Hội họa (Phần 2)
Bột màu – Gouache
Gouache là một biến thể của màu nước, lấy nước làm gốc, thường dùng màu dưới dạng hạt thô. Khác với màu nước trong suốt, nó lại mờ đục. Nhiều kỹ thuật tương tự như màu nước, sơn dầu hay tempera (keo trứng). Tuy nhiên nó mang vẻ đẹp và sống động riêng.
Chi tiết chập chờn giữa những nét cọ chấm phá bằng bột màu tạo nên vẻ huyền ảo, đặc biệt là Gouache.
Thường thì nước màu pha với bột trắng mờ cũng tạo một cảm giác tương tự.
Màu keo – trứng (Tempera)
Trước ngày sơn dầu ra đời thì dầu keo tempera là chất liệu chính cho những tác phẩm nhỏ, nhiều chi tiết.
Nó vẫn được đông đảo quần chúng thưởng ngoạn, ưa chuộng do mặt màu cực kỳ thanh nhã. Còn một lợi thế: chế tác dễ dàng, chri vài nguyên liệu thêm vào chút công sức là được đầy một gamme màu. Căn bản của dầu keo là trứng còn tươi, dùng làm nhũ tương pha hòa bột màu thành dạng sệt – như keo. Có những nghệ sĩ chỉ thích dùng lòng đỏ, có người dùng nguyên trứng. Dầu chế thêm vào để tăng tính chất keo. Cần nhất là trứng phải tươi, số còn lại cuối ngày phải bỏ hết. Dùng lòng đỏ cũ, dù chỉ một ngày, tranh sẽ hỏng.
Mọi vật dụng tính vào dao, bay… lưới lọc… đều phải rửa thật sạch, nếu không mặt tranh sẽ đóng mốc.
* Chất lót và Kỹ thuật:
Đầu tiên phải kể đến tấm ván gỗ hay ván ép, được bồi đắp bởi nhiều lớp thạch cao rồi chà láng. Kỹ thuật phải thích nghi nhiều cách, tùy theo tốc độ khô của từng loại màu khô. Loại tự pha chế mau khô hơn loại làm sẵn đựng trong ống (tube). Đánh bột cho nhuyễn bằng cách khuấy hay dập, ngào đều bằng máy tốt hơn cách làm thủ công.
Nhờ tính đàn hồi, dầu keo thích hợp nhiều thể loại. Đề tài nào là chân dung, họa hình theo lối truyền thống, nào phong cảnh, tĩnh vật, lịch sử, thiên nhiên… Cảm giác êm ái, tĩnh mịch là một tác dụng đặc biệt của tempera.
Hình họa đen trắng
Danh từ này khiến ta nghĩ đến cây bút chì đen và tờ giấy trắng. Bút chì, với nhiều người, đồng nghĩa với phác thảo. Trải qua nhiều năm, bút chì là công cụ thân thiết để lưu trữ tài liệu, ghi chú, mô tả và phân tích hình ảnh.
Những bậc thầy hội họa người Ý thế kỷ 15 đều quen thuộc với dụng cụ gọi là đinh bạc. Đầu nhọn bằng bạc của nó có công dụng như bút chì thời nay. Với giấy màu, nó không kém bút chì. Phấn cũng từng đi trước bút chì mà còn được việc hơn, và là nguyên liệu hàng đầu của hội họa. Thật ra, làm chủ được kỹ thuật than chì, những bậc thầy đã phải giam mình nhiều năm ròng trong studio, vẽ và học vẽ.
* Những loại chì và nền:
Chì kéo từ lợt tới sẫm, bút cũng làm sẵn cho mục đích này, ghi số từ H tới “8B” – rắn tới cực mềm. Kết hợp từ đậm tới nhạt khiến tranh sống động, chi tiết từ nét rộng 4H tiến gần tới 4 hay 6B.
Nền để vẽ chì cũng quan trọng vì phẩm chất nét vẽ còn tùy thuộc vào mặt giấy hay vải có phẩm chất tốt hay xấu. Chì cứng để phác nét mờ nhưng gặp giấy vải thô nhám lại thành nét tối đậm cũng y như chì mềm trên bề mặt nhẵn vậy.
