Văn hóa và thị giác

Khi nói đến sự ra đời của thẩm mỹ học, Pierre Bourdieu nhận xét: "Con mắt của người yêu nghệ thuật thuộc thế kỷ XX là một kết quả của lịch sử. Câu nói trên đây làm ta nhớ lại phát biểu của Karl Marx về nguyên nhân phát triển của các giác quan của con người. Cũng như vậy, xét từ góc độ tiến hóa luận, mọi sự tri giác đều là quá trình giải thích các trải nghiệm của giác quan thông qua chủ thể, đại diện cho một nền văn hóa ở một trình độ nào đó. Nói khác đi, thị giác không chỉ được đề cập tới về cấu tạo và khả năng tự thân của nó. Đúng như M. Arnauđốp “nó không chỉ đòi hỏi độ nhạy bén tinh vi của võng mạc mắt, mà còn đòi hỏi phải biết cách giữ lại các hình ảnh từ bên ngoài đến đòi hỏi một thị hiếu để chọn lọc chúng, cũng như một kỹ thuật cần thiết để ghi lại chúng. Chỉ có sự phối hợp của tất cả điều kiện bên trong và bên ngoài ấy mới dẫn tới được kỹ xảo trong loại nghệ thuật này“. Rõ ràng, nhập vào con mắt và chi phối cách lựa chọn, phân tích, so sánh, chấp nhận hay loại bỏ trong tri giác thị giác luôn luôn có một nền văn hóa chung và một “vốn“ văn hóa riêng của mỗi cá nhân hay nhóm.

Dựa theo khái niệm văn hóa bắt nguồn từ dân tộc học và nội dung quan hệ trên đây, ta có thể khẳng định rằng có văn hóa thị giác, một khái niệm dùng để chỉ những đặc điểm chủ quan và khách quan mang tính đặc biệt, được hình thành trong những điều kiện lịch sử - xã hội, tạo nên một tổng thể các giá trị và thành tựu chi phối chất lượng và hiệu quả thị giác. Nội hàm của khái niệm được hiểu như vậy nói lên sự phong phú, đa dạng và phức tạp của mọi quá trình tri giác thị giác. Ngoài ra, nói đến chất lượng và hiệu quả, giữa sự tiếp thu hay lĩnh hội với ảnh hưởng, khả năng góp phần cải biến hiện thực được tri giác của con người.

Văn hóa thị giác là một vấn đề được nghiên cứu trong nhiều khoa học khác nhau: Dân tộc học, xã hội học, mỹ thuật, kiến trúc, song ở đây chỉ giới hạn như một đối tượng nhận thức của tâm lý học.

Trước hết, chúng ta hãy xem xét cấu trúc nội tại của một nền văn hóa theo quan niệm thường được nhắc đến của E.H. Schein sau đây.

Từ các bộ phận hợp thành và ba cấp độ cơ bản của cấu trúc văn hóa (nội tại) ta có thể thấy văn hóa thị giác không chỉ liên quan đến sự phát triển dân trí mà còn liên quan đến toàn bộ nhân cách và môi trường sinh sống, hoạt động. Mọi ký, tín hiệu đều được “đọc” bằng một thứ văn hóa riêng, thậm chí, phải được “dịch” theo quan niệm của một nền văn hóa khác. Do trong thực tế luôn luôn có sự tồn tại đồng thời của những nền văn hóa “mạnh” và “yếu”, “lạ” và “quen” nên mọi tổ chức trở ngại, xung đột, gây rối hoặc bị nhiễm xảy ra cũng là chuyện bình thường. Điều quan trọng là phải tạo nên thói quen thích ứng trên cơ sở hiểu biết và ý thức ngày một cao hơn. Nhận xét và kết luận này sẽ trở nên trực quan trong trường hợp người dân vốn sinh trưởng ở nông thôn đi vào các đô thị hoặc được sống, lao động tại những nơi này. Tâm lý học đã có nhiều công trình nghiên cứu đặc điểm của dân thành thị so với những người dân sống ở nông thôn. Tác giả đầu tiên và được nhắc đến nhiều hơn cả là W. Hellpach, người đã quan tâm đi sâu vào vấn đề này từ đầu thế kỷ này. Nói về hiện tượng căng thẳng thần kinh, ông đã nêu lên ba loại nhân tố:

