Hội họa (Phần 1)
Học vẽ bằng cách chiêm ngưỡng, tìm hiểu tác phẩm của những bậc đàn anh đã trở thành một truyền thống kể từ thời tiền sử, từ những bước vẽ trong hang động ở miền nam nước Pháp và Tây Ban Nha, đó là hình ảnh loài bò rừng cùng một vài trò chơi ghi lại một cách sống động mà tới ngày nay ít ai vượt nổi.
Theo đà tiến triển này qua nhiều thế kỷ, dù cho yêu cầu của nghệ thuật có thay đổi theo trào lưu tự nhiên… chẳng hạn vào thời trung cổ, giáo hội thiên chúa ảnh hưởng mạnh lên người nghệ sĩ, khiến họ để cả một đời để minh họa Thánh Kinh… còn người Tiền sử vẽ, có lẽ theo một ma lực huyền bí. Người nghệ sĩ châu Âu thời Trung cổ trang hoàng lâu đài để chiều theo ngẫu hứng giới quý tộc. Nhưng dù thời sơ khai hay Phục hưng đề chung một tâm điểm: Con người muốn thể hiện và kết tinh thị quan, cách nhìn thế giới trong tác phẩm của mình.
Học cách nhìn:
Hội họa chính là nghệ thuật kết tinh hình ảnh đã nhìn. Do đó học nhìn ngắm một cách có ý thức là điều kiện tiên quyết để làm nên một bức tranh có hồn. Nếu bước đầu nhìn một bức chân dung hay tĩnh vật còn thấy vướng mắc thì gần như đó là kết quả của một quan sát thiếu sót. Bất cứ hoàn cảnh nào, nhãn quan tinh tế của bạn với ngoại cảnh cũng sẽ được tưởng thưởng bằng ấn tượng thích thú, một thước đo thành công hay thất bại của bạn… trên tác phẩm. Theo phương thức này, tốt nhất là dựa theo những công trình có bề dày nhiều thế kỷ. Những bậc tiền bối đều học cách thể hiện thế giới của thị giác với biết bao công phu quan sát, cũng như qua bao quá trình tiến hóa từ những kỹ thuật cơ bản. Đồng thời hãy nghiên cứu thế giới quanh bạn, cũng như quan sát sự tương quan giữa màu sắc, tỷ lệ tương xứng giữa các vật thể lớn hay nhỏ cho đến chi tiết tưởng chừng như không đáng kể.
Tiến trình này hẳn là phải duy trì một đường lối chủ quan cá biệt, mặc dù mỗi cá nhân chúng ta vẫn là những động tử trong dòng phát triển của biết bao trào lưu văn hóa nghệ thuật hằng hữu. Một tác phẩm đẹp đối với nghệ sĩ này chưa hẳn đẹp với nghệ sĩ khác. Một bức tranh thắng cảnh đối với nhiều người là đẹp đấy, nhưng lại là tầm thường với một số người. Tuy nhiên, bạn tự đặt cho mình một kỷ luật quán xét, thể hiện đặt nền móng cho bước phát triển mai sau. Kỹ thuật này không phải dễ, đôi khi bị lạc hướng nhất là bước đầu chập chững. Song dần dà con mắt được huấn luyện cộng với bàn tay thuần thục, sẽ khá hơn. Phần thưởng đó thật đáng kể, vừa đem lại niềm vui cho người thưởng ngoạn, lại khai mở ra cho bạn cảm hứng trước những bức tranh mới với kết quả tăng tiến dần. Một hướng khác mà họa sĩ gặt hái được là cái nhìn khác đời. “Tông” xanh xỉn của tàn “olive” buồn tẻ ở tiền cảnh sẽ nổi bật và sống động hơn nếu được tiếp giáp với màu xanh khóm lá rực ánh xuân quang, trở nên tương phản hẳn khi chúng tắm ánh nắng. Ở một khoảng cách vừa phải, chúng trở nên lung linh màu ngọc bích, lóng lánh khác hẳn dưới con mắt phàm nhân.
