Vẽ phong cảnh

Hãy đem theo dụng cụ vẽ và khám phá thiên nhiên. Xưởng vẽ của chúng ta sẽ trải dài vô tận với: cây cối, đất đai, sông ngòi, bầu trời, núi, biển. Hãy quan sát và so sánh: một cây sồi không giống một cây bạch dương, thân và cành cây có hình dạng khác nhau, vòm lá bề ngoài có vẻ tương tự nhưng cũng có biết bao điều khác biệt. Tùy theo vùng mà nhà cửa mỗi nơi mỗi khác. Nước thay đổi tùy thuộc vào ánh sáng ban ngày; bầu trời cũng tùy thời tiết mà biến động: trong xanh, có mây hay âm u. Vẽ phong cảnh luôn bắt đầu từ việc phối cảnh và người quan sát mặc sức nghiên cứu tất cả những khía cạnh có khả năng.

* Tỷ lệ:

Sau những bức ký họa, người học vẽ phải chú ý đến các tỷ lệ. Hình thể của mỗi vật phải tương xứng với khung cảnh. Ở phần thứ nhất là: đá, bụi rậm, cây… Phần thứ hai là nền phong cảnh.

* Bóng tối và ánh sáng:

Sự tương phản giữa hai màu đen và trắng, giữa bóng tối và ánh sáng. Ánh sáng tạo ra bóng tối: ánh sáng càng mạnh, bóng tối càng sẫm; ánh sáng dịu, bóng tối cũng dịu đi. Những dòng sông, suối nói chung mang đến cho tranh phong cảnh sự sống động.

* Dụng cụ vẽ:

Bút mực, bút chì, cọ, màu nước rất hữu dụng trong tranh ký họa bình dị. Bút mực dùng cho tranh minh họa, màu nước làm cho tranh trở nên truyền cảm hơn. Đôi khi các dụng cụ trên đồng thời được sử dụng.

* Họa phẩm của các bậc thầy

Những họa phẩm của các bậc thầy: Breughel, Poussin, Claude, Lorrain, Watteau, Fragonard, Rembrandt. Họ đã ký họa những bản vẽ theo trí nhớ từ những mẫu thật, sau đó khi ở xưởng vẽ, họ sáng tác tranh bằng cách tái tạo lại chúng.

Vào thế kỷ 19, những họa sĩ như Corot, Roussean, Daubigny đã vẽ tranh theo mâu thật ở ngoài trời, tất cả được thực hiện bằng cách chuẩn bị sẵn những phác họa và các mẫu sơ khởi.

Những họa sĩ thuộc trường phái ấn tượng như Pissarro, Sisley, Monet, Renoir đã tìm kiếm cách thức mới như đem ánh sáng vào tranh, diễn tả với màu sắc và cường độ nhiều hơn. Vì thế tranh của Monet có cái vẻ mờ ảo, trên đó vật thể không còn rõ nét nữa. Đó chính là đặc trưng của chủ nghĩa ấn tượng. Những họa sĩ kế cận phản ứng lại trường phái này. Van Gogh dùng màu nguyên, chất liệu thô, Gauguin dùng những mảng màu rộng đã được tách ra làm cho tranh phong cảnh truyền cảm hơn. Cuối cùng, những họa sĩ hiện đại thể hiện tranh phong cảnh với bút pháp tự do thoải mái hơn nhiều.

Người họa sĩ phải nghiên cứu cảm xúc mà thiên nhiên gợi cho họ về hình dáng và màu sắc. Đề tài từ thiên nhiên rất đa dạng, phong phú nên người học vẽ phải chọn lựa, loại bỏ bớt. Chính trong khi luyện thị giác để giữ lại trong võng mạc những chi tiết đôi khi chỉ thoáng qua mà họa sĩ lại có thể tạo cho tranh của mình những sắc độ như ý.

* Vẽ phong cảnh giản lược

tranh phong canh 1

Trên ảnh là vài bức ký họa về phong cảnh.

Dáng dấp của những phần tạo nên tranh có dạng hình học (mái ngói, tháp, chuông, cầu) hoặc có dạng tự do hơn (cây cối, đồi núi, đường sá).

Hãy quan sát xem tổng thể bức tranh được đặt trong một dạng hình học như thế nào.

Hãy giản lược phong cảnh chỉ với vài nét bằng cách hình học hóa những hình dáng theo mẫu thật hay một tài liệu có sẵn.