a) Các ảnh hưởng vật lý và tâm - vật lý như không khí thành thị, tiếng ồn, các chất độc hại, ánh sáng, các ký tín hiệu khác nhau;

b) Những điều kiện gọi là vật lý - xã hội như mật độ dân số, tốc độ của diễn biến sinh hoạt.

van hoa thi giac 1

Các cấp độ văn hóa và mối liên quan của chúng

c) Các yếu tố tâm lý xã hội như sự ít quen biết cá nhân, sự “chớp nhoáng“ của các quan hệ xã hội, những cuộc gặp gỡ vội vàng giữa mọi người với nhau.

Ở nước ta, xu hướng đô thị hóa một mặt tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa và nâng cao mức sống về mọi mặt song mặt khác cũng gây cho người dân chưa được sống ở thành thị những trở ngại, khó khăn. Bên cạnh những đặc điểm như: Không gian sinh sống, không gian hành động, không gian cạnh tranh…, đô thị còn là một không gian tri giác. Về mặt này, nhóm dân cư nói trên thích ứng chậm và lúng túng. Thứ nhất, họ chưa có khả năng giải mã khi bắt gặp những từ ngữ hay ký, tín hiệu như WC, Reception, Karaoke; Thứ hai, tốc độ tri giác và phản ứng của họ rất chậm, thường diễn ra nhờ bắt chước hay theo cách mà Edward Lée thorndike gọi là “trial and error“. Dưới đây, chúng ta hãy xem xét một vài số liệu nghiên cứu của E.Poppel để hiểu rõ phản ứng chậm sẽ làm cho tri giác và sự tái hiện thiếu chính xác như thế nào:

Cái mà các nhà khoa học gọi là “hiện tượng 3 giây“ như là sự định chuẩn cho khả năng tri giác thị giác chính xác, kịp thời khó diễn ra đối với họ, nhất là khi phải tri giác nhiều kích thích hình ảnh, ánh sáng cùng một lúc; Thứ ba, đi vào đô thị, họ phải khắc phục những thói quen hay nếp động hình, sự dập khuôn (stéréotype) để có những thái độ, hành vi thích hợp khi đi đúng đường một chiều, tuân theo lối lên và lối xuống trong cửa hàng bách hóa tổng hợp nhiều tầng, phản ứng kịp thời khi gặp các tín hiệu quy định cho các loại xe cộ hay đèn báo giao thông ở các ngã tư… Nếu quá trình tri giác thị giác không tạo ra nhận thức đúng thì sẽ có hai khả năng xảy ra: 

a) Các tín hiệu chỉ còn là những “vật tự nó“ theo tinh thần của Kant, mất tác dụng định hướng hành vi.

b) Con người sẽ rơi vào cảnh tuỳ tiện, thậm chí hỗn loạn, gây hoặc gặp tai nạn, chí ít cũng là mất thời gian. Nói theo cách diễn đạt của các nhà dân tộc học hay xã hội học nghiên cứu các nền văn hóa khác nhau, các mẫu quảng cáo, mọi thứ tín hiệu, ký hiệu đều phải rõ ràng, hợp lý và có thể “định nghĩa“ được.