Học theo mẫu mực:
Làm gì có chuyện học lơ là, làm việc tùy tiện ngay cả ở khâu chuẩn bị một bức tranh. Như trên đã nói, người nghệ sĩ nên lùi xa đối tượng, giữ khoảng cách đúng mực để nghiên cứu nó dưới nhiều góc cạnh như: màu sắc, sự tương quan về tỷ lệ ngay cả trước khi phác thảo nét đầu tiên trên khuôn vải vẽ.
Danh họa Picasso từng nói rằng mỗi lần cầm bút lên vẽ, ông cảm thấy ngô nghê như đứa trẻ ngơ ngác trước món đồ chơi kỳ dị nào đó. Bước vào cõi sáng tạo, họa sĩ như một kẻ lãng du, chưa biết đi về đâu. Dù nắm vững mọi kỹ thuật, nhưng mỗi tác phẩm mới là một khám phá mới là và cá biệt. Tác phẩm của những bậc Thầy trong quá khứ đương nhiên là thể hiện cá tính của họ, và đó là điểm cần khám phá. Hãy gắng dò tìm những ẩn ý trong tranh. Phương thức tạo hình và chủ ý của tác giả cùng nên phân tích, tìm hiểu từng bước một.
Xem triển lãm ở những galleries – hành lang triển lãm nghệ thuật – hay xưởng làm việc (studio) của các họa sĩ luôn bổ ích. Thêm vào đó, việc sao chép tranh cũng cho bạn cơ hội đi sâu vào tư tưởng của tác giả, nó cũng nằm trong chương trình rèn luyện của ngay cả các trường đào tạo nghệ thuật. Nghệ sĩ đã có bước đi vững chắc, xưa cũng như nay, đều thực hành sao chép. Thật vậy, những tác phẩm cổ còn lưu truyền được tới ngày nay cũng nhờ những bản chép của hậu thế. Chẳng hạn như Rubens (1577-1640), đã cẩn thận sao chép lại tuyệt tác của Leonardo da Vinci (1452-1519) ở trên tường nhà thờ. Nguyên bản đã biến mất từ lâu, chỉ còn bản sao.
Thường thì kỹ thuật nguyên thủy gợi ý cho bạn nên dùng phương thức nào để tái hiện, màu sắc nào để cân bằng, theo đó hình thành phác thảo, đường nét phối cảnh do kinh nghiệm và quá trình học tập của bạn.
Xây dựng một bức tranh:
Khi xây dựng một bức tranh, thì khâu chọn vật liệu là quan trọng: giấy, bảng gỗ, hay khung vải, lụa … Khuôn khổ cũng đáng kể vì khuôn khổ khác nhau tạo nên tỷ lệ khác nhau, bao hàm cảm xúc khác nhau. Vuông vức biểu hiện sự bền vững, chắc chắn, còn chữ nhật dài và hẹp gợi sự tĩnh lặng. Một số họa sĩ cho rằng bề ngang thuộc về phong cảnh, chiều đứng cho chân dung. Ngoại lệ: Constable (1776-1837) nhiều phong cảnh trên khổ đứng, Degas (1834-1917) dùng khung ngang.
Bước tiếp theo là chọn chất liệu, thuốc vẽ cho thích hợp với kỹ thuật đề tài và bề mặt chất liệu. Bề mặt bóng nhẵn trên gỗ hay ván ép với lớp sơn lót để thấm sơn dầu là rất cần cho bản vẽ nhỏ chứa đựng chi tiết.
Chủ đề của tranh phải xác định từ đầu là muốn gợi lên cảm giác mạnh, hùng tráng, ước lệ hay tả thực để theo đó sửa soạn vật liệu và kỹ thuật. Xác định tỷ lệ, khuôn khổ phải tùy theo đề tài.
