Tác phẩm "Cây đàn Guitar" của Pablo Picasso
Pablo Picasso là nghệ sĩ quan trọng và sáng chói nhất, sáng tác khỏe nhất của thế kỷ XX. Sinh năm 1881 tại Malaga, thuộc miền Nam Tây Ban Nha, bắt đầu vẽ từ năm lên bảy dưới sự giám sát của bố là ông Don Jose Ruiz, thầy dạy vẽ. Cuối thập niên 1890’s. Picasso học và vẽ ở Barcelona. Thăm Paris lần đầu vào năm 1900. Vài năm sau ông đi lại giữa Paris, Madrid và Barcelona.
1901 bắt đầu thời kỳ gọi là “giai đoạn xnh”. Công trình của Picasso trở nên có sức thuyết phục và trưởng thành kể từ 1904 trở đi, ông về sống ở Bateau Lavoir, trong vùng Montmartre và kết giao với những lãnh tụ của những phần tử tiền phong Paris. Hai mươi năm tiếp theo, Picassor là chủ lực cho những phần tử tiền phong về loại hình nghệ thuật này. Ông trưng bày tranh ở Gallery Pierre ở Paris về Siêu hiện thực, nhưng thật ra vẫn chưa thỏa mãn với trường phái này về mục đích cũng như tinh thần. Công trình của ông, đánh dấu một bút pháp độc đáo, dù với tác phẩm nào cũng vậy: chân dung tự nhiên sau đại chiến I, rồi đến phe cải cách Tân Cổ Điển. Neo-Classicism đầu thập niên 1920, hay những hình man rợ về đàn bà vẫn còn làm ông bận tâm cho tới đầu những năm 1930.
Khoảng 1940, dù rằng thường xuyên có xung lực và đổi mới, Picasso, lại đi làm đồ họa, cùng với tài năng bí hiểm để làm xiêu lòng người bằng kinh nghiệm hình thể và suốt cuộc đời dài phấn đấu cho chủ trương trừu tượng, ông là hiện thân cho sự cống hiến vì nền nghệ thuật hiện đại. Phần lớn cuộc phiêu lưu về kỹ thuật, tiến đến cách mạng nhãn quan là Lập thể, cùng với Geogre Braque đã tạo ra. Chuyên gia sử học nghệ thuật Piére Daix đã phê bình: Picasso đa quăng đi hết thảy: vô số ngôn từ lý thuyết đã thừa hưởng của nền nghệ thuật cổ điển Hy Lạp, La Mã cổ đại, trung cổ, Địa Trung Hải, Phi Châu, Quần đảo Phương Nam… Chỉ mượn phần nào phái hậu Ấn tượng gần đây là Cézanne mà thôi.
Sự đổi mới về hình thức và bút pháp dẫn đầu bởi họa phái Lập thể, đã thay đổi tỷ lệ, như một sức ép kỹ thuật bẻ ra từng mảnh từng mẫu khiến cho khung vải vẫn còn là rộng. Picasso trình bày năm 1923: “Tôi vẫn cứ mang ra trình diễn, dù rằng chẳng khán giả nào biết tranh tôi ra làm sao, điểm này là cái quái gì nhỉ? Thưa quý vị, rằng đây đơn giản là tôi không muốn nói gì khác, ngoài làm bật ra một cảm xúc!”.
Cắt dán, khai triển vào giai đoạn Lập thể Tổng hợp 1912-1914 đính những vật thể có sẵn thành tranh Giấy dán nhiều lớp: Papier Collé là một biến thể của cắt dán và đặc biệt thêm vào đó là giấy bồi.
Tranh “Tĩnh vật với ghế mây” của Picasso 1912 hẳn là tác phẩm cắt dán đầu tiên, do thấy còn lộ ra lần vải keo. Còn Braque hình như bắt đầu dán nhiều lớp từ đầu tháng 9-1912. Picasso khoái trá, vội lĩnh hội ý kiến đó liền, thời kỳ cao điểm của nó kéo dài tới tháng 5-1913 khi ông đang làm việc ở phòng vẽ trên đại lộ Raspail, Paris. Cố gắng lúc đầu, như “Người đội mũ 1912-1913”, dồn nhiều hơn về sau, như “Cây đàn Guitar” thường vẽ trên nền trắng tuyền với nét than chì là chủ yếu và chỉ dán sơ sài.
“Cây đàn Guitar” ra đời khoảng mùa xuân 1913, là tác phẩm đường bệ, cầu kỳ nhất của Picasso về giấy dán nhiều lớp. Ông làm theo lối đã học trong thời kỳ làm đồ họa. Người ta còn giữ được bức ảnh phòng vẽ của ông, thấy một số phác thảo sắp ra đời của giấy dán nhiều lớp, trong số có một bản đã được hoàn thành: “Cây đàn violon” 1912-1913, điều đó chỉ ra rằng Picasso vạch trước phương án rồi mới lựa ra trong mớ hình thể, họa tiết nào thích hợp để từ đó khai triển vào một tác phẩm.
