Khi hội họa truyền cảm hứng đến thời trang

thoi trang 1

Mỗi bộ sưu tập, mỗi sản phẩm thời trang luôn ẩn trong mình một ý niệm, cảm hứng hay tinh thần mạnh mẽ. Và hội họa luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho các nhà thiết kế. Dù là mĩ thuật đương đại hay cổ điển xa xưa từ cái thời ‘Nero còn đội vòng nguyệt quế’, đều luôn được những nhà mốt khai thác, ứng dụng, từ đó tạo nên những sản phẩm ứng dụng trong nền công nghiệp may mặc, hoặc thậm chí là một tuyệt tác khác.

Dưới đây là một vài dẫn chứng minh họa về những sản phẩm thời trang được lấy cảm hứng từ các tác phẩm hội họa.

thoi trang 2
trái: Mosaic from the Monreale Cathedral (Sicily – 1170)
phải: Dolce and Gabbana – A/W 2013

Cảm hứng bất tận ấy, có thể được truyền đến từ những bức bích họa trong các giáo đường ở Sicily xa xôi…

thoi trang 3
trái: “The Thief to the Left of Christ” – Robert Campin (1430)
phải: Alexander McQueen – A/W 1997

…hay từ những bức họa đẫm mùi tôn giáo ở trường phái Mannerism – Đứa em hỗn độn và vặn vẹo của Phục Hưng.

Vậy tiếp sau của những bức họa hoàn mĩ đến từng nét cọ trong mái vòm nhà thờ thì sao?

Có lẽ chẳng ai còn xa lạ với ông hoàng Shakespeare và bi kịch tình “Hamlet” đã đi vào lịch sử của nền nghệ thuật đại chúng. Vở kịch đã khắc họa nên một hồng nhan Ophelia, xinh đẹp mà bất hạnh. Hình ảnh nàng gieo mình xuống con sông êm đềm, cùng anh túc chết chóc, những đóa hồng tuổi trẻ, cúc dại ngây ngô, violet yểu tử và pansy vô vọng của tình yêu, chính là cái chết được mệnh danh rằng nên thơ bậc nhất.

thoi trang 4
trái: “Ophelia” – Sir John Everett Millais (1852)
phải: “Saoirse Ronan in The Cult of Beauty”
– photo: Steven Meisel (Vogue US, 12/2011)

thoi trang 5
trái: “Ophelia” – Sir John Everett Millais (1852)
phải: Jean-Charles De Castelbajac – A/W 2013

Nàng là cảm hứng cho hàng trăm bức tranh trầm mình xuống dòng nước lặng xanh, và “Ophelia” đã mang tiếng vang về với John Everett Millais của nhóm họa sĩ trẻ Pre-Raphaelites (Chủ nghĩa Tiền Raphael). Để rồi, bức họa nghệ thuật lại tiếp tục là cảm hứng cho các bức ảnh chụp thời trang, vừa hoang dại, đẹp đẽ, lại ẩn chứa những giấc mơ cứ miên man trôi đi qua ngày dài.

thoi trang 6
trái: “The Bridesmaid” – Sir John Everett Millais (1851)
phải: Jean-Charles De Castelbajac – A/W 2013
Một tác phẩm khác của John Everett ở phong trào Pre-Raphaelites
đã truyền cảm hứng cho thiết kế trên sàn diễn thời trang.

Phong trào nghệ thuật Sezession Wiener (Vienna Secession – Ly khai thành Vienna) là một khái niệm có lẽ ít được mọi người biết tới, nhưng nó đã từng làm mưa làm gió ở thời kì đầu của Art Nouveau nói riêng và Trường phái Ấn tượng nói chung (Impressionism)Khi mà sự bảo thủ của mĩ thuật hàn lâm Châu Âu trở nên ngột ngạt, Gustav Klimt – một họa sĩ Ý – đã sáng lập nên một nhóm những họa sĩ thành Vienna với tên gọi ở trên, nhằm hướng nghệ thuật gần gũi hơn với xã hội và chống lại thái độ bảo thủ của nền hội họa lúc bấy giờ. Các tác phẩm của Gustav Klimt  là những câu chuyện truyền thống và các biểu tượng bằng một ngôn ngữ được “công khai” nhiều hơn là sự gợi dục. Tất nhiên nó bị phản đối kịch liệt từ các nhà chính trị, thẩm mỹ, tôn giáo. Điều này khiến những bức tranh không bao giờ được hoàn thành vì hàm chứa yếu tố khiêu dâm. Nhưng ông cũng là họa sĩ thành công trong trường phái Art Nouveau với các tác phẩm để lại dấu ấn riêng biệt không thể nhầm lẫn. Và nhiều năm sau, nó đã truyền cảm hứng cho các mẫu thiết kế, đặc biệt là Pierre Cardin, một đỉnh cao thời trang thập niên 60s.

thoi trang 7
trái: “The Tree of Life” – Gustav Klimt (1905)
phải: “Pierre Cardin Gown” – Norman Parkinson (Vogue UK, 1/9/1965)

thoi trang 8
trái: “Judith and the Head of Holofernes” – Gustav Klimt (1901)
phải: L’Wren Scott – A/W 2013

thoi trang 9
trái: “The Dancer” – Gustav Klimt (1916)
phải: “Kinga Rajzak in Vogue Patterns” – Steven Meisel (Vogue Italia 12/2007)

Nói đến Gustav Klimt và các sáng tác của thời đại biến động nghệ thuật ấy, ta không thể không nhắc tới các tên tuổi khác trong Trường phái Ấn tượng như Édouard Manet, hay dị nhân Hậu Ấn tượng (Post-Impressionism)Vincent van Gogh. Các tác phẩm của họ cũng đem lại nguồn cảm hứng dồi dào cho nhiều bộ sưu tập hay đưa đến cho các sàn diễn thời trang danh giá một luồng gió đậm chất Japonisme.