* Ký họa:

tranh phong canh 2

Chung quanh chúng ta có vô số đề tài, một khung giấy đủ giúp chúng ta thực hiện những tác phẩm. Trước hết hãy phác một đường chân trời, sau đó là phối cảnh của cây cối.

Một điểm nhìn giống nhau có thể chứa đựng nhiều bố cục sáng tác, hãy chọn lấy một khung cảnh. Trước hết hãy định vị các vật thể lớn, sau đó là những yếu tố như: cây cối, nhà cửa, bầu trời…

Hãy phác họa trước bằng bút chì, bút mực hay cọ.

tranh phong canh 3

Sáu bức minh họa cho thấy chỉ với những đường nét cơ bản người ta có thể tạo được một bức phác họa về: dòng sông, mái ngói, những cây thông, cầu, cối xay gió. Chỉ cần quan sát thiên nhiên bạn sẽ khám phá ra vô số đề tài. Hãy tái hiện trong sổ ký họa những gì xuất hiện trước mắt bạn.

* Những mẫu họa:

tranh phong canh 4

Sau khi ký họa, bạn hãy nghiên cứu các chi tiết: bóng tối và ánh sáng, màu sắc của bầu trời và cây cối cũng như bố cục bức tranh. Như vậy bức tranh mới trở nên rõ ràng và có bố cục chặt chẽ hơn.

Những mẫu họa trên đòi hỏi một kiến thức sâu sắc về thiên nhiên.

* Tập vẽ cây cối:

tranh phong canh 5

Cây cối là một trong những yếu tố chính của phong cảnh. Cần hiểu rõ cấu tạo của cây cối: thân, cành, lá…

Trong những hình vẽ trên ta thấy hình dáng của cây cối có thể được ký họa trong những hình tròn, hình tam giác. Mỗi cây lại có một đặc tính riêng: cây bạch dương khác với cây sồi, cây táo khác với cây dẻ; có cây rậm lá lại có cây trụi lá.

Mỗi cây có một ý nghĩa tượng trưng: cây thông tượng trưng cho mùa đông và giá rét; cây cọ tượng trưng cho xứ nóng và mặt trời.

tranh phong canh 6

Đây là các bước để vẽ một cái cây:

1. Phác họa hình dáng cây đơn giản với: phần bên ngoài của cây và cành.

2. Đơn giản hóa hình dạng của lá.

3. Tạo những mảng bóng.

4. Hoàn tất việc thể hiện giá trị của tranh (qua bóng và ánh sáng).

Hãy tìm hiểu đặc tính của từng loại cây để vẽ cho chính xác.

* Bố cục tranh phong cảnh:

tranh phong canh 7

Khi vẽ tranh phong cảnh cần: xác định vị trí của cành cây, đường chân trời, những chấm phá của những giá trị ban đầu, tô đậm thân cây, tô màu lá nhạt hơn rồi mới hoàn thiện bức tranh.

Bức minh họa cuối trang cho thấy một chủ đề khác được thực hiện theo cùng một nguyên tắc như thế: hiệu quả của phản quang, vòm lá sáng được nắng rọi, những vòm lá với cấu trúc chắc chắn. Hãy ứng dụng tốt hơn những quy luật về bố cục để cân bằng những yếu tố trong tranh phong cảnh.

* Vẽ mặt đất:

tranh phong canh 8

Mỗi vùng có một địa hình riêng như: đồng bằng, đồi núi, ao hồ…

Những bức ký họa nhỏ phía trên cho thấy việc phác thảo đơn giản địa hình bằng những đường nét đơn giản như thế nào.

Sau khi phác họa bố cục, thể hiện những chi tiết: đá, mặt nước, đường mòn…

Hoàn tất bức tranh bằng cách bổ sung những chi tiết ở cận cảnh và viễn cảnh.

* Vẽ mặt nước – ánh phản chiếu:

tranh phong canh 9

Nước tạo cho phong cảnh sự lung linh: phản chiếu cây cối, bầu trời và chuyển động của những đám mây.

Mặt nước chẳng bao giờ yên ả: nó có thể xao động bởi gió (mặt nước gợn sóng nhẹ) hay cuồn cuộn (như thác), hay có thể đục ngầu (như ao tù).

Phong cảnh soi bóng trên dòng sông tĩnh lặng, ta cũng có thể thấy ở đó cả bầu trời và những đám mây.

Tất cả những điều này tạo cho tác phẩm sự sống động và đa sắc.

* Vẽ bầu trời:

tranh phong canh 10

Bầu trời tạo cho phong cảnh một bầu không khí riêng, tùy theo nó trong sáng hay nặng nề u ám. Mây tạo cho bầu trời vẻ sinh động và phối cảnh rộng.