Mỗi họa đề lại có giải pháp riêng tùy theo từng cá nhân – tựu chung đều rút ra từ quan sát, kinh nghiệm và nghiên cứu. Mặt vải thô hay phẳng, sợi dệt dày hay thưa tùy theo vẽ bằng than chì, phấn dầu, màu nước hay mực – mỗi chọn lựa phải được quyết định nhanh chóng. Thường nên thử nghiệm một vài biến tấu khác nhau cả về kỹ thuật lẫn chất liệu. Thí dụ như thr vẽ tĩnh vật bằng màu nước – hay trắng đen trên giấy hoặc trên lụa.
Nên dùng vật liệu tốt. nếu dùng màu, nên hòa hợp. Tương phản thì phải có lựa chọn, chớ để “tình cờ”. Thiết kế phải cân bằng, vì đôi mắt thưởng ngoạn muốn thấy sự đầy đủ. Khoảng rộng hơi trống vắng nên cân bằng với phần nhỏ tập trung chi tiết. Ấn tượng về kích thước cũng là một nhân tố đáng kể.
Sơn dầu
Có lẽ đây là chất liệu thông dụng nhất hiện nay, do tính chất uyển chuyển và đa năng của nó. Mang vào sử dụng rộng rãi từ thế kỷ 15 do anh em người Flamand (thuộc nước Bỉ ngày nay) là Hubert và Jan Van Eyck. Dần dần sơn dầu chiếm chỗ của màu tempera thời trước.
Sau đó, người ta lại nhận thấy: sơn dầu trộn với màu tempera tạo được nét màu sáng hơn, phong phú hơn. Sang Venise, sơn dầu tìm được đất thích hợp với không khí ẩm ướt ở đây hơn là màu nước tempera.
Thoạt đầu, mặt gỗ của tranh sơn dầu vẽ trên gỗ đã được chuẩn bị kỹ, lớp áp sau cùng trên bề mặt gồm nhiều lượt keo động vật phết mỏng, thêm một lớp chống sự co giãn của gỗ là thứ thạch cao tổng hợp từ vụn đá vôi (phấn). Có thể còn thêm nhiều lớp nữa. Mỗi lớp như vậy lại được chà láng trước khi thêm lớp mới. Bề mặt sẵn sàng, lúc đó sáng – bóng, có tính thẩm thấu vừa đủ để kết dính sơn mà vẫn vừa đủ để màu khỏi bị hút “mất tăm”, thành xỉn (mất bóng láng). Đó là phần kỹ thuật riêng. Trong giai đoạn tập sự, nên tránh, vì rất khó cân nhắc thế nào – bao nhiêu là hút nhiều hay ít.
*Từ khung gỗ tới khung vải:
Khung gỗ lúc đầu tỏ ra dễ bị nứt, cong do thời tiết thay đổi quá độ hay đột ngột. Từ đó nảy sinh ý tưởng dùng khung vải căng, có lợi thế với độ co giãn rất nhỏ, loại bỏ rạn nứt, cong vênh.
Thoạt tiên mặt vải cứ để mộc, sau dần nghệ sĩ rút kinh nghiệm, quét một lớp hồ kín mặt vải.
* Quét hồ và sơn lót:
Chẳng bao lâu người ta thấy màu trắng có thể làm nền cho nhiều đề tài, nhưng không hẳn là thích hợp cho mọi loại. Theo đó, nền màu nhạt được sơn lót sẵn nhiều thể loại để họa sĩ tùy ý chọn lựa. Những họa sĩ vùng Florence thế kỷ 15 như Botticelli (1444-1510), Michel Angelo (1475-1564), Leonardo da Vinci (1452-1519) thường lấy màu xanh “lạnh” (lợt) làm màu chuẩn. Những nghệ sĩ này thường dùng ước lệ, hơi xanh là màu da trời, lục là cỏ, hồng là thịt… cứ nhạt đi một bực là “lạnh” để làm tăng vẻ tĩnh lặng của toàn thể.
Đồng thời là những nghệ sĩ của thành Venise lại dùng “tông” đỏ - nâu làm nền với kết quả không ngờ: Bellini (1400-1470), Titian (1487-1510), Veronese (1528-1588) dùng màu “lấp lửng” – tức mỗi màu một chút trên vật thể để đạt đến một màu “biểu kiến”.
