Chân dung
Nhập đề
Người ta thường cho rằng chân dung là loại tranh vẽ mặt người. Thực ra, cá tính mỗi người toát ra từ toàn thân, sắc mặt, cử chỉ và cả trang phục. Tranh chân dung khác xa với loại “truyền thần” của các thợ vẽ phóng đại ảnh chụp (photo). Ảnh thường chỉ ghi hình như ảnh căn cước, hoặc người chụp kiểu chỉ chú ý tìm góc cạnh đẹp mắt, “tốt phô ra, xấu xa đậy lại”. Tranh truyền thần khá hơn ảnh, bởi người vẽ cao tay có mắt thẩm mỹ, biết bỏ nét dư, tìm điểm nổi bật của đối tượng nhưng rốt cuộc cũng khơi dáng ưng ý, đẹp hơn người thật. Xem tranh chân dung của các bậc thầy như chân dung tự họa của Van Gogh, Picasso, Rembrandt… ta sẽ thấy họ chú trọng nét biểu hiện nội tâm vui, buồn, khắc khoải hay trầm tư. Tự họa không phải cái cớ để tự tôn. Nó còn là một phương thức khai thị nhân tính. Nhiều bức nhân vật như “Monet với phu nhân trên Họa thất nổi” của Manet, “Bazille trước giá vẽ”, tuy không rõ mặt nhưng vẫn là chân dung đầy ấn tượng, hiện rõ con người thật của từng cá nhân trong sinh hoạt nghề nghiệp, tương quan gia đình, xã hội. “Người Paris” của Renoir là góc “chân dung” một thời của con người trong thời trang Paris thập niên 1870. Nhiều đề tài thần thoại của Picasso, tuy không thấy mặt họa sĩ, nhưng nó là một loại tự họa hay “tự truyện”. Đó là một lý do chính khiến nhiều họa sĩ vẽ tự họa hoặc loại bán chân dung trong bối cảnh nhân vật, nội thất hoặc phong cảnh. Riêng gương mặt, Họa sinh vẽ mặt cần biết cấu trúc căn bản, nét dị biệt của xương sọ người ta, tùy giới tính nam, nữ, trẻ hay già.
Minh họa cấu trúc xương sọ
Nữ sọ tương đối hẹp bề ngang nên có vẻ thon cao hơn sọ nam. Sọ nhi đồng chưa phát triển đủ chiều cao nên trông cái đầu to khác thường. Người già răng rụng, xương hàm và bắp thịt teo lại trông móm mém, nhăn nheo.
Nét biểu hiện tâm sinh lý. Nội tâm vui buồn, lạc quan hay bi quan thường lộ ra ở động tác căng hay trùng của bắp thịt trên mặt. Minh họa gương mặt căng thẳng tương phản với vẻ chán chường, mệt mỏi, thoải mái, vui thì môi và mắt cong lên. Buồn thì nét xuôi xị, do bắp thịt co thắt lại, không “cởi mở” như lúc vui vẻ.
Phác họa “gương mặt” Augustus John, bằng chì,
đơn giản mà biểu lộ rõ tâm linh nhân vật.
“Nụ cười của một kỵ sĩ” của Franz Hais trang phục đặc biệt
của thời đại được tô vẽ tỉ mỉ từng chi tiết,
khác hẳn bức họa chì, hoàn toàn không vẽ y phục.
“Chân dung họa sĩ Derain” của Matisse.
Đặc điểm ở cách dùng màu tương phản bằng phong cách
Dã thú rất thích hợp với chân dung một họa sĩ Dã thú.
Màu sắc
Họa sinh vẽ người mẫu và mặt thường nghĩ ngay đến ống màu ghi “Flesh”, màu da thịt. Hãy xem mẫu tranh Matisse, ta thấy ông dùng những màu cam, đỏ tương phản với màu lục, lá cây non để biểu hiện trạng thái nội tâm, nhiệt tình tiềm ẩn trong vẻ mặt trầm tư của họa sĩ. Không cần màu da thịt ở đây. Cho dù muốn tả thực theo kiểu “nhà trường”, ta cũng nên nhớ rằng màu sắc tùy thuộc ở bầu khí, ánh sáng trong ngày hoặc ánh đèn của họa thất – tất nhiên màu da cũng biến hóa rất đa dạng.
Họa cụ và chất liệu
Cùng một gương mặt có thể biến dạng thành nhiều bức họa với chất liệu tạo hình khác nhau. Bản vẽ chì, than, hay chì màu, phấn tiên, sử dụng kỹ thuật khác nhau sẽ tạo dáng vẻ và nội dung khác nhau. Bút, bay vẽ cũng tạo dáng khác cọ lông mềm hoặc bút sắt. Ta sẽ thử nghiệm điều này qua các bài minh họa từng chất liệu khác nhau trong đề tài chân dung.
Bố cục
Đặt định vị trí. Chủ điểm có thể đặt ở một vị trí thấp hay cao, lệch sang trái hay phải, nhưng nên tránh lệch lạc quá độ.
Giao điểm ở trung tâm tranh là “điểm chết”, nên tránh.
Nên tránh vị trí cao quá hay thấp quá.
Chiều vận động. Một yếu tố rất quan trọng hướng mặt của người mẫu
trong tranh cũng khiến mắt ta di chuyển cùng chiều.
Hậu cảnh. Nền tranh sau lưng nhân vật là một yếu tố
hỗ trợ cho cả hình thức và nội dung của chủ đề.
Góc nhìn cổ điển. Ba phần tư gương mặt là dạng phổ biến
trong tranh chân dung, cho thấy đủ hai mắt, một tai,
nét đặc trưng ở trán, gò má và sóng mũi.
Góc nhìn nghiêng. Trắc diện làm rõ nét viền từ trán qua
mũi và miệng, cằm đặc biệt của người mẫu.
Nét phụ họa. Cử chỉ như tay chống cằm vừa tạo dáng
vững chãi, vừa tạo nét cắt lạ mắt trên khuôn mặt là chính diện.
>>> Vẽ chân dung trong nghiên cứu hình họa cơ bản
>>> Làm thế nào để vẽ chân dung