính. Con tàu được đặt lệch sang bên trái của trục trung tâm, tránh sự cân đối quá mức. Sự tương phản ánh sáng được tạo bằng màu xanh lạnh ở khói tàu đối nghịch với màu cam nắng ấm từ ngoài trời rọi vào trong ga. Nhưng độ ấm của ánh mặt trời chiếu qua cửa sổ mái tạo dải nắng vàng ở đường sắt tiền cảnh lẫn những vệt xanh dương trong bóng tối bên trái, bên phải và cả phần tối dưới mái ga.
Bảng màu của Monet:
1. Trắng chì.
2. Vàng chrome
3. Đỏ vermillion
4. Đỏ cánh sen
5. Xanh cobalt
6. Có lẽ xanh đại dương
7. Tím Cobalt
8. Xanh lá viridian
9. Có lẽ ông dùng cả đen
Từ trái qua phải, từ dưới lên trên:
- Có lẽ thêm đen ở ống khói.
- Kiến trúc hiện đại của Haussman.
- Vàng chrome pha trắng rực lên.
- Đường cong thêm vào sau.
- Thanh sắt dọc từ giữa trái tạo quân bình toàn thể.
- Khói xám lạnh pha bằng xanh cobalt trắng.
- Nắng ấm buổi chiều đổ vào tường, pha bằng trắng + vàng chrome.
- Màu có pha xanh lá viridian.
Cách nửa trong, nửa ngoài như thế thật là lý tưởng cho họa sĩ cơ hội phân tích tác dụng tranh tối/tranh sáng để tìm cách biểu hiện bầu khí lung linh thi vị bằng bảng màu tương phản từ xanh dương tới da cam. Tác dụng ánh sáng trong bầu không khi ẩm ướt hoặc do nước bốc hơi, hoặc sương màu… đều khiến Monet say mê quan sát và tìm cách biểu hiện thành màu sắc lung linh như sắc cầu vồng trên khung vải.
Monet làm việc đều đặn và vẽ khá nhanh, tạo một loạt bảy bức kịp thời trưng bày trong cuộc triển lãm Ấn tượng lần thứ ba. Bức này được Gustave Caillebotte mua làm sưu tập riêng, sau này đem tặng cả bộ sưu tập cho bảo tàng viện Louvre.
Màu khô đắp không đều tạo mặt sơn nhấp nhô, phản chiếu ánh sáng tản mạn tạo ảo giác ánh sáng lấp lánh. Màu thường được dùng từng cặp tương phản nóng – lạnh như màu tối dưới mái với màu khói tàu bốc lên bốc lên cuồn cuộn. Nét cọ cũng pha màu giản dị mà có hiệu quả cao – thí dụ, Monet chỉ cần chút xanh dương hòa với trắng là đủ để đặt mảng màu nảy lên ánh sáng.
Chi tiết cỡ thật.
Đen pha với xanh đậm dùng để vẽ đầu tàu. Ta nhận thấy nhiều lớp sơn phết lên nhau, thường để lộ lớp dưới, tạo ra tác dụng ánh sáng màu chập chờn và hình thể nhạt nhòa không rõ góc cạnh. Chỗ trắng trên tường đá bắt bụi, đã xỉn màu vì vecni cũ đọng giữa những vệt sơn đắp dày quá.
>>> Họa phẩm "Cửa sổ" của Pierre Bonnard
>>> Họa phẩm "Tĩnh vật với ghế mây (1912)" của Pablo Picasso