* Kỹ thuật hình họa và vật liệu hỗn hợp:
Than chì phát huy hiệu quả đặc biệt khi dùng kèm với vật liệu kể cả với màu dầu hay màu nước, trên cả khung vải hay thạch cao hoặc giấy. Về sau người ta còn dùng chì màu để tô điểm thêm cho hình họa đen trắng.
* Phương thức phác thảo:
Dùng bút chì cứng trên một khổ giấy rộng, nhẵn (nếu với cỡ 30 x 20 inch tức 50 x 65cm) thì người nghệ sĩ cần đầu chì loại cứng 2H cứ việc vẽ, sửa sai mà khỏi cần đến cục tẩy (gôm) và như thế ta có thể nghiên cứu, cân nhắc giữa nét sai và nét cho là đúng.
Phấn màu
Dùng phấn màu làm vật liệu vẽ và phác thảo đều được. Thỏi màu làm từ bột màu trộn với một chút ít keo hay nhựa.
Vì rằng phần nhiều bột màu đục, nên nhiều người nghệ sĩ thích tự nhuộm lấy mặt canvas. Họ thường kết hợp than và phấn đen, loại phấn này rắn hơn than nên tạo đường nét rắn rỏi, mạnh mẽ, tương phản với nét mềm mại của phấn màu thuần túy.
* Kỹ thuật:
Từ thử nghiệm bằng những nét phấn, nền tranh, kỹ thuật… thật nhiều dị biệt và đa dạng, ta sẽ rút ra kích thước, chọn lựa phong cách thích hợp với bút pháp, cảm xúc riêng. Với nền có màu ấm, nóng hay lạnh sẽ cho tranh một sắc thái khác hẳn tùy theo nền của nó. Phấn thô trên giấy gồ ghề, phấn nhuyễn trên bề mặt mịn sẽ có tác dụng khác biệt.
Jean August Ingres: “Nghiên cứu vẽ chì”
– Ingres là tín đồ nhiệt thành của bộ môn này. Chỉ căn cứ vào
đường phác thảo rồi triển khai bằng một dụng cụ ít tốn kém.
Một phương pháp làm phấn màu trông tươi mát là tưới nước hay sữa lên mặt, làm mọi sắc màu hòa quyện với nhau. Đó là kỹ thuật mà Degas (1834-1917) cùng vài người khác từng dùng. Edgas Degas suốt đời chỉ dùng phấn màu mà đã cho ra đời nhiều tác phẩm tuyệt tác. Từ vài nét đơn sơ tới hoàn chỉnh, ông là bậc thầy của chất liệu này.
Một kỹ thuật phổ biến và khá thành công của phấn màu gọi là “vận dụng nền sáng”, trong đó những cấu trúc và vật thể chính của tranh phác họa bằng bút chì mềm trên nền màu nhạt. Sau đó vẫn dùng màu nhạt tô thêm lên hình thể một cách thận trọng bằng phấn màu sáng. Sau hết triển khai bằng sắc hơi sẫm và sẫm dần.
Biết cách điểm xuyết, gọi là “động thái” – gesture – sẽ làm nổi bật dấu ấn ký độc đáo của từng tác giả trong phấn màu cũng như trong các loại vật liệu khác. Định nghĩa trong mỹ thuật thực hành – “gesture” có nghĩa: điểm xuyết theo hứng của nghệ sĩ, khác nào tiếng nấc của một ca sĩ theo ý của bài ca. Thì đây, “gesture” cũng tùy theo khuôn khổ bức tranh và thể tài của nó. Một vệt đưa bằng cạnh rộng (mòn nhiều) của thỏi phấn hay miết mạnh của thỏi mềm đều có ý nghĩa, tạo phẩm chất đọc đáo cho từng hình ảnh. Biết khi nào dùng kỹ thuật nào là tùy ở bản lĩnh từng họa sĩ.
