Tác phẩm “Lễ cưới Arnolfini” (1434)
của Janl Van Eyck

 

le cuoi Arnolfini 1

Jan Van Eyck không phát minh ra sơn dầu, dù rằng vẫn mới, nổi lên khoảng năm 1420. Sơn dầu trên ván cứng đã được một tu sĩ người Đức Theophilus mô tả vào thời Trung cổ khoảng năm 1100. Sự hạn chế của vật liệu này là chậm khô, theo quan điểm của Theophilus thì quá dài, chịu không nổi trong trường hợp vẽ chân dung. Tiếp đó là ba trăm năm rút kinh nghiệm và cải tiến. Một tiến bộ đáng kể là sự áp dụng kim loại làm chất xúc tác khô vào cuối thế kỷ XIV.

 

le cuoi Arnolfini 2

1. Tranh vẽ trên hai bản gỗ sồi, vân dọc. Vân gỗ sồi lấm chấm sát nhau.

 

le cuoi Arnolfini 3

2. A dao và phấn nghiền được quết đều và đánh cho nhẵn làm lì mặt gỗ.

 

le cuoi Arnolfini 4

3. Nền vẽ rất chi tiết, bằng bút nhỏ, sơn lỏng vừa phải.

 

le cuoi Arnolfini 5

4. Xong mới phủ một lớp quang dầu cốt để có độ trong, và không thấm nước.

 

le cuoi Arnolfini 6

5. Kỹ thuật trên của Van Eyck được mô tả một cách khái quát, màu lớp dưới dính cứng. Sắc tố được pha với chất lỏng trắng đục.

 

le cuoi Arnolfini 7

6. Một màu trung gian quét lớp sau trên lớp thứ nhất, ít trắng, và tỷ lệ màu vừa phải.

 

le cuoi Arnolfini 8

7. Lượng của lớp trong suốt sau cùng mỏng, dày tùy chỗ để làm tăng lên độ nổi ba chiều.

 

le cuoi Arnolfini 9

8. Mặt sau tranh được sơn một lớp sơn thảo mộc trắng và dày, rồi đến một lượt sơn đen để làm tranh khỏi cong, oằn. Không rõ những lớp này có dùng sơn riêng chăng.

Có nhiều kỹ thuật làm đậm đặc do các họa sĩ Hà Lan xưa đã thực hiện. Họ sơn trên bảng gỗ sồi, trên đá vôi; thường thì bản vẽ trên một lớp sơn dầu để không thấm nước. Bảng của người Ý thì phết bằng a dao, để che hết thớ gỗ rồi đánh bóng. Nền nhẵn và trắng là nguồn phản chiếu ánh sáng. Phía Hà Lan cũng dùng một sắc phổ như người Ý, nhưng dầu cho độ đậm đặc hơn trứng và có thể thay đổi độ trong, đục. Sơn tự pha chế ở xưởng; sắc tố tán, nghiền với dầu, thường là hạt cây lanh nghiền trong cối đá, dầu có thể thêm bớt theo yêu cầu bản vẽ. Những chất dính như nhựa thông cũng có khả năng sử dụng vào thời đó. Điểm then chốt để hiểu được sự ra đời của sơn dầu Van Eyck là độ trong và bóng của màu, cùng làm cách nào để sơn lót. Đường nét tranh từ đậm tới nhạt, trong mờ tới trong suốt. Nhìn bức tranh ngoài sáng như mỏng mà trong bóng tối như dày lên. Màu của tranh còn mang tính Trung cổ, mỗi màu được chế tạo theo bí quyết một nhà, sắc tố ít khi pha trộn và nước sơn mỏng đều.

Bức tranh dưới đây vẽ hai nhân vật với đủ chiều dài, phần nội thất thể hiện đủ, là một điển hình của kỹ thuật Van Eyck. Bậc thầy tuyệt đối về tranh dầu này đã dệt nên huyền thoại là người phát minh ra cách chế sơn dầu.

 

le cuoi Arnolfini 10

Chủ đích của tranh này thể hiện sự tối sáng, từ màu xám đục qua nhiều lớp sơn, làm tăng độ trong và đậm đặc giống như qua màng lọc. Lượng trắng đục của những lớp dưới bớt dần, những lớp trên mới làm nổi hình và như có đợt sáng. Độ trong và sáng của lớp sơn lót có thể làm tăng lên bằng cách đánh một chút véc-ni vào tranh. Phần nền màu đỏ chắc hẳn là tác giả dùng thần sa, màu trắng và màu sơn cho phần tối.

 

le cuoi Arnolfini 11

Để vẽ cho nổi, thoạt đầu quét một lượt trong mờ hơi xám bằng bột đá xanh malachite, là một sắc tố truyền thống, trộn với bột chì trắng, rồi pha đặc dần lên với trắng ít, xanh nhiều, một lượt quang dầu trong suốt lên bột malachite có thể pha thêm chút vàng. Sau cùng rắc bột đồng verdigris, có dạng sơn. Những thứ này có thể sơn phủ bên nhau.

 

le cuoi Arnolfini 12

Chụp bằng tia hồng ngoại cho biết, phần sơn lót hay một vài thay đổi trong khi vẽ. Ở đây ta thấy rõ vị trí bàn tay đã được điều chỉnh.

 

le cuoi Arnolfini 13

Vị trí một bên chân đã được sửa, ta thấy được nhờ độ sơn dầu, trở nên trong hơn theo năm tháng.

 

le cuoi Arnolfini 14

Hàng chữ La tinh khắc “Jan Eyck fuithic 1434 – Jan Eyck đã ở đây năm 1434 – kế bên hình trong gương. Tuy vậy sự có mặt của nghệ sĩ không được nhấn mạnh, lớp sơn trên mặt thì nhẵn và không có dấu hiệu của bút vẽ. Đổi màu dần dần khó nhận ra. Mỗi vật được tả những chi tiết đồng nhau dưới ánh sáng. Sơn dầu nom hiện thực hơn màu trứng tempera. Quá trình khô của nó khiến nghệ sĩ đủ thì giờ nghiền ngẫm để điều chỉnh vào phút chót. Tính chất trong của sơn dầu khuyến khích người vẽ chính xác hơn về ánh sáng kết cấu và màu.

 

le cuoi Arnolfini 15

Màu da cơ bản là trắng thêm phớt hồng hay nâu. Màu trắng dùng rải rác, và giới hạn để diễn tả ánh sáng.

 

le cuoi Arnolfini 16

>>> Tác phẩm "Mục tiêu bốn mặt" của Jasper Johns

>>> Tác phẩm "Rơm mùa thu" của Jean Francois Millet

>>> Tác phẩm "Mùa thu ở Argenteunil" của Claude Monet

0976984729