Như vậy, các nhà khoa học phải góp phần nâng cao dân trí và tạo nên sự biến đổi văn hóa trong bản thân các chủ thể tri giác thị giác. Gần đây, ở nước ta, thuật ngữ “tiếp biến văn hóa“ (acculturation) đã trở nên phổ biến. Lẽ đương nhiên, một quá trình như thế, xét về mặt phát sinh cá thể, bao giờ cũng liên quan đồng thời tới gia đình, nhà trường và xã hội. Do trình độ phát triển nói chung còn thấp nên đại bộ phận dân chúng phải quan tâm nhiều đến những nhu cầu tối thiểu, thiên về vật chất đơn giản. Con mắt văn hóa, thẩm mỹ vì thế còn thô sơ và hạn hẹp. Mặt khác, người ta sẽ dễ dàng bằng lòng với những loại quảng cáo, trang trí tầm thường, nhàm chán. Hiện tượng này sẽ là nguy hiểm vì một khi không có nhu cầu ngày một cao về chất, không có tư vấn sắc sảo và phê bình kịp thời thì cái cũ, có tác dụng phát triển vẫn giữ vai trò chủ đạo, ngăn cản sự biến đổi hoặc bước tiến văn hóa thị giác. Người ta - nhất là các nhà khoa học và những người làm công tác quản lý xã hội - chắc sẽ vô cùng lo lắng và nỗ lực hơn gấp bội khi nhận thấy rằng cho dù cái hiện đại đã ra đời, phát triển ít nhất từ 200 năm nay song vẫn chưa được phản ánh và bộc lộ trong nội dung, cách nhìn của nhiều người. Xét về mọi phương diện, sự phát triển văn hóa thị giác là một quá trình tiếp tục xây dựng, củng cố những gì đã có trong kinh nghiệm được thử thách, cải tạo nên cơ sở của trực giác và giải phóng sự tri giác thị giác khỏi cái lỗi thời, phiến diện, thấp kém, đơn điệu, thiếu hài hoà, phi thực tế. Do đổi mới vừa đảm bảo tính liên tục, vừa phát triển nên quá trình đó còn được coi như một vòng phản xạ, phủ định biện chứng

van hoa thi giac 2

Sự tái hiện các khoảng thời gian từ 0 đến 7 giây(6)

Ở môi trường đô thị, không gian sinh sống là điều kiện và cũng là kết quả của hoạt động cá nhân và cộng đồng. Vì thế, những người thuộc môi trường khác phải có thời gian, hoàn cảnh để thích ứng.

Trên lĩnh vực đồ họa quảng cáo cũng vậy, cần chú ý tới mối quan hệ kép với đối tượng (cùng cấu trúc mục đích, nội dung, phương tiện của nó) và với người sử dụng. Điều đó đồng thời có nghĩa là hoạt động này phải được tiến hành phù hợp với các quy luật tâm - vật lý và tâm - sinh lý học.

Trước hết là nói về cảm giác thị giác được tạo ra bởi tác động của ánh sáng đối với mắt, cụ thể là bởi các sóng điện từ có độ dài từ 390 đến 780 m/µ (1 mµ= một phần triệu của một mi li mét). Những độ dài khác nhau tạo nên các cảm giác màu sắc khác nhau:
780 đến 610 mµ đỏ

610 đến 590 mµ da cam

590 đến 575 mµ vàng

575 đến 560 mµ xanh vàng

560 đến 510 mµ xanh lá cây

510 đến 490 mµ xanh lam

490 đến 480 mµ xám xanh

480 đến 470 mµ xanh da trời

470 đến 450 mµ xanh sẫm

450 đến 380 mµ tím. 

Cảm giác màu sắc đã được nhiều người nghiên cứu. Ví dụ, năm 1802, Young - Helmholtz đã đề xuất một lý thuyết về sự tương tác giữa các màu. Cảm giác màu đỏ được kích thích bởi màu đỏ và phần nào bởi màu xanh lá cây, còn màu xanh lá cây là do bản thân nó và phần nào bởi màu đỏ và màu tím gợi nên:

Đ: Đỏ

DC: Da cam

V: Vàng

XLC: Xanh lá cây

XDT: Xanh da trời

XS: Xanh sẫm

van hoa thi giac 3

Biểu diễn sơ lược lý thuyết của Helmholtz (7)

Tuy nhiên, còn có nhiều lý thuyết khác. Chẳng hạn Hering quan niệm trong mắt có ba thực thể cảm giác màu sắc là đen - trắng, đỏ - xanh lá cây và xanh da trời - vàng. Sự phân tán (Dissimilation) của các thực thể tạo ra các cảm giác trắng, đỏ và vàng, còn sự đồng hóa lại gây nên các cảm giác đen, xanh lá cây và xanh sẫm.