Phương thức áp dụng cho “Cây đàn Guitar” có hơi khác một chút tuy vẫn cùng cung cách. Đây là dấu than chì có lề đầu tiên, trên giấy bóng mờ xanh. Vài dấu vết khác lẫn mất vào giấy bồi, hay xóa bằng bút sáp trắng, chắc hẳn là chất liệu sau chót. Những dòng trắng này cũng cho ra cấu trúc mới bên lề tác phẩm.
Vật liệu dùng cho tác phẩm nào để riêng ra chỗ đó, giấy bóng xanh mờ, những mẩu than chì, miếng giấy mực đen, giấy bồi, bút chì sáp trắng vài mẩu. Giấy bồi sau đó cũng được chia hạng, hai vùng trang trí hoa văn giống như cây gai ô rô, năm dạng giấy có màu ngà hình vuông, vùng trắng nhọn vẽ bằng than chì, một chỗ màu son nét đậm, ba mẩu báo, hai là trang đầu của tờ El Diluvo xuất bản ở Barcelona, mẩu thứ ba gợi hình nốt bấm trên đàn.
Liệt kê những vật liệu xem có vẻ tầm thường này nhưng nó làm nên do sự khéo léo, sự náo nhiệt thầm lặng trên tranh – thật là một tổng hợp độc nhất, kích thích nhiều suy tư về ý nghĩa và mục đích của tác phẩm. Picasso còn có khả năng đưa hài hước và chế giễu vào tranh và thích thú đưa con mắt chột đẩy xa suy tư hơn nữa. Trong “cây đàn…” sự đối kháng từng nhịp giữa “đực” và “cái”, những phần tử âm và dương của dụng cụ đã được thu xếp khéo léo. Tuy nhiên vẫn có chế giễu các ý trên mẩu báo đối với hai thầy lang, Bs. Casasa chuyên gia hoa liễu và Bs. Doleet bệnh mắt.
Dạng tỏa nhánh của cây guitar là sắp xếp của Picasso và Braque với bút pháp phân tích lẫn tổng hợp của Lập thể. Nhất là Picasso, làm hình thức và cách chơi chữ bằng hình đều ưa nhìn. Cả hai nghệ sĩ này đều biết vận dụng đổi mới kỹ thuật để đạt hiệu quả trên. “Cây đàn…” là giấy dán nhiều tầng, nhiều màu phát sinh rung động cả về kỹ thuật lẫn ý nghĩa.
Từ trên xuống dưới: Dấu lem (có lẽ do ngón tay); Chữ nhật lòng den, lớp sơn lót trùm lên nhau; Chì than bị tẩy dở dang, chứng tỏ có sửa chữa; Chì than mỏng quanh chu vi cây đàn; Nét bút sáp trắng để đóng khung; Trang đầu của số báo mới ra ở Barcelona; giấy bồi màu xanh mỏng, xếp nếp.
Bên trái: Violon và guitare cùng cho ra đời cùng năm với “Guitare” chia sẻ cùng một đề tài. Tuy nhiên, để đáp ứng sự cặp đôi dụng cụ đàn dây, tranh bài trí thành hình oval để có đất cho hai cây đàn, với đường cong ngoằn nghoèo, thêm vào đó tác giả Picasso dùng một bộ, vật liệu khác, giẻ bồi, sơn dầu, bút chì, thạch cao… những vật liệu làm cho phần khác đỡ thô, màu đỡ rợ, chất kết dính không để lại dấu vết.
Bên phải: Lưới vẽ bằng than chì, không thẳng, hẳn là biểu tượng tua, tụ kết ở ghế hay khăn bàn. Hình như cố ý, hình khối dàn ra mặt phẳng, mỗi nét lại kéo quá giới hạn của vật thể. Khoảng giữa, bên trái của nửa cây đàn, đường cung đen kéo tiếp tới nét sáp trắng. Vòng chu vi này dẫn tới phần tử là đối tượng để phân tích của tác phẩm (cây guitare).
Chi tiết bằng thật: Kiểu cách của Picasso về sơn lót và chiều sâu, nhìn thấy ở hình này, được khai thác vết lem làm bóng tối về bên trái tờ giấy có hoa văn. Vết trắng xâm nhập và chấm dứt ở trang báo, thoáng thấy lần lót giấy phía xanh phía dưới bên phải. Có năm hay sáu loại giấy bồi rồi dựng lên một cấu trúc ngược lại, có hoa văn. Những phần tử bị cắt xé rồi dán vẫn còn, hơi cận cảnh, nhất là dưới khuyên phím, nơi mà vẫn còn thấy đường kéo cắt.
>>> Tác phẩm "Mùa thu ở Argenteunil, 1873"
>>> Tác phẩm "Rơm mùa thu" của Jean Francois Millet