Tác phẩm “Mục tiêu bốn mặt” của Jasper Johns

muc tieu bon mat 1

 

Tác phẩm của Jasper Johns giống như của Robert Rauschenberg (trước 1925) dự phần quan trọng trong giai đoạn sơn bằng màu nước trong nền hội họa Mỹ, mở ra một hướng mới, khách quan hơn là phái Trừu - Ấn tượng chính thống, với cao điểm là những tác phẩm của Jackson Pollock.

Sinh ngày 15-5-1930, tại Augusta, bang Georgia, Johns lớn lên ở Allendale, bang South Caroline, do nhiều người trong thân tộc nuôi dưỡng. Lần đào tạo duy nhất và hạn chế về nghệ thuật là khi còn ngồi ghế trường Đại học South Carolina. Ông định cư ở New York năm 1952 khi ông vẽ một cách nghiêm túc, bắt đầu từ 1958 mới sống hẳn cho nghệ thuật.

Chính tại New York mà ông kết bạn suốt đời với những người đỡ đầu cho tác phẩm của ông. Trong số những người đó, phải kể Robert Rauschenberg, qua người này ông gặp nhà soạn nhạc John Cage, vũ công kiêm biên đạo múa Merce Cunningham. Những người bạn này giới thiệu với Johns ý hướng về một nghệ thuật trong mờ, không chủ đề, đặc biệt là qua tác phẩm của Rauschenberg, một dạng hội họa dùng nét cầu kỳ của phái Ấn trừu tượng tự thăm dò bằng lối kịch tính hóa, và bằng lời hoa mỹ. Rauschenberg dùng chung một thứ vật liệu; mà ông gọi là “junk art” nghệ thuật chắp vá những vật liệu tạp nham. Johns rất thích điều này.

Johsn chấp nhận đặc tính hơi ngớ ngẩn nhưng có sức sáng tạo đó. Nhưng nó lại nổi lên một vấn đề, làm Johns đành có một thái độ buông xuôi: tác phẩm của ông thuộc về hội họa hay sự chắp vá, đó chỉ là một đồ vật trước mắt mọi người, giống như một cái “radiator” – cái quạt tản nhiệt vậy, nó để lơ lửng chẳng ra một tác phẩm nghệ thuật mà cũng không phải một món đồ thường, tùy mắt người thưởng ngoạn thôi.

Johns bắt đầu cuộc đời nghệ sĩ bằng sáp nóng, nhưng từ năm 1959, sơn dầu dần dần thay thế và màu tinh chế được dùng nhiều hơn. Trước đây, ông chỉ chú ý bề mặt dệt cẩn thận vẽ bằng màu thuần khiết, với bức “Sai từ đầu” 1959, bức vẽ đầu tiên trên vải bằng màu chói. Sánh với “Jubilee” – Đại lễ - gần giống “Grisaille” – tóc muối tiêu – phê bình coi như ngang nhau. Ôn ngưng vẽ một thời gian, để theo nghề in lithô hay ta còn gọi là thạch bản – đấy là vào năm 1960, kể thì phương pháp đã lạc hậu. Ông còn quay trở lại với điêu khắc. Tác phẩm điêu khắc đầu tiên của ông là vào năm 1958 trên kim loại, một chất liệu dễ thực hiện dành cho người mới vào nghề, về sau ông làm trên vải với tác phẩm đó bằng giấy bồi.

Kỹ thuật của Johns là một giải pháp phục hồi phái Biểu hiện – trừu tượng còn thoi thóp. Xét theo nhiều khía cạnh thì dù sao tác phẩm của ông chỉ là cá nhân, chưa đủ động lực làm sức đẩy cho một thế hệ mới. Dù sao thì sử dụng phóng khoáng đủ mọi loại vật liệu trong tay, ảnh chữ… cũng là một chất liệu đáng kể để tạo nên môn “chân dung học” của nghệ thuật dân gian “Pop Art”.

Theo với đà tiến triển trong sự nghiệp nghệ thuật của mình, Johns đã thêm vào những hình ảnh phẳng, hai chiều, phức tạp dần lên.

Đồ vật và ngay cả mảnh vật dụng, chữ, số chân dung làm nền. Từ sau chuyến thăm Hawaii và Nhật Bản, Johns đã đỡ căng thẳng. Ông vẫn dùng những hình ảnh sẵn có từ trước nhưng với phong cách tự do hơn, bộc phát hồn nhiên hơn, thêm vào những hình ảnh gia dụng như tách cà phê hay cái móc áo.

Mục tiêu bốn mặt vẽ năm 1955, là năm “được mùa” nghệ thuật, vì là một thể loại mới, nét cọ còn đơn sơ, về sau Johns khai triển thêm. Chủ đề của mục tiêu là một điển hình ưa thích của ngành in cliché. Ông nói, đối với tôi phải có một cái nhìn hơi khác để thấy thế giới này… xác định khu vực rõ rệt rồi từ đó mới chuyển lên vải.