thoi trang 10
trái: “Lunch on the Grass” – Édouard Manet (1863)
phải: Still from “Secret Garden 2 – Versailles,”
– photo: Inez van Lamsweerde, Vinoodh Matadin (Dior A/W 2013)

thoi trang 11
trái: “Vase with 12 sunflowers” – Vincent van Gogh (1888)
phải: Rodarte – S/S 2012

Hay thậm chí là từ khởi nguồn của Japonisme, những con sóng lừng đánh dạt từ tận xứ Phù Tang xa xôi. Cao lững xô đến tận Châu Âu hùng mạnh, nhấn mình trên từng nếp gấp của chiếc đầm Haute Couture cao cấp nhất, tỉ mỉ bậc nhất.

thoi trang 12
trái: “Kanagawa Oki Nami Ura” – Katsushika Hokusai (1830-1833)
phải: John Galliano – Dior – Haute Couture S/S 2007

Còn nếu bạn là người yêu thích những ẩn số, sự kì lạ đến khó mà lí giải, trong những cơn mộng, những giấc mơ hay ảo tưởng bất tận, của Trường phái Siêu thực (Surrealism), hẳn sẽ biết tới cây đại thụ René Magritte lừng lẫy. Cả sự nghiệp của ông để lại hàng nghìn các tác phẩm mang giá trị nhân văn, thẩm mĩ. Và chúng chính là những nguồn cảm hứng bất tận cho các thiết kế thời trang hay bố cục nhiếp ảnh.

thoi trang 13
trái: “The Son of Man” – Rene Magritte (1964)
phải: “Guinevere Van Seenus” – photo: Tim Walker (Vogue Italia, 12/2006)

thoi trang 14
trái: “The Son of Man” – René Magritte (1964)
phải: Perry Ellis A/W 2013

thoi trang 15
trái: “Golconde” – René Magritte (1953)
phải: “Sir Realist” – Andrew Matusik (Genlux, 12/2008)

thoi trang 16
trái: “La magie noire” – René Magritte (1946)
phải: “Veruschka” – Holger Trülzsch (1972)

Đưa chất Siêu thực vào thời trang không còn là chuyện mới, nhưng các ý tưởng lại luôn luôn mới. Vì chẳng ai biết được, giấc mơ vô tận đến nhường nào, và thế giới tưởng tượng lại hư ảo đến đâu…

thoi trang 17
trái: “Liberation” – M. C. Escher (1955)
phải: Alexander McQueen – A/W 2009

Thậm chí là cả Trường phái Dada (Dadaism) đã thoái trào trong thời gian ngắn. Liệu người đàn bà kia, là nhân thể, hay chỉ là chiếc violin với những đường cong mềm mại?

thoi trang 18
trái: “Le Violon d’Ingres” – Man Ray (1924)
phải: Jean Charles de Castelbajac – A/W 2011

Rồi những bước chuyển mình của nghệ thuật đương đại, với những màu sắc mới mẻ, hiệu quả thị giác (Op Art, Pop Art,…) đã làm thay đổi và góp phần phát triển nền mĩ thuật thế giới. Và những ứng dụng của chúng lên thời trang, về màu sắc và chất liệu, cũng là cả một cách mạng lớn lao của nền công nghiệp may mặc.

thoi trang 20

trái: “Female Head with Stamps” – Andy Warhol (1959)
phải: Dior- A/W 2013

thoi trang 19

trái: “Female Head with Stamps” – Andy Warhol (1959)
phải: Dior- A/W 2013

thoi trang 21

trái: “The Tree of Life” – Gustav Klimt (1905)
phải: “Pierre Cardin Gown” – Norman Parkinson (Vogue UK, 1/9/1965)

thoi trang 22

trái: “Jesús Rafael Soto” -Mural (1961)
phải: Carolina Herrera – S/S 2011

Ta không thể không nhắc đến họa sĩ Keith Haring nổi tiếng, với những hình vẽ mang đầy tính biểu trưng về nhân loại nhưng lại vô cùng sặc sỡ và thú vị.

thoi trang 23
trái: “Radiant Child” – Keith Haring (1985)
phải: Jean-Charles de Castelbajac – S/S 2002

thoi trang 24
trái: untitled – Keith Haring (1988); phải: Nicholas Kirkwood – 2011

Với vài minh chứng như vậy, có thể thấy xuyên suốt các thời cấp mĩ thuật, hội họa luôn luôn đem đến cho các nhà thiết kế rất nhiều nguồn cảm hứng sáng tạo, hoặc hoài niệm và tái hiện lại những ẩn ức cũ xưa, đã qua đi, đã thoái trào, hoặc biến mất.

Một vài ví dụ tiêu biểu khác:

thoi trang 25
trái: “La Madeleine à la veilleuse” – Georges de La Tour (1640)
phải: Peter Lippmann – Christian Louboutin (2011)
Bức tranh mang đậm dấu ấn của trường phái Vanitas.

thoi trang 26
trái: “Lady Godiva” – John Collier (1897)
phải: “Gisele Bündchen” – photo: Walter Chin (Vanity Fair, 1/2000)

thoi trang 27
trái: “The Order of Birds” – Georges Braque (1953)
phải: Wedding Dress Tribute to Georges Braque – YSL (1988)

>>> Nguyên tắc thiết kế thời trang

>>> Diễn họa thời trang

>>> Sự gắn kết giữa hội họa và thời trang

0976984729