Họa phẩm sơn dầu “Ghềnh đá” của Pierre Auguste Renoir

 

ghenh da 1

Cũng như Monet, Renoir tìm cảnh mới làm đề tài vào thập niên 1880. Năm 1881, ông sang Bắc Phi, theo dấu chân Delacroix (1798-1863) năm mươi năm trước. Mùa Đông 1881 chuyển sang 1882, Renoir khởi cuộc du học truyền thống sang “nguyên quán” nghệ thuật Ý đại lợi. Trước đó, hành trình như thế là điều bắt buộc, nhưng từ thế kỷ XIX thì việc đi Ý gắn bó với hệ thống hàn lâm và giải Khôi Nguyên La Mã. Renoir đi vì lý do muốn dẹp luồng dư luận coi ông là phần tử “cách mạng” quá khích, phần vì ông cảm thấy lối vẽ Ấn tượng cần được bổ túc bằng thiết kế hình họa cổ điển.

Lâu nay Renoir đã cảm thấy bất an hoặc thiếu tự tin khi tranh ông bị phê bình là một dạng vẽ màu không có xương cốt hình thù. Ông thấy Cezanne là một tấm gương đáng học hỏi về mặt cấu trúc tạo hình. “Lâu đài Medan” của Cezanne được ông coi như tác phẩm điển hình cho khuynh hướng phục hồi truyền thống hội họa Âu châu. Renoir nghiên cứu đường lối thiết lập hình thể và bố cục của Cezanne rất kỹ.

Khoảng đầu thập niên 1880, Renoir thử nghiệm dùng nền trắng mịn và dày phủ kín mặt vải tương tự như việc tráng gương, vì màu nền trắng sẽ có tác dụng phản chiếu ánh sáng xuyên qua các lớp màu trong trẻo phủ trên tranh. Vì thế, ta thấy mặt tranh Renoir óng ả, màu sắc lung linh. Không giống mặt tranh hút dầu của các bậc thầy Ý xưa, sơn lót nền của Renoir óng dầu láng bóng và dĩ nhiên là không hút dầu. Đặc biệt ở điểm: ông dùng dao trét màu nền thật dày trên vải hồ. Theo lời tường thuật của Jean, con trai Renoir, thì ông dùng sơn trắng, họa với một phần ba dầu lanh và hai phần ba xăng tinh khiết. Có người nhận xét “lớp màu trắng dày lót nền tranh của Renoir có tác dụng tương tự như chất cao lanh trắng trên đĩa đồ gốm của ông xưa kia”. Ý nói rằng Renoir đã vận dụng kinh nghiệm tô màu đồ gốm vào kỹ thuật dùng màu hội họa.

Mặc dầu có đôi chỗ phết sơn khô như phấn nhưng ở “Ghềnh đá”, sơn trắng – chì dày và óng dầu, sáng trưng. Đôi chỗ ta thấy Renoir pha sẵn, nhưng hầu hết là những vết sơn đặt kế cận theo lối Ấn tượng, tạo tác dụng hòa quang sắc, lối đặt màu bổ túc, kế cận nhau khiến màu sắc tươi sáng rực lên chứ không bị tối xỉn như lối pha màu xưa.

Ông thường dùng màu vàng cadmium và ở chỗ dịu hơn thì dùng vàng Naples. Màu cam pha bằng đỏ alizarin, đôi chỗ đã biến thành sắc nâu. Các màu của ông thường pha thêm trắng chì.

ghenh da 2
Bảng màu của Renoir

Trắng chì (1); Vàng đất (2); Vàng Naples (3); Đỏ Vermillion (4); Đỏ đất (5); Đỏ Alizarin (6); Xanh Cobalt (7); Có chỗ xanh dương (8); Xanh ngọc bích (9) hoặc lục chrome; Có lẽ xanh lá Viridian (10);

 

ghenh da 3

Dù có một số màu Renoir pha trên bảng màu, nhưng ông cũng thường hòa sơn từng phần nhỏ một cách tinh tế ngay trên mặt tranh – như màu sẽ sống động và giữ được độ bền. Lớp sơn vẽ hơi mỏng, trong suốt như màu đá quý, vẽ chồng lên màu đục mờ. Khổ tranh này theo tiêu chuẩn của khổ tranh chân dung, thích hợp với tranh khung cảnh.

