Họa phẩm Sơn dầu “Rơm mùa thu” (1868-74)
của Jean Francois Millet
Millet ở đây, được coi như nhà “tiên tri” dẫn đường cho thế hệ Ấn tượng đang tiến tới.
Xuất thân từ gia đình nông dân, Millet thi đậu vào Học viện Mỹ thuật Hàn lâm và nghiễm nhiên trở thành phần tử tiểu tư sản thành thị. Tuy nhiên, Millet chọn vùng Fontainebleau ở ngoại ô Paris, ngụ tại làng Barbizon đầy những họa sĩ vẽ phong cảnh. Không hiểu vì tình cờ hay cố ý, nhưng Millet chọn nơi này không xa đô thành Paris, rất tiện khi cần mua sơn, cọ, khung vải và nhất là tiện lợi nếu muốn xem triển lãm ở các phòng tranh Paris.
Millet dọn tới Barbizon, thực ra là để tránh bệnh dịch tả, giữa cuộc Cách mạng 1848. Vốn thuộc thành phần tam đại bần cố nông, Millet vẽ bức họa “Reo mầm” 1850 và bỗng nhiên được tiếng cách mạng chỉ vì lúc đó giai cấp nông dân đói quá, nghe người ta xúi giục nổi loạn đòi bánh mì. Millet bị gán cái tên “hiện thực xã hội” mà chính ông không hiểu nó nghĩa là cái gì. Dù sao thì đề tài then chốt của Millet vẫn là cảnh nông thôn và sinh hoạt nông dân vùng phía đông nam Paris.
Millet thường vẽ phác thảo bằng phấn màu rồi chuyển hiện thành tranh sơn dầu. Mặc dầu là phác thảo hay ký họa, tranh phấn màu của ông vẫn được đời sau coi trọng như họa phẩm hoàn toàn vì có những bức phấn to bằng cỡ bức sơn dầu và độc đáo không kém, như hai tấm “Rơm Mùa Thu” (trang bên).
Tranh phấn màu từng thịnh hành vào thời bị coi là “suy vi của hội họa” Rococo (thế kỷ XVII) do đó, đôi khi không được quý trọng, thậm chí là bị coi thường, kém xa tranh sơn dầu. Tuy nhiên, kể từ khi có trào lưu xét lại vai trò Rococo trong văn hóa Pháp, cùng với làn sóng ái mộ nghệ thuật Chardin (1699-1779) thì thái độ kỳ thị tranh phấn màu mới giảm hẳn đi.
Một trong những nhân vật góp phần đề cao loại tranh này là nhau sưu tập Frédéric Hartmannm, khi ông được thấy hai bức trong số bốn họa phẩm “Tứ thời” của Millet - bức họa “Mùa Hạ” và “Mùa Thu” vẽ xong từ tháng Ba năm 1968. Hartmann đặt mua luôn bốn bức sơn dầu dựa trên những bố cục Millet đã hoàn thành bằng phấn màu. Từ đó Hartmann tiếp tục bảo trợ và cổ vũ lối họa của Millet và cũng từ đó, thiên hạ bắt đầu quan tâm đến tranh phấn màu.
Millet tỏ ra rất điêu luyện vô cùng thận trọng khi chọn màu sơn lót. Và khi đặt khung vải, ông chỉ định ba tấm phải sơn màu hồng đậm, một tấm màu vàng đất. Tuy nhiên, người ta đã làm sai đơn đặt hàng trên, vì ngày nay, chuyên gia khảo sát tranh thấy rằng chỉ có hai bức lộ ra màu sơn lót hồng, “Mùa Xuân” và “Mùa Thu”. Còn “Mùa Hạ” và “Mùa Đông” rõ là được vẽ trên nền vàng đất.
Các họa phẩm sơn dầu này có hiệu quả khác hẳn mấy tấm phấn màu kia – không phải vì khác chất liệu, nhưng nhờ ở màu sơn nền: Vẻ nồng ấm của bầu trời sau trưa ở bức sơn dầu vẽ trên nền hồng đậm có vẻ sống động hơn bức phấn màu vẽ trên nền giấy vàng nhợt nhạt! Kỹ thuật này được các thế hệ họa sĩ Ấn tượng kế thừa và phát huy thành một cách thức vẽ đặc sắc.
Hai bức “Mùa Thu” ở đây không nhằm đối chiếu những dị biệt về chất liệu, nhưng để minh họa những hiệu quả khác nhau do hai màu nền khác nhau.
Millet vẽ sơn dầu mà tạo được một hiệu quả tương tự phấn màu đục se dầu, không pha dầu loãng thành sơn trong.
Đây là bức phấn màu vẽ trước nhất, được dùng làm mẫu để vẽ bức sơn dầu. Ta thấy rõ màu giấy nền màu vàng đất tẻ nhạt so với nền hồng của tranh sơn dầu. Khổ giấy không theo kích thước tiêu chuẩn vì họa sĩ đã cắt xén bớt cho thích hợp với bố cục riêng của mình.
Chi tiết nét phác chì than hở ra từ nền tranh chứng tỏ Millet có khả năng tốc họa cao, ghi nhận được những đặc điểm của sự vật di động.
Mặc dù lớp sơn mỏng nhưng toàn màu đục.
Chi tiết cỡ thật
Tranh này vẫn còn một phần sử dụng sắc tối lũy tiến để mô tả chiều sâu mờ dần về phía trời xa. Phương pháp trên thường gọi là “bầu khí viễn cận”, trong đó cảnh vật càng xa thì càng xanh và mờ nhạt dần: “chân mây mặt đất một màu xanh xanh!”
Điểm mới lạ hơn tranh cổ điển nằm ở những khoảng hở sơn lót dưới nền vải.
>>> Tranh phong cảnh Ấn tượng - 1870 (Phần 1)
>>> Tranh phong cảnh Ấn tượng - 1870 (Phần 2)