Dùng sáp nóng ở đây cũng là nhấn mạnh đến cái bằng phẳng, tầm thường của những chủ đề quen thuộc, trong khi nhìn kỹ lại, ta thấy cái chiều sâu bị che khuất. Những lớp nhìn thấy bằng mắt thường giúp ta nhân cách hóa phiên bản cụ thể của nó. Kỹ thuật quết sáp nóng gồm pha sắc tố với sáp ong nóng chảy với chút nhựa thông, đến đây thì thêm vài mẩu giấy báo, sợi vải, rồi quét sáp vào, phơi dưới nhiệt bức xạ để đúc tất cả các phần tử với nhau. Cái lợi trước mắt của kỹ thuật này là nhanh. Dung dịch dầu khô rất lẹ, có thể sơn tiếp lớp sau. Nó lại có độ trong suốt khiến người xem nhìn thấu nhiều lớp và lượt giấy dán bên trong. Đây còn là một chất dẻo dùng dao bay palette rất tiện lợi, một loại sơn impasto đậm đặc mà Johns rất khoái.

Dùng vữa đổ khuôn là một hình thức được ưa chuộng của giới nghệ sĩ vào thời đó, cái này là một bộ phận trong tác phẩm giống cái kía, vả lại có thể uốn nắn những lệch lạc, thí dụ như cái cằm của người mẫu pha khuôn đúc, có thể tránh cảm gicas hở to quá, như sắp muốn nói. Khuôn bằng gỗ và chất đổ khuôn dù cho ra một mẫu phảng phất nét buồn, vẫn là thứ được Johns ưa dùng.

muc tieu bon mat 2

Trong thời đại mới, đầu thế kỷ, ở Mỹ vẫn còn thích hình tượng, thì Johns cho ra vòng mục tiêu, trưng bày lần đầu năm 1958. Nghệ sĩ đã chối bỏ mọi ảnh hưởng trực tiếp. Tác phẩm độc đáo này còn có tiếp theo nó là khuôn mặt đúc nổi, màu, như muốn chối bỏ nguồn gốc hội họa. “Mục tiêu bốn mặt” năm 1955 được A.H. Barr mua cho Viện Bảo tàng Mỹ thuật Tân tiến New York, mọi người đều nhận ra tác phẩm thuộc trường phái Biểu hiện Trừu tượng.

muc tieu bon mat 3

- Đúc nổi mũi, má, mồm được sơn màu. Đúc bằng vữa

- Có bản lề kéo lên xuống

- Giấy báo dán thấy rõ qua lần sáp trong.

- Sáp trong, đỏ viền quanh tấm, ngược với lối trình bày thông thường.

- Mặt thô của giấy dán lẫn sáp thành viền và rãnh.

muc tieu bon mat 4

muc tieu bon mat 4b

Bên trên. Vữa đúc đã lấy ra khỏi khuôn những nét mặt có hơi khác, cố ý tránh cùng khuôn và có một nét không liên tục. Được tăng cường bởi dáng vẻ hiện thực của khuôn đúc, hai bên lỗ mũi đều cân đối. Nét đan của khuôn không giống như phần mục tiêu được sơn nhưng tương phản hẳn với mặt gỗ chà láng.

muc tieu bon mat 5a

muc tieu bon mat 5b

Bên trên.  Đường đan của “Mục tiêu bốn mặt” dày hơn của “Mục tiêu bằng khuôn vừa” hay “Lá cờ”, cả hai đều hoàn thành cùng năm. Lớp giấy dán và sáp được bồi dày lên bằng dao palette, gây một vài vết trầy song song với những vòng đồng tâm của “tâm” nhưng đôi khi làm thành đường thẳng. Một mảng giấy nhìn rõ ở gần tâm và nổi lên mặt.

muc tieu bon mat 6a

muc tieu bon mat 6b

Chi tiết bằng thực. Những mẩu giấy được in được thấy rõ qua lần sáp trong. Không giống lối dán chồng của Cubist, phái Lập thể Johns trình bày kỹ thuật của mình một cách tự nhiên, cứ việc chồng chéo từ dưới lên đến trên mặt. Sơn chỉ như nhuộm trên một lớp da cứng, giống như một quả đồi hơn là mặt vải phẳng. Bên trên giấy in là nếp gấp của vải, chắc hẳn do bị rách mép nên làm nhăn giấy dán.

>>> Tác phẩm "Mùa thu ở Argenteunil", 1873

>>> Tác phẩm sơn dầu "Rơm mùa thu" (1868-74) của Jean Francois Millet

0976984729