Đại cương hội họa (Phần cuối)
* Tập vẽ bằng bút mực:
Ở những hình trên chúng ta thấy khả năng thể hiện bút mực thật đa dạng, nhất là ở phần vẽ lá. Đây là những bài tập giúp người học vẽ có thể làm chủ ngòi bút của mình.
Đó cũng là những bức tranh thể hiện niềm vui hay những họa tiết trang trí đơn giản.
Tập vẽ bằng bút mực là một trong những công việc đầu tiên của người học vẽ.
Loại bút mực nào cũng có thể dùng để vẽ, nhưng để đạt được hiệu quả đặc biệt người ta phải dùng loại bút chuyên dùng cho hội họa.
Để vẽ một cách thoải mái, ta có thể dùng những loại bút thông thường, có người chỉ dùng một ống sậy hay bút lông ngỗng là vẽ được. Sự tập luyện và thực hành tùy theo ý thích của mỗi người.
* Tập vẽ theo ảnh:
Nên bắt đầu vẽ từ những tranh tĩnh vật: bình hoa, tượng… Người mới học vẽ có thể tự luyện tập bằng cách vẽ theo ảnh mẫu.
* Tập phác họa:
Khi thấy tự tin hơn, bạn hãy vẽ những gì sống động.
Hãy quan sát kỹ và tập thói quen nắm bắt hình thể của sự vật.
Hãy xem sự thay đổi giữa bức họa 1 và 2.
Đầu tiên (hình 1) phác thảo hai cánh tay giơ cao về phía quả bóng và thế đứng của đôi chân.
Thêm y phục và những chi tiết cần thiết (hình 2).
Vậy là bạn đã có một bức vẽ sống động.
Sau những bài tập luyện tay đầu tiên với những bức vẽ dạng phác thảo, nhưng sống động (đầu là một hình tròn, tay chân là những nét thẳng, thân thể là một đường trục), hãy vẽ quần áo cho những bức phác thảo sơ khởi này.
Bạn sẽ ngạc nhiên về sự linh hoạt và tự nhiên của đôi tay, để sau đó có thể nghĩ gì vẽ nấy.
Nên nhớ những đường nét cơ bản phải diễn tả được cuộc sống thật. Khi có điều kiện hãy phác họa đường nét cơ bản của những vật bạn nhìn thấy. Bạn hãy ký họa lại những cảnh sinh hoạt trong gia đình, trên đường phố, trong tiệm cà phê, hay một nhân vật ở những tư thế đặc trưng. Đi nghỉ hè, bạn hãy quan sát những gia súc ở trang trại, ký họa vài tháp chuông. Ở quảng trường, hãy ngắm những người đang chơi cầu.
Trên đây là những ví dụ minh họa.
Hãy vẽ thật nhiều để nét vẽ của bạn trở nên đa dạng. Bạn hãy khai thác những nét liền lẫn nét rời. Trước tiên hãy dùng bút chì vì nó sẽ làm tranh của bạn sắc nét và biểu cảm hơn.
Đừng chán nản vì những thất bại ban đầu.
Hãy kiên nhẫn và niềm vui của bạn về hội họa sẽ đến.
Những họa phẩm nổi tiếng:
* Tạo hình:
Chúng ta hãy tạm bỏ qua dáng vẻ tự nhiên của đường nét để xem xét phương pháp tạo hình.
Ví dụ về khối tam giác ở đầu trang cho thấy nguyên tắc: 5 đường thẳng tạo nên khối tam giác ấy. Chúng ta đều thấy những đường vẽ ấy liên kết với nhau trong không gian. Bạn hãy phác họa dựa theo mẫu (cái bình, đôi giầy…) bằng những đường trục, những hình khối tương ứng với vật đó. Tiếp theo, bạn hãy phân tích mỗi chi tiết để có kết quả như ý.
Khi tạo hình với tĩnh vật (một bình trà chẳng hạn) phải thể hiện được độ bóng của kim loại. Đối với cây cối và hoa lá bạn cũng vẽ tương tự để làm nổi bật sự sống động của chúng. Hãy lồng mỗi cây vào khung hình học để định dạng tổng thể. Bức phác thảo trên thể hiện vòm lá và những đặc trưng của phong cảnh.
Bạn cũng làm như thế với cảnh thuyền buồm (chú ý đến hình dáng của những cánh buồm).
Hãy vẽ thật nhiều để thành thục hơn trong việc xử lý bố cục.
Trên bản phác thảo hình học, chiếc ly lớn đựng trái cây sẽ được phân tích như sau: chùm nho có khung hình thang, trái táo có khung hình tròn, trái lê có khung hình bán nguyệt, tất cả bố cục đều ở trong khung hình tháp. Bạn hãy thực hành với những kiểu mẫu khác. Phương pháp này hướng dẫn bạn chia bố cục bức vẽ theo tỷ lệ để tác phẩm chính xác hơn trong từng nét vẽ.
Chúng ta hãy tiếp tục với bài tập khó nhất: đó là vẽ người.
Bạn hãy quan sát kỹ cơ thể con người. Việc tạo hình cho cơ thể đàn ông và phụ nữ đều có chung dạng hình học liên quan. Nó gợi cho bạn nhớ đến những đặc trưng cơ bản mỗi lần bạn nhìn thấy dáng điệu giống như thế. Cách thể hiện này đòi hỏi một thói quen nhất định. Người nào cũng có những khó khăn bước đầu khi làm quen với phương pháp này. Thực hiện nhiều bài tập lặp đi lặp lại sẽ rất có ích đối với người học vẽ.
Ở đây chugns ta tập vẽ gương mặt theo 3 giai đoạn: một hình bầu dục, đường trục cắt ngang hình bầu dục từ đó định vị mắt, mũi, miệng. Giai đoạn 3: vẽ kiểu tóc và làm nổi bật khuôn mặt ấy qua những điểm nhấn ở mắt, mũi, miệng khi đi vào chi tiết. Hai hình minh họa bên dưới cũng được thực hiện theo phương pháp đã đề cập.
>>> Đại cương về hội họa (Phần 1)
>>> Đại cương về hội họa (Phần 2)