Vấn đề cơ bản không phải là bản thân màu sắc mà là sự pha trộn của chúng. Mặt khác, cảm giác màu sắc không thể tách rời khỏi sự tri giác màu sắc gắn với những đối tượng, vật thể nhất định. Các đối tượng này lại được đặt trong một không gian cũng có màu sắc của nó. Đó là chưa nói đến yếu tố thời gian cũng như khả năng thể hiện của người nghệ sĩ.
Trước các đối tượng quảng cáo, trưng bày, trang trí, thiết kế, có thể nói là động vật cũng tri giác. Nhưng, theo FKlix, nhà tâm lý học nổi tiếng châu Âu người Đức, chức năng mới, tiêu biểu của sự tri giác màu sắc không chỉ thiên về mặt cảm thụ mà là tạo màu sắc cho môi trường. Như vậy, ngoài cái nghĩa , cả người sáng tạo và người tri giác đều coi trọng cái ý ẩn sau đó và chức năng xây dựng, phát triển, tạo lập cái mới, hoàn thiện hơn của các ký tín hiệu, tranh ảnh, quảng cáo.

Dựa trên các quan niệm đó, người ta đã hiện thực hóa nhiều nguyên tắc, cách làm để tạo nên những hiệu quả mong muốn mà dưới đây chỉ nêu lên một số làm ví dụ.

1- Sử dụng đúng màu sắc để tạo ra giá trị cao nhất:

Ngoài nội dung đã trình bày ở phần cảm giác màu sắc, cần chú ý tới tác dụng của từng loại màu. Theo một số nghệ sỹ và các nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật thì màu đỏ dễ kích thích, gây nên sự ấm áp, sống động, tích cực, tạo nghị lực, hình thành các liên tưởng; màu da cam đem đến cảm giác vui tươi, yêu đời, bốc lửa; màu vàng thì ấm áp, tươi vui, lôi cuốn, hơi lẳng; màu xanh lá cây lại yên tĩnh, gây cảm giác dễ chịu, đem lại nhiều liên tưởng; màu xanh sẫm gợi nên sự an tâm, nghiêm túc, đầy yêu thương, buồn rầu, ghen tuông, đa cảm; màu tím hợp nhất tác dụng của đỏ và xanh sẫm, đồng thời có tác dụng lôi cuốn, thể hiện sự khó chịu, đầy sức sống và cả sự ghen tuông, sầu muộn. Có lẽ chính vì vậy nên Goethe đã nghiên cứu nhiều về ảnh hưởng của màu sắc đối với tâm trạng con người. Theo ông, các màu đỏ và vàng tạo nên hiệu quả tích cực, còn xanh sẫm và tím thì ngược lại. Trong khi đó, Ferret, nhà chữa bệnh thần kinh người Pháp quan sát thấy năng suất lao động tăng lên khi có ánh sáng đỏ và giảm đi khi có ánh sáng xanh da trời nếu đang thực hiện một công việc ngắn hạn; nhưng đối với một lao động dài hạn thì năng suất đó tăng lên khi có ánh sáng xanh lá cây và giảm đi lúc có ánh sáng xanh sẫm và tím.

2- Yếu tố ánh sáng:

Sự tri giác thị giác trong một ngày không phải lúc nào cũng như nhau. Thường thường rõ nhất là những ánh sáng có độ dài của sóng, phù hợp với phần xanh vàng của quang phổ. Song, vào lúc tranh tối tranh sáng, màu xanh lá cây có sóng 510mm lại rõ hơn cả. Còn lúc trời bắt đầu tối, các gam màu tím đỏ sẫm hơn, còn xanh lam lại sáng hơn. Người ta gọi hiện tượng đó là hiện tượng Purkinje mà hội họa phải quan tâm.

