Thông điệp ẩn giấu trong tranh sinh hoạt đồng quê
của Jan Brueghel
Jan Brueghel I (Brussels 1568-1625 Antwerp),
Cảnh sinh hoạt bên sông 1616.
Sơn dầu trên đồng. 25.5x37.5cm.
Tranh được ra giá khoảng 5,500,000-8,000,000 bảng Anh tại Christie's London ngày 6.7.2017
Mười thông điệp ẩn giấu đã được tìm ra bởi các nhà sưu tầm đương đại trong bức tranh thế kỉ 17 của họa sĩ Brueghel - đấu giá vào ngày 6.7 tại London.
Jan Brueghel là một họa sĩ xuất chúng đầu thế kỉ 17, ông sống và làm việc tại Antwerp, Bỉ. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật nổi bật, Brueghel chuyên sâu về tranh phong cảnh và tĩnh vật với sự tỉ mỉ hoàn mỹ. Anh trai ông là Pieter Brueghel II theo bước chân của cha ông Pieter I cũng là những họa sĩ nổi tiếng với một số tranh phong cảnh như bức “Bẫy chim” huyền thoại.
Bức tranh dưới đây của Jan Brueghel I là một kiệt tác thể hiện bút pháp của bậc thầy. Những chi tiết được thể hiện trong tác phẩm cùng với kỹ thuật tinh tế đã bộc lộ khả năng của họa sĩ trong việc tạo hình các tác phẩm phức tạp. Điều đó đã giúp ông có được danh hiệu “Velvet Brueghel’- bậc thầy về phối cảnh trong thời đại của mình.
Tác phẩm được sáng tác năm 1616 khi Brueghel là họa sĩ làm việc cho thống đốc miền nam Hà Lan, hoàng tử Albert và vợ Isabella. Khoảng thời gian này chính trị đang được ổn định với sự đình chiến giữa các tỉnh dòng Tin lành ở miền bắc Hà Lan và các lãnh thổ Công giáo Tây Ban Nha kiểm soát ở phía Nam nơi Brueghel sống.
Phong cảnh bờ sông tuyệt đẹp nơi mọi người nhảy múa, trò chuyện và các công việc mua bán hằng ngày diễn ra, gợi lên cuộc sống nơi đồng quê đầy quyến rũ. Tuy nhiên, như thường thấy ở nhiều bức tranh tại Hà Lan trong thế kỷ 17, nó bao gồm nhiều ý tưởng tinh vi hơn, bao gồm quan điểm chính trị, tôn giáo và ý thức cá nhân. Ở đây, chúng ta nhìn vào một số trong những ý tưởng này và cách chúng chi phối các tác phẩm quan trọng và đẹp nhất của Jan Brueghel.
1. Chân dung họa sĩ trong bức tranh
Họa sĩ đã tự họa chân dung mình cùng vợ và gia đình ở góc phải phía dưới trong bức tranh - Jan Brueghel chính là người đàn ông mặc đồ đen bên trái. Chân dung tác giả bên bờ sông dễ nhận ra dựa vào bức chân dung được người bạn lâu năm của ông - Sir Peter Paul Rubens vẽ trước đó một năm, hiện đang được lưu giữ tại Viện nghệ thuật Courtauld.
Brueghel chỉ tự họa mình trong ba bức phong cảnh, và đây là dấu tích duy nhất còn lại.
Chân dung Jan Brueghel mặc đồ đen, đứng phía bên trái.
2. Brueghel tự họa mình như một học giả
Trang phục của Brueghel trong bức tranh thể hiện ông không như một họa sĩ bình thường mà như một quý ông sang trọng. Điều này thể hiện xu hướng đánh giá cao địa vị xã hội của các nghệ sĩ. Họ xuất hiện như những học giả đầy tri thức hơn là những thợ thủ công.
