Yếu tố đường (line) trong thiết kế
Đường là tập hợp của các điểm, là cấu trúc bao gồm chiều dài và độ dày. Đường là một trong những yếu tố thiết kế căn bản nhất hình thành nên các yếu tố phức tạp hơn như: Shape, form…
Đường hiện hữu ở rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống của con người. Trên bàn làm việc của bạn, trong quán cafe, ở văn phòng…rất nhiều yếu tố tạo nên các đường. Trong thiết kế và nhiếp ảnh đường đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng mắt người xem đến chủ thể mà nhiếp ảnh gia mong muốn.
Các loại đường phổ biến:
· Đường thẳng (ngang, chéo)
· Đường cong (lượn sóng)
· Đường rích rắc
· Đường nét đứt
Ứng dụng của đường trong thiết kế:
· Đường thẳng, ngang, chéo
Một đường thẳng đứng từ trên xuống dưới, tạo cảm giác vững chãi, bởi nó vuông góc với mặt đất và tạo cảm giác mở rộng về phía bầu trời.
Nhiều đường thẳng cạnh nhau tạo cảm giác vững chãi rõ ràng hơn
Đường thẳng đứng và nằm ngang đều có thể tạo cảm giác di chuyển, dễ dàng định hướng mắt người dùng, tạo điểm nhấn mạnh (focal point).
Các đối tượng nằm song song với mặt đất luôn tạo cảm giác yên bình, chính vì thế các đường nằm ngang đồng thời gợi lên sự di chuyển và yên bình.
Đường thẳng còn biểu hiện của quyền lực và sức mạnh, sự hiện hữu của các cây vương trượng làm cho các tộc trưởng, các ông vua trở nên quyền lực hơn, nó cũng là biểu hiện của sự lãnh đạo.
Các đường chéo biểu hiện của sự di chuyển và định hướng hành động.
· Đường cong
Đường cong thường mang khá nhiều ý nghĩa, sự mềm mại, uyển chuyển là điều làm người ta liên tưởng nhiều nhất khi nói về đường cong. Những đường cong tạo cảm giác thoải mái, an toàn, đồng thời gợi lại đường cong của cơ thể tạo cảm giác gợi cảm.
· Đường rích rắc
Là sự kết hợp của các đường chéo giao nhau tại, vì thế nó mang đặc tính của đường chéo, tuy nhiên sự thay đổi hướng liên tục nó có thể tạo ra cảm giác hỗn loạn, cảnh báo sự nguy hiểm.
Phân loại đường theo chức năng sử dụng
Đường đồng mức: Sử dụng để định nghĩa các cạnh, tạo đường bao bên trong hoặc bên ngoài cho đối tượng.
Đường chia cắt: Sử dụng để chia, tách tác phẩm, đối tượng thành nhiều phần khác nhau, nó có thể là đường dọc và ngang trong bảng, nó có thể dùng để chặn hướng di chuyển.
Đường trang trí: Sử dụng để tô điểm cho đối tượng, các đường đan chéo trong vẽ phác thảo là một trong những ví dụ của đường trang trí
Đường minh họa: Dùng để ghi lại cấu trúc và chuyển động bằng cách phác thảo nhanh chóng.
Tổng kết
Đường cùng với các yếu tố khác như màu sắc, texture, space…tạo nên các tác phẩm truyền thông thị giác hiệu quả. Đường được sử dụng một cách đơn giản với rất nhiều ý nghĩa và thông điệp khác nhau. Nhiều đường kết hợp có thể tạo ra các pattern tạo thêm nhiều ý nghĩa mới.Vận dụng tốt yếu tố đường trong thiết kế, bạn có thể tạo ra một sản phẩm mang cá tính và phong cách riêng.
- Duy Linh -
>>> Chuyển động và những định hướng trong thiết kế
>>> Phân cấp thị giác trong thiết kế
>>> Thiết kế đồ họa ảo tưởng và thực tế
>>> Thiết kế đồ họa: Ngôi sao 10 cánh trong hình chữ nhật