Ngoài màu sắc trên bề mặt của đối tượng, vật thể, chúng ta còn tri giác cả một lớp không khí, sương mù hay khói đang lan toả. Nếu màu sắc không được khu định rõ, nó sẽ được tri giác thành màu của không gian. Vì thế màu của các đối tượng có thể nhìn rõ được gọi là màu của bề mặt, khác với màu sắc không gian.

Yếu tố ánh sáng phải thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt và thẩm mỹ của con người. Ngay ở Hà Nội, việc sử dụng ánh sáng cũng còn bị hạn chế bởi những nguyên nhân cơ bản là: 

a) Thiếu điện;

b) Phân bố điện không đều và không đúng chỗ;

c) Sự nghèo nàn, đơn điệu, lặp lại quá nhiều một hình thức (ví dụ những dây đèn màu trước các khách sạn);

d) Ít có bản sắc riêng của Việt Nam hoặc phương Đông (xét cả về mặt vật mang ánh sáng và cách sử dụng, bố trí các nguồn sáng gắn với những cảnh quan khác nhau). 

3- Quan hệ giữa cấu trúc trên bề mặt và ở tầng sâu là một quy luật có thể lợi dụng để tạo ra các dạng thức, biến thái khác nhau và đem lại những ấn tượng phong phú, độc đáo bất ngờ. Trong thực tế, đây là sự mô phỏng các quy luật tự nhiên. Chẳng hạn các gam mầu xanh của lá cây, của những vòm cây cao trong một cánh rừng vừa có cái riêng của chúng, vừa khác nhau bởi nhiều nhân tố khác như khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời, cấu tạo của đất, tuổi lá, các loài gây bệnh…F.Klix đã nêu lên một ví dụ rõ nét mà Foerster đã chọn để minh hoạ. Hình 4 in 9 hình mẫu có những đặc điểm đối xứng lục giác. Khi nhìn, người dân ở xứ lạnh ôn đới, bắc cực nhận ra ngay là những bông tuyết hay hoa tuyết. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn không giống nhau tùy theo sự kết cấu ở từng bộ phận trên bề mặt hoặc ở tầng sâu.

van hoa thi giac 4
Sự biến hình qua những lớp kết cấu ngẫu nhiên khác nhau

van hoa thi giac 5
Ảo ảnh tri giác

van hoa thi giac 6

Những ảo ảnh tri giác khác nhau

Đối với tâm lý người, vấn đề không phải là bề mặt hay tầng sâu mà là cách thể hiện quan hệ của chúng. Thật là ngộ nhận nếu như ai đó đã coi nhẹ hoặc bỏ qua điều này. Ở nhiều nơi, người ta quan niệm cái nằm ở giữa và tận bên ngoài là cái được chú ý hơn cả. Nhưng không phải lúc nào cũng là như vậy. Một số thực nghiệm cho thấy khoảng cách (ví dụ của vòng dây đèn chiếu sáng, trang trí) càng xa trung tâm thì xác suất hướng vào trung tâm càng tăng lên bấy nhiêu.

Mối quan hệ trên đây còn liên quan đến hiện tượng “hình” và “nền”Hội họa và kiến trúc đặc biệt chú ý tới quy luật này.

H.5: Có thể được tri giác theo hai nghĩa: Hình hai mặt người đối xứng hoặc chiếc lọ cắm hoa. Do đó, một cái biển quảng cáo có thể đẹp hoặc xấu, được chú ý hay lãng quên nếu được đặt trên một cái nền cao - thấp, sáng - tối, có những biển khác hấp dẫn hơn không bằng do cả nội dung và hình thức của nó.

4. Hiệu quả tác động tới tri giác còn tăng lên nếu biết tận dụng những quy luật ảo ảnh tri giác (H.6) hoặc tạo ra một hình mẫu, đường nét mà không cần có thêm cơ sở kích thích.

- Lê Huy Văn -

>>> Định luật trong nguyên