Kỹ thuật của thành Venise gần như tương phản với đồng nghiệp ở Florence, có vẻ phóng khoáng hơn, mỗi hình dạng, vật thể đều có cạnh. Trong hệ thống nghịch đảo của Venise, mỗi góc cạnh lại lấn sang nhau, nét mờ nhạt thường gãy, lởm chởm…
Mặt vải sơn màu lót đối với nghệ sĩ ngày nay cũng như với người sáng chế ra nó, giúp ích người nghệ sĩ chủ động hơn trong thiết kế và cấu tạo sắc màu. Nó giúp diễn tả độ nhạt, đậm và trung độ giữa hai cực trắng đen, tuy rằng trong thực hành thì còn nhiều sắc độ tế nhị hơn nhiều.
Cấu trúc sắc độ là cốt lõi của kỹ thuật “thêu dệt ánh sáng” tức là chuyển dần từ “sẫm” tới “rạng” rồi sang sáng hẳn. Sử dụng phương thức này nên nhớ một vài “tông” có thể làm hỏng toàn thể “giết tranh”. Chẳng hạn, một tàu chiến màu xám chẳng có gì nổi bật, xen lẫn với màu đỏ chói gây cảm giác khó chịu, nóng và chọi nhau. Thường thì một tông ấm, trung tính, màu đất thó chẳng hạn, sẽ thích hợp.
* Các loại Phụ liệu:
Sơn dầu căn bản là hòa trộn bột màu của một chất liệu nhân tạo, hòa tan trong dầu để tăng độ bền của thuốc vẽ. Phương pháp chế biến qua nhiều thế kỷ vẫn chỉ thay đổi chút ít. Thời Phục Hưng, họa sinh học việc giữ phần nghiền bột màu và trộn thuốc vẽ, chẳng khác là bao với cách của xưởng làm màu để bán ngày nay.
Chất liệu ngoại phụ để pha chế thêm vào các màu nguyên chất nặn từ những ống “tube” ra – gọi là phụ liệu “medium” – Trường hợp sơn dầu – phụ liệu bao giờ cũng là dầu, thường hơn là hỗn hợp dầu. Sự thử thách của thời gian chứng tỏ dầu thông nguyên chất là một dung môi, hoặc là một loại keo để hòa với bột màu. Tuy thế, hòa vào mỗi loại dầu của sơn, nó lại có độ khô mau chậm khác nhau, dầu càng đặc lại càng mau bốc hơi, do đó lại cần đến một chất liệu trộn vào để làm chậm khô. Đó là dầu “lanh”, rất thích hợp. Tính chất đàn hồi của nó còn làm tránh nứt nẻ, làm nổi hơn và trông tươi hơn. Nhiều người thích dầu bắp ngô vì nó có độ bóng bền. Người khác lại ưa dầu thông trộn vecni, đây mới thật sáng bóng.
Chất sơn cũng nhiều thứ hạng. Loại rẻ tiền thường làm sơn dầu xuống nước, sẫm dần theo thời gian hay phải phơi ra ngoài. Thứ tốt dùng cho nhà nghề luôn được chọn với thứ dầu hảo hạng, kèm với thuốc màu bền đẹp.
Jan Van Eyck: “Người chít khăn”
– Nghệ sĩ tiên phong đưa sơn dầu vào hội họa, trước đó thì
màu nước Tempera được thông dụng hơn.
* Palette – Bảng màu:
Khi chọn màu nên giới hạn trong một số màu thông thường, không cần phải tìm cái xa lạ hay bằng công thức bí ẩn quá. Cứ đúng theo giới hạn đó bạn sẽ gặt hái kết quả. Những bậc thầy thuở xưa tự hào về khả năng tạo ra nguyên một chuỗi màu độc đáo bằng một bảng màu hạn hẹp, thì tại sao nghệ sĩ đương thời chịu thua kém?