Tranh này Renoir vẽ trong năm 1870 để thử nghiệm kỹ thuật, đặc biệt ông để lớp sơn khô vẽ cây ở tiền cảnh bằng một mảng xanh lợt trong mờ để gia tăng bóng tối kề cận. Mảng xanh sẽ tạo một lớp màu nổi ở trước lớp sơn bên dưới và tạo bầu không khí nhẹ nhàng. So ra gần giống với hậu cảnh trong bức “Người vá đường ở phố Berne” của Manet năm 1878. Trong tác phẩm “Vách đá cheo leo” ông cũng khai thác bóng đen màu da trời trên vách đá để chọi lại màu trời nắng ấm của bóng lợt màu xanh.

 

ghenh da 4

Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới:

- Màu kem phấn đục mờ;

- Xanh da trời, vàng, xanh lá cây và trắng pha ngay trên mặt tranh lúc sơn còn ướt;

- Vàng, đỏ alazarin và xanh da trời đan quyện vào nhau;

- Nét màu mảnh như tơ; 

- Nét vẽ phóng tới, song hành điểm trên bầu trời xanh;

- Xanh da trời phản chiếu ánh sáng dịu trong bóng tối;

- Xát lên xanh da trời để tạo bóng tối;

- Đầu bút dặm màu.

Dù ở đây Renoir không dùng nét phóng kiểu Cézanne phổ thông giữa thập niên 1880 nhưng ông lại đi nét sóng đôi đều đặn từ góc này sáng phần đất đằng trước bụi cây và đá. Nhờ vậy mà bút pháp của ông mang nét cá biệt và giữ được vẻ tự nhiên.

Cézanne và Renoir duy trì lối làm việc chung suốt thập niên 80. Đến năm 1883, 1888, 1889 cùng về miền Nam và 1885 ngược lên miền Bắc ở vùng La Roche – Guyor, Tây Bắc và Paris.

 

ghenh da 5

Giống như các mảng màu đậm trong các tranh của Renoir, ô khoanh hồng bên trên cho thấy mảng màu đậm đà. Xanh da trời trong suốt pha thêm dầu, dầu thông và làm đổi màu khi trộn lúc sơn còn ướt. Xanh nâu đỏ trộn vào màu xanh và dặm trên vàng nâu trong suốt, vài nét vẽ trên màu khô và cả màu ướt ở dưới. Nét xanh lá cây viridian cũng nhận ra trong chi tiết này.

 

ghenh da 6

Ở đây, ô khoanh hồng bên trên được đắp dày màu trong mờ bên màu phấn kem và vàng để gợi lên ánh sáng ở miền Nam trên tảng đá lem luốc. Lớp màu mỏng vàng trên, xanh (da trời), xanh (lá cây) trên xanh hoa cà và xanh (da trời) – đều phủ lớp mỏng không đều để làm biến màu nằm bên dưới.

 

ghenh da 7

Chi tiết khoáng đãng cho thấy nét bút của Renoir thay đổi chất lượng diễn tả. Màu mịn, mỏng kéo lê để tả tàn cây, trong khi nét sơn ướt đỏ cháy để vẽ thân và cành cây. Còn màu xanh đan xen với nhau, tập trung vẽ phần bóng cây.

 

 

ghenh da 8

Chi tiết bằng thật

 

ghenh da 10

Ánh sáng kem trắng và vàng gợi ánh phản chiếu màu phấn đất ở cụm cây ô liu. Xanh (lá cây) xanh (da trời) pha bạc ở tàn cây được họa sĩ truyền vào lớp màu trong suốt xanh (da trời), xanh (lá cây) viridian. Thân cây cong queo vẽ bằng lớp sơn đỏ và mỏng. Đây có thể là đỏ đất bị xuống màu hay là sắc đỏ cháy alizarin? Bầu không khí lãng đãng xanh (da trời) ở dưới bóng cây là một ví dụ tuyệt vời của Renoir khi ông khéo tạo những lớp màu mỏng manh để gợi ra nét lãng đãng nổi trên lớp màu bên dưới. Màu xanh (da trời) pha với nhiều trắng đã tạo nên ý đồ của họa sĩ.

>>> Tác phẩm sơn dầu "Rơm mùa thu" (1868-74)

>>> Tác phẩm "Mùa thu ở Argenteunil", 1873

0976984729