Hãy quan sát mây ở dạng phahnr quang hay trong cơn giông, khi bức tranh có những điểm nhấn.

* Vẽ biển:

tranh phong canh 11

Thoạt đầu sự vô tận và phức tạp của biển áp đảo chúng ta nhưng sự chuyển động, yên lặng hay những ánh phản chiếu của biển, bọt sóng và những cuộn nước trong giông bão, đều có dáng vẽ riêng khiến ta chú ý đến.

Hãy lưu ý những con sóng được vẽ theo luật phối cảnh.

Quan sát sự chuyển động của sóng khi vỗ vào bờ đá, hay sóng sau cơn bão, cũng như những vùng sáng và bóng tối hay sự phản chiếu của mặt trăng.

* Vẽ tàu thuyền:

tranh phong canh 12

Tàu thuyền là phần phụ cho biển, chính tàu thuyền đã làm cho biển đẹp và có hồn hơn.

Mỗi con tàu lại có hình dáng riêng: buồm, thân tàu, mũi tàu… Từ thuyền đánh cá đến tàu lớn đều rất đa dạng, phong phú, cung cấp cho ta nhiều kiểu mẫu để vẽ.

Trên đây là một vài minh họa để bạn tham khảo.

* Vẽ đô thị:

tranh phong canh 13

Vẽ đô thị đòi hỏi một sự luyện tập công phu.

Nhà cửa, đường phố, cầu và người tạo nên đặc trưng của đô thị. Hãy quan sát một thị trấn yên tĩnh rồi so sánh nó với một thành phố đông đúc náo nhiệt.

Hãy làm theo cách sau đây:

1. Vẽ phối cảnh chính theo đường chân trời.

2. Vẽ những lớp cảnh lớn.

3. Hoàn tất bức tranh với những điểm nhấn chính.

* Bố cục tranh phong cảnh:

tranh phong canh 14

Chúng ta đã nói về luật cân bằng, thống nhất và phân bố bóng tối và ánh sáng trong phần bố cục tranh.

Những hình ảnh trên cho thấy cảm xúc tạo nên bởi đường nét và những chấm phá: sự tĩnh lặng, những chuyển động…

Bố cục phải đi theo cảm xúc mà người vẽ muốn thể hiện lên tranh: không khí vui nhộn hay buồn thảm…

* Tranh phong cảnh dùng để trang trí:

tranh phong canh 15

Tranh phong cảnh thường được dùng trong trang trí như trong các biển quảng cáo, trên những chương sách dùng để minh họa. Những nguyên tắc về sự cân bằng, tĩnh lặng, hay kỹ thuật đồ họa là cơ sở và nguồn sáng tạo của loại tranh này.

Những bức tranh phía trên trình bày hai biển quảng cáo, một tấm có bề rộng và tấm kia dựng theo chiều cao. Trong 3 tác phẩm tiếp theo, nhịp độ của đường nét ngự trị. Ở những bức tranh cuối ta thấy được vẻ đẹp của sự trang trí.

* Vẽ tranh phong cảnh theo mùa:

tranh phong canh 16

Thiên nhiên là cuốn sách lớn trên đó ta luôn tìm thấy những điều thú vị để khám phá. Mỗi mùa, mỗi thời khắc lại có những chủ đề mới: hiệu ứng của mưa hay nắng (trong tranh Van Gogh), hiệu ứng của sương mù, mưa bão hay tuyết không bao giờ thiếu trong tranh vẽ. Hãy vẽ phong cảnh dưới ánh nắng mặt trời, dưới mưa hoặc dưới tuyết.

* Những họa phẩm nổi tiếng:

tranh phong canh 17

Trên đây là những bức tranh phong cảnh hết sức sinh động thể hiện xúc cảm và bút pháp tài ba của các bậc thầy như Rembrandt, Durer, Hobbema…

tranh phong canh 18

Trên đây là những tác phẩm nổi tiếng khác: một bờ sông Seine sinh động của Signac, một cảnh trí hài hòa của Claude Lorrain, một bức tranh màu nước với những nét bút nhẹ nhàng của họa sĩ Nhật Bản Hsia Kuei, một tác phẩm đầy ấn tượng của Van Gogh (các thân cây trơ trụi lá, ngả nghiêng trước gió).

>>> Màu sắc trong tranh

>>> Bóng tối và ánh sáng trong tranh

>>> Bố cục của bức tranh

0976984729