Bảng màu đề nghị cho đề tài chân dung hay vẽ người mẫu, thuốc lỏng hay trắng titanium, vàng hoàng thổ, đỏ nhạt, xanh đất thó, nâu đen, xanh cobalt (cũng gọi azure + màu trời). Trộn đều với tỷ lệ đúng phân lượng và thử dần, thêm bớt để có màu sáng hay tối dần.
Cũng nên ghi chú rằng trong khay màu này không có chỗ cho màu chói mắt quá. Nếu cần tăng cường một góc nào như môi son đỏ, hay màu vàng sáng ở đôi hoa tai chỉ nên dùng đỏ cadmium hay màu Alizarin kèm với Choromium hay vàng Chrome.
Vẫn biết thí nghiệm là thử mọi thứ nhưng nên tránh loại màu phù du. Màu có tên “phù du” là do nó mau phai khi phơi ra ánh sáng, cũng bị phân hủy khi trộn với màu nào đó. Do thế, nên dò lại bảng liệt kê của nhà hàng lớn bán hóa phẩm, thường ghi mã số để chỉ độ bền. Tốt nhất là cứ mua loại hảo hạng.
* Kỹ thuật vẽ:
Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu có nhiều cách, đưa đến nhiều lối và cách cấu tạo. Chẳng hạn như phết một lớp sơn nhẹ cùng màu hay tráng sơn bóng lại thay đổi hẳn ấn tượng của tranh đó.
Dàn mỏng, có nghĩa phần sơn dày, đẫm nhồi từ dưới lên trên, kết quả là gần như kéo phần sơn lót bên phía trên. Sơn bóng, tức như sơn quang dầu hay sơn then lên mặt ngoài cùng. Những phương thức này áp dụng lên mặt ngoài cùng.
Một lớp quang dầu như vậy lại tăng thêm giá trị của lớp trước, dưới nó. Sơn then dùng cho bóng trong và một chút màu, quang dầu trong hẳn. Chẳng những nó giúp bảo quản tốt mà còn thúc đẩy mau khô, nên áp dụng vào mặt phẳng hoàn toàn, nếu không nó bị đọng từng vệt.
Dầu thông không khi nào thay thế sơn quang dầu, vì phần tử của nó không hòa hợp với chất sơn, sẽ làm hỏng hết. Chỉ có thể tạm dùng dung môi nhẹ, cọ sạch để chùi những cợn sơn trên mặt.
Ngày nay còn dùng dầu thông tinh chế để dùng thay quang dầu.
SANDRO BOTTICELLI, “Mẹ Đồng Trinh và Hài đồng cùng Thánh Gioan với Thiên Thần”. Tác giả là nhân vật ảnh hưởng nhất trong giới hội họa ở thế kỷ 15 vùng Florence. Đường lối chính thống của ông đã tạo ra giá trị cao cho những tác phẩm giai đoạn này. Vòng tròn chứa đựng làm tăng cảm giác cân đối và yên bình, dù rằng không có nó bức tranh vẫn hài hòa và cân xứng.
Acrylic
Acrylic ra đời để đáp ứng nhu cầu bức thiết cần phải có một loại sơn đàn hồi – chống nứt nẻ, mà vẫn giữ được vẻ sáng bóng khi phơi ra ngoài trời. Nó được chế tạo dưới cả hai dạng bột màu và nhựa, loại sau này còn gọi polyvinyl acetate. Nó khô mau vì là loại hòa tan trong nước và lấy nước để bốc hơi. Điều này có nghĩ người nghệ sĩ có thể sơn đi quét lại trong thời gian ngắn không cần chờ đợi như với loại dầu.
Ngoài ra còn ưu điểm khác: acrylic bền vì thành phần cấu tạo của nó chống lại acid hóa và phân hủy trong khi lớp trên dính chặt vào lớp dưới. Khô mau đôi khi hơi bất tiện, trong trường hợp này ta thêm vào chất chậm bốc hơi để có đủ thì giờ điều chỉnh trong khi tranh còn ướt.
