Bóng tối và ánh sáng trong tranh
Chúng ta đã đề cập nhiều đến hình khối và việc sử dụng bóng, ánh sáng để làm nổi bật vật thể. Chúng ta sẽ tìm hiểu để thấy sự thay đổi do bóng và ánh sáng tạo ra cho các vật thể như thế nào.
Với ánh sáng và bóng tối, chúng ta sẽ bước vào một thế giới kỳ ảo và luôn thay đổi. Bóng tối và ánh sáng làm cho vật thể biến dạng và tạo cho chúng những nét kỳ diệu, dù trong thực tế những vật thể ấy rất đơn giản, tầm thường. Di chuyển một luồng sáng trước một vật hay một khuôn mặt có thể thấy ngay những thay đổi diệu kỳ. Chiếu sáng một khuôn mặt sẽ không thấy điểm nổi bật nào cả, ngược lại nếu chúng ta chiếu sáng từ một phía thì hình thể và đường nết sẽ nổ rõ ngay.
Hãy quan sát xem luồng sáng từ đâu đến. Chúng ta có thể phân biệt hai nguồn ánh sáng: nguồn sáng tự nhiên (mặt trời, mặt trăng) và nguồn sáng nhân tạo (đèn, điện). Hãy tìm hiểu ánh sáng phân tán: ánh sáng này sẽ tạo nên bóng cố hữu (có sẵn) và xạ ảnh (ảnh phản xạ). Hãy chiếu ánh sáng vào một người ta sẽ có: phía được chiếu sáng và phía nằm trong bóng tối. Phía được chiếu sáng sẽ tạo nên bóng cố hữu, còn bóng một người in lên tường là ảnh phản xạ của anh ta.
* Ánh phản chiếu:
Nếu chúng ta đặt một vật trước một bức tường trắng, chúng ta sẽ thấy rõ những chi tiết trong phần bóng cố hữu lẽ ra phải tối sẫm. Quả nhiên, bức tường trắng đã phản chiếu ánh sáng lên phía sau vật thể, chúng ta sẽ tìm hiểu thuật chiếu sáng phức tạp bằng cách chiều 1, 2 hay 3 chùm tia sáng vào vật thể. Tương tự như thế chúng ta sẽ quan sát ánh sáng trên các mặt phẳng bóng loáng, trong suốt bằng thủy tinh, gốm hay đá hoa cương và xem cách ánh sáng chiếu vào vật thể đó.
* Học tập những bậc thầy:
Người học vẽ nên học hỏi thêm ở những danh họa, họ đã xem ánh sáng là nhân tố chính của những bức vẽ: Rembrandt là bậc thầy về cách tạo bóng; ông đã tạo ra từ bóng những bức tranh thơ mộng. Leonard de Vinci đã tạo nên những tác phẩm đặc sắc qua nghệ thuật vẽ tranh nửa sáng nửa tối, thuật làm mờ Sfumato, hay thuật làm phai nhạt màu. Bóng tối và ánh sáng làm cho khuôn mặt của nhân vật trở nên dịu dàng giống như họ đang chìm đắm trong bầu không khí huyền ảo.
George de la Tour, Daumier cũng khai thác triệt để để thủ pháp này. Tất cả những bậc thầy đó đều nghiên cứu quy luật của ánh sáng và bóng tối trong hội họa và sử dụng trong các tác phẩm của mình.
* Điểm sáng:
Hình vẽ thứ nhất cho thấy mặt trời ở những góc độ khác nhau, tùy theo vị trí như từ mặt đất.
Hình vẽ thứ hai cũng là mặt trời chiếu sáng những hình thể có dạng hình học khác nhau.
Hãy quan sát những bóng tối do mặt trời tạo nên: bóng cố hữu (trên vật), xạ ảnh (tạo bởi vật trên mặt phẳng nằm ngang) ở những vật thể hình tròn. Chú ý những bóng được tạo ra do hiệu ứng của phối cảnh.
* Bóng tối và ánh sáng:
Chúng ta thấy trong hình một nguồn sáng tập trung và hiệu ứng ánh sáng với người và vật khác nhau. Hình 1 và 2 cho thấy cùng một chủ đề được nhìn ở nhiều góc độ khác nhau với cùng một nguồn sáng.
Chúng ta hãy quan sát ánh sáng ảo trong một nội thất. Chú ý sự biến dạng trong một phối cảnh của bóng và sự biểu hiện xạ ảnh trên những mặt phẳng nằm ngang hay dựng đứng.
Hãy di chuyển trong một căn phòng, tay cầm đèn và nghiên cứu những biểu hiện của bóng.
Bức tranh dưới cho thấy ánh sáng tự nhiên trong một bức tranh phong cảnh.
* Bóng tối và ánh sáng thể hiện trên khuôn mặt:
Trên đây là những khuôn mặt được ánh sáng chiếu ở những góc độ khác nhau. Đây là một bài tập rất tốt khi vẽ những bức tranh đen trắng.
* Ánh sáng trong cùng một bối cảnh:
Với cùng một cảnh nhưng cách tạo độ sáng tôi có thể làm cho bức tranh có bố cục khác nhau.
* Ánh sáng ngoài trời:
Ngắm một phong cảnh sau màn mưa và cũng phong cảnh đó dưới ánh mặt trời chói lọi cho thấy những biến đổi của vạn vật dưới ánh sáng như thế nào.
Một bầu trời u ám chẳng làm nổi bật điều gì trong khi ánh năng mặt trời làm nổi bật từng chi tiết. Qua sự biểu hiện của bóng tối và ánh sáng những tia nắng mặt trời tạo nên sự tương phản tinh tế mà họa sĩ khéo nắm bắt và làm rõ qua hai gam màu chủ đạo trắng và đen.
Ở các bức tranh trên chúng ta có thể thấy cường độ của ánh sáng tạo nên cho mỗi bức tranh như thế nào.
Các bạn hãy làm nhiều bài tập để thấy hiệu quả của ánh sáng tạo ra cho bức tranh như thế nào.
* Ánh sáng trong nhà:
Cũng như ở ngoài trời, ánh sáng trong nhà tạo nên bầu không khí riêng. Những phần bị bóng tối phủ lên luôn tạo hiệu quả bất ngờ.
Chúng ta hãy nghiên cứu một khung cảnh gia đình: cha mẹ và con cái quây quần quanh bàn ăn. Cảnh nửa sáng nửa tối tràn ngập căn phòng và tạo cho nó vẽ huyền ảo.
Trong phòng khách nhỏ, bóng tối và ánh sáng thể hiện trên chiếc bàn xoay, ghế bành…
* Những họa phẩm nổi tiếng:
Trên đây là những bức tranh với đề tài đa dạng. Việc sử dụng các mảng sáng tối điêu luyện đã tạo được những điểm nhấn làm nổi bật bức tranh trong một bố cục chặt chẽ.
Trên cùng là một tác phẩm của Rembrandt, trong đó ánh sáng tạo nên sự bí ẩn. Watteau và Ribera cũng tìm kiếm những hiệu ứng hội họa trong việc phối ánh sáng và bóng tối.
De la Tour cũng hướng người xem tập trung chú ý vào vùng ánh sáng – tâm điểm của bức tranh.
>>> Biến dạng hình thể trong hội họa
>>> Ánh sáng và màu sắc trong hội họa thế kỷ 19