3. Chúa xuất hiện ở các chi tiết
Brueghel chú ý tới từng chi tiết- hình dáng cây cối đến những ngọn cỏ trong bức tranh- thể hiện sự ảnh hưởng của phong trào cải cách Công giáo của giáo hội Tây Ban Nha- Hà Lan. Tác giả tin rằng thiên nhiên là sự hiện thân của Chúa trời, sự mô tả phức tạp của ông về thiên nhiên như một cách để hiểu thêm về Chúa trời, trân trọng mọi yếu tố của tạo hóa
Brueghel chú tâm đến từng lá cây ngọn cỏ, tạo nên chi tiết cho bức họa.
4. Nghiên cứu cận cảnh bức họa
Các nhà sưu tầm đánh giá rất cao bút pháp linh hoạt trong tác phẩm. Bức họa đã được nghiên cứu kĩ lưỡng, hấp dẫn bởi những biểu tượng, giá trị nghệ thuật, đối tượng nghiên cứu khoa học và đồ cổ.
5. Hình ảnh người phụ nữ nhảy múa là sự cảnh báo về sự lãng phí
Túi tiền nổi bật trên người phụ nữ đang mỉm cười khiêu vũ với hai người đàn ông. Ý kiến cho rằng cô gái bỏ mặc tài sản của cô và gợi lên câu ngạn ngữ cũ là "kẻ ngốc và tiền của anh ta sẽ sớm chia lìa". Vì nhà thờ bị lên án vì quá mù quáng và dã man, việc Brueghel sử dụng các nhân vật khiêu vũ ở đây cũng có thể được coi như là một cảnh báo chống lại sự lãng phí.
Một đám đông vây quanh người bán cá, trong khi đó
những vũ công lại nhảy nhót tưng bừng phía sau
6. Người bán cá là ám chỉ các Tông Đồ
Bối cảnh của bức tranh cho thấy một ngư dân mặc một chiếc mũ màu xanh đang chào hàng. Ngư dân thường tượng trưng cho các Tông Đồ và những lời răn nổi tiếng của Chúa, rằng họ nên là "ngư dân của loài người" thu thập con người đến với Giáo Hội.
7. Con cá tượng trưng cho sự tồn tại tạm thời
Chi tiết như những con cá chết nằm trên bãi cỏ, bên cạnh đó cá bơi trong nước tượng trưng cho sự mong manh của sự sống, nhắc nhở người xem về ý nghĩa cuộc sống.
8. Nhiệm vụ của Cơ đốc giáo đang bị sao nhãng
Hình ảnh người ăn mày đang giơ chiếc mũ của anh ta về phía người đàn ông cưỡi ngựa được đặt giữa bức tranh cùng với đám đông quay lưng lại như thể họ đang quay lưng lại với các nhiệm vụ của Cơ đốc giáo. Việc bố thí là một trong bảy việc nhân từ được khuyến khích bởi Công giáo.
Không ai có vẻ để ý tới người ăn xin
9. Chúng ta đều là những lữ hành trên hành trình cuộc sống
Con đường rộng dẫn lối tới nhà thờ là một chi tiết đáng chú ý trong tác phẩm của Brueghel, có lẽ được coi như một phép ẩn dụ cho hành trình cuộc sống, con đường mà ai trong chúng ta cũng phải trải qua.
Nhà thờ phía cuối con đường.
10. Thông điệp bao trùm bức tranh về vấn đề chính trị
Brueghel vẽ một số cảnh quan sông, với những dân làng đang làm việc kinh doanh hàng ngày của họ. Phong cách này rõ ràng là rất phổ biến với những nhà bảo trợ, nhưng có lẽ cũng đang chuyển tải một thông điệp chính trị. Theo hiệp định đình chiến mười hai năm của năm 1606, đất đai được khai hoang ở miền Nam Hà Lan. Kết quả là nông nghiệp và nền kinh tế nông thôn một lần nữa bắt đầu phát triển. Các cảnh của Brueghel thể hiện cuộc sống nông thôn có lẽ đã giúp trấn an các nhà bảo trợ về sự ổn định ở miền Nam Hà Lan.
- Nguyễn Anh Thư -
>>> Tranh phong cảnh màu nước của Joe Dowden
>>> Tranh phong cảnh sơn dầu của Mark Boedges