* Dụng cụ và kỹ thuật:
Do bản chất của acrylic nên nó được sử dụng với nhiều dụng cụ. Cây cọ truyền thống hay vẽ (palette) kết quả vẫn tốt như khi vẽ sơn dầu. Bông và giẻ cũng vậy. Kỹ thuật thay đổi tương tự, tùy theo sự lựa chọn phết dày hay từng đoạn mỏng.
Dùng bông hay giẻ, cốt yếu là dò dẫm để tìm ra cách hay nhất để khai thách tính chất đích thực của chất sơn. Bắt đầu bằng phương pháp cổ truyền: lót một lượt mỏng rồi quét đẫm để đồng nhất màu, rồi từ lớp này mà tô bóng, chấm phá.
Màu nước
Là vật liệu thích hợp nhất khi vẽ dã ngoại, với đặc tính khác hẳn sơn dầu, cầm nghiên cứu cẩn thận cách khai thác nó được đầy đủ. Tính chất tốt của màu nước là trong suốt, khiến lớp màu dưới ẩn hiện thấp thoáng lộ qua lớp mỏng của sơn nước hay qua màu giấy trắng trên nền tranh (điều này ngược hẳn với kỹ thuật sơn dầu). Vì phải tiên liệu trước khi cầm cọ nên họa sĩ cần cẩn thận hơn những phương pháp khác.
Đây là vật liệu cổ xưa hơn cả. Bích họa trên tường nhà thờ chẳng hạn, là một loại tranh sơn nước, trong khi màu nước vẽ trên giấy đã có từ lâu, trước khi nó được thông dụng vào thế kỷ 18 – 19 (cũng là nhờ màu nước đưa vào thị trường sau năm 1700). Phương thức chế tạo đơn giản, màu chỉ là bột nghiền ra từ keo thực vật phơi khô. Từ phương pháp pháp minh đầu tiên, nhiều chất gia giảm đã tìm ra sau đó, thành những công thức đa dạng.
Tuy nhiên, màu nước nảy nở là nhờ những bậc thầy ở thế kỷ 18 bên Anh, như John Cotman (1782-1842), William Turner (1775-1851) đưa kỹ thuật này tới đỉnh cao. Một trong những nhân tố chính là cảm giác về tỷ lệ và không gian trong khuôn khổ khung vẽ của họ.
Màu nước thực hiện phần nhiều trên kích thước nhỏ, vì trước kia phải mang vác, vận chuyển và một vài yếu tố khác nữa. Khuôn khổ của bức tranh thường lại chính là khuôn khổ của bản phác thảo. Với màu nước, vì thời gian khô tương đối màu, họa sĩ phải vẽ nhanh tay, sao cho kịp với khối lượng thuốc vẽ trên cọ - liên hệ đến khuôn khổ tranh, khoảng 20x30cm (50x65cm). Trên thực tế nhiều bức tranh mẫu mực còn nhỏ hơn nữa.
Vào thời đó, nghệ sĩ thường căng giấy ướt chờ khô rồi mới vẽ, như vậy loại hẳn những vết nhăn.
* Kỹ thuật nhuộm màu giấy:
Nghệ sĩ thời trước tiên liệu phong cảnh phải vẽ rồi mới theo đó nhuộm màu giấy. Nếu quang cảnh chung là sáng, nắng chói và vui tươi thì màu phớt vàng Napoli hay vàng nghệ làm nền. Còn nếu trời hơi u ám thì pha xám “Payne” hay xanh ngả xám trung tính là nên dùng.
Họa sĩ dùng một miếng bìa cứng nhỏ, hình chữ nhật, màu trắng đặt cách mặt khoảng một tầm tay hay gần hơn, nhắm một mắt lại nhìn để “cắt cảnh”. Mục đích chính là sắp xếp màu sắc sao cho nó vừa miêu tả chính xác… vừa linh động, có hồn. Pha trộn màu sắc cũng là phần quan trọng y như đặc tính trong suốt của chất liệu này vậy.
>>> Hội họa (Phần 2)
>>> Lịch sử hội họa