Edgar Degas: Họa phẩm “Lau mình”, là một trong những nhà cách tân lớn, cổ vũ cho phấn màu. Ông thường thử nghiệm nhiều kỹ thuật khác nhau, cùng triển khai một phương pháp vẽ phun sữa và nước ấm lên bề mặt tranh phấn màu. Cách sử dụng màu cũng là khía cạnh đáng học hỏi, nghiên cứu. Ông cũng là một trong những nghệ sĩ tiên phong trong sử dụng vết màu đan pha tạo ảo. Phái ấn tượng có nhiều thành viên áp dụng kiểu này.
* Phấn dầu:
Là một sản phẩm tương đối mới. Cũng là một thỏi màu giống phấn cổ truyền nhưng lại là dầu dưới dạng đặc. Công dụng của nó rất khác với phấn tiên chính hiệu.
Vì phấn dầu hơi “thô” hơn phấn màu “tiên” nên chỉ dùng ở quy mô nhỏ nhưng có nhiều ứng dụng phối hợp. Một kỹ thuật là phác những nét đan chồng chéo bằng màu sắc hài hóa rồi vẽ lên trên bằng bột màu gouache. Chùi một chút xà phòng mềm để phấn màu pastel bám dính tốt hơn.
Một kỹ thuật cũ gọi là “rửa trôi” cho kết quả hấp dẫn. Trải một chất liệu cơ bản, sau đó dùng phấn dầu với màu nền. Chi tiết bằng mực màu và Gouache vẽ trên cùng, để một vài khoảng trống giữa những vật thể. Lúc khô phủ một lớp bột gouache trắng lên trên toàn thể, khá dày để che chở sắc màu của tranh. Thêm một lớp keo chống thấm lên gouache cho chắc ăn và phơi cho khô đều. Sau cùng cạo lượt keo này đi (có thể là màu đen) bằng dao mỏng hay dụng cụ tương tự, ta sẽ thấy một bức tranh có màu sắc tương phản mạnh hơn.
Bút mực
Là một truyền thống hội họa lâu đời, đặc biệt là nét sắc cạnh của nó có thể ghi từng họa tiết tỉ mỉ. Qua nghiên cứu những tác phẩm chính của Michelangelo và vài danh họa khác ta sẽ hiểu cách sử dụng bút mực cổ truyền.
Với phát minh phương pháp in ảnh, môn vẽ bằng bút mực khoác thêm ý nghĩa mới, và ảnh hưởng của nó vẫn còn bao trùm nhiều lĩnh vực tạo hình ngày nay.
* Loại bút và nền vẽ:
Ngòi bút được làm nhiều kiểu khác nhau, cho nên nền vẽ cũng phải khác biệt. Với ngòi bút vẽ bản đồ, thì đầu phải thật nhỏ, cho đồ họa viên từ ngòi thép thô, cứng tới mềm. Từ lúc đầu là bút lông ngỗng hay cây lau, trải qua bao biến chuyển theo thời đại, nhưng ngòi bút sắt chưa bỏ được. Dùng viết chữ, ngòi viết to hay nhỏ cũng được nhưng phải trơn.
Giấy cũng tác động đến đường nét. Giấy gói hàng, giấy thấm giấy “croquis” – để vẽ đồ họa – độ thấm mực đều khác nhau.
Honoré Daumier: “Ghế đợi nhà ga lẻ”. Những tranh của tác giả này độc đáo ở chỗ gợi lên một cảm giác, một không khí. Ông thường dùng nhân vật thuộc tầng lớp lao động làm đề tài.
* Một kỹ thuật sao chép hình họa:
Trên một tờ giấy khổ lớn loại croquis hay tương tự, chấm làm dấu những điểm chính rồi theo đó vẽ bằng bút chì. Khi bạn thấy bức tranh đáng được thể hiện, dán theo cạnh dọc một tờ giấy thấm hay hút nước vừa phải bằng băng keo thành một bản lề, để hai tờ này khép bản lề là vừa khít nhau. Sau đó bạn dùng bút mực tô theo nét chì từ khoáng sát bản lề băng keo trở ra. Tô đến đâu – phần nhỏ thôi và theo nét hoàn chỉnh – là thấm tờ giấy trắng bằng cách khép lại đến đó, ép nhẹ cho thấm hình kỹ. Như vậy là bạn đã in hình ngược chiều sang tờ giấy thấm.
Đây chẳng những là kỹ thuật vẽ hoàn chỉnh mà còn dùng để sao chép tranh với chút ít thay đổi phương cách. Thường thì bút mực để tô đậm. Màu nhòe một cách có chủ ý là một kỹ thuật khác. Hãy kết hợp mọi kỹ thuật!
* Mực màu:
Cũng như trường hợp chì màu, gamme mực màu nhiều hay ít là tùy trình độ nghệ sĩ. Nên tránh dùng những màu mực tự pha lấy để duy trì độ bền.
* Chất liệu pha chế:
Dù nắn nót hay phóng túng, dùng bút mực vẫn đáp ứng theo nhiều cách; pha với chất liệu khác từ vài màu căn bản người ta tìm ra khá nhiều màu làm bằng chất liệu thiên nhiên. Mực đen trên màu nước mang lại kết quả tươi mát. Đầu bút khác nhau, co khác nhau, kết hợp lại cũng đưa đến hiệu quả khác thường, chẳng hạn loại bút rapidograph và bút bi (bút nguyên tử).
* Tẩy xóa:
Để xóa lỗi thì phải tẩy lúc mực đã khô, bằng cục tẩy, bằng dao cạo hay bằng bút xóa (sơn trắng).
Bố cục
Minh họa bằng phối cảnh là yếu tố chủ đạo để xây dựng một tác phẩm ngoạn mục. Bố cục: “composition” – là từ để diễn tả sự phân phối các phần tử tản mạn trong tranh tạo nên tổng thể của một bức tranh hoàn chỉnh. Sự cân bằng và hỗ tương giữa đường nét, màu sắc, khối lượng, sự vận động… cũng là sắc thái của tranh, gọi chung là những “yếu tố tạo hình”. Trải qua nhiều thế kỷ, người ta đã đề ra nhiều tiêu chuẩn cho nghệ thuật, từ tỷ lệ chuẩn cho nhân dạng tới hệ thống, kết hợp màu sắc, và đáng chú ý nhất là tỷ lệ vàng.
Tiêu chuẩn quy định trong nghệ thuật cổ Hy Lạp là sự cân đối hoàn hảo. Đó là công thức toán học chia tỷ lệ các thành phần không gian tạo hình, giữa phần nhỏ với phần lớn và toàn thể. “Tỷ lệ vàng” coi như sự cân bằng tự nhiên, cân đối, hài hòa trước mắt mọi người. Kể từ khi ra đời định luật này, môn hình học được nâng lên vai trò quan trọng trong hội họa, điêu khắc và kiến trúc.
Toàn cảnh bức tranh cũng được phân tích, đánh giá. Thành phần cơ bản căn cứ trên tính chất hình học, từ dạng giản dị đến mới lạ.
Thí dụ như: cấu tạo tam giác khám phá từ thời Madonna được bổ sung bởi tam giác đảo hay tam giác giác liên kết ngược tới một độ phức tạp đáng kinh ngạc.
Họa sĩ Ý, Piero della Francesca (1410-1492) coi taons cũng là một ngành nghệ thuật, song phân tích của ông dùng khá rắc rối tỉ mỉ đến độ ít ai hiểu nổi. Mọi liên đới giữa đường nét đều được chứng minh thỏa đáng. Màu sắc cũng tính toán hợp lý, tăng phần ý nghĩa của tranh.
Những phương pháp thay thế và phân tích bằng tiết điệu theo chủ trương của Rubens hay Delacroix đều mang ra áp dụng. Để gợi hình sự vận động hay để dẫn mắt người xem tranh lướt tới, họa sĩ cần phải hoàn thành sự cân bằng theo cách nào đó.
* Không gian của tranh:
Bạn đã bao nhiêu lần thấy tranh cô đọng vào trung tâm, còn góc và cạnh bỏ trống, hay quy tụ hoạt động vào khoảng đồng không Poussin (1594-1665) là họa sĩ rất quan tâm quy cách bố cụ - “ngữ pháp của hội họa” – mời gọi người ngắm cảm nhận bằng cách nhìn thấu suốt mọi thành phần tranh trong toàn thể của nó.
Đụng chạm kịch tính sẽ tăng lên bên trong bố cục bằng biến thái về tỷ lệ để khai thác ở thế nhìn gần, nhìn xa tạo phối cảnh. Một cánh chim hải âu trên nền trời, đủ để làm sống cả một không gian. Hãy khai thác những tương phản sống động đó vào những phần khác trong tranh.
Màu sắc
Con người tiếp nhận thị ảnh từ vật chất gây nên phản ứng ở những “que hình nón” bên trong nhãn cầu… Kết quả, lá cây có màu lục là do tia sáng màu lục phản chiếu từ lá và mắt ta.
Michelangelo Bounarotti: “Học tập”. Bằng bút và mực là sở trường của
tác giả mà hậu thế nên nghiên cứu, cách đưa,
vạch nét trên vẽ đậm nhạt và cấu tạo.
Thường thì tranh phong cảnh có màu lục. Nếu tranh của ta gồm đồng ruộng, bụi rậm, cây cối, hoa cỏ đều là họ nhà lục, xanh lá cây. Bổ sung vào sắc hài hòa bằng điểm xuyết đối nghịch như màu phụ của đỏ chẳng hạn. Lục cũng là màu phụ đẻ ra từ xanh và vàng là hai màu chính. Xét lại điều này giúp ta được gì? Đặt một khoảng nhỏ màu đỏ kế bên lục có tác động tương tự như xanh kế vàng. Làm tiếp nhiều thí nghiệm sẽ thu được những phát kiến lạ lùng kết hợp không chỉ đơn thuần về màu sắc mà cả về chất liệu.
Những bậc thầy dùng màu sắc đầy ấn tượng ở thế kỷ 20 có Matisse và Derain, ở thế kỷ 17 có Velazquiez đáng để cho bạn nghiên cứu kỹ lưỡng.
Kết cấu: Nghệ sĩ Ý thế kỷ 15, Piero Della Francesca, coi hình học là một phần của hội họa. Ngay trên: tam giác là hình cơ bản. Bên phải ở dưới: theo nguyên tắc này để khám phá ra nhiều bố cục tam giác.
Tỷ lệ vàng: Định lý Euclid suy rộng: Cách chia lý tưởng cho một diện tích vẽ. Muốn tìm chiều khác của tỷ lệ, ta lấy trên AB một điểm C chính giữa (hình thứ 1). Kế tiếp, vẽ một cung tròn tâm C, đường bán kính là góc đối của C trong hình vuông. Định điểm D trên AB kéo dài (hình thứ 2). Ở hình thứ 3 – ABD là một cạnh của hình chữ nhật. Từ điểm B vạch đường thẳng đứng lên tạo mảng bên phải (hình thứ 4). Muốn tìm chiều ngang của vạch từ G một đường thẳng góc với cạnh đối diện. Giao điểm của cung với đoạn G… là mảng ngang.
Phối cảnh
Khi làm tranh, những yếu tố mà nghệ sĩ cần hiểu biết để khai thác, là màu sắc, bố cục, phối cảnh. Tập hợp chúng lại cộng với tay nghề căn bản cùng kỹ thuật… tất cả sẽ cho nghệ sĩ diễn tả trên tranh cảm xúc của mình.
Chức năng vận hành của mắt là hệ thống rất phức tạp khiến ta thấy thế giới ba chiều (hình nổi).
Về phối cảnh không gian, màu sắc có thể được thấy biến đổi theo từng khoảng có tông hơi xanh.
Một tiêu chuẩn bất biến cho hội họa là chủ đích và nội dung, mọi thứ khác đều tùy thuộc vào đó.
>>> Hội họa (Phần 1)
>>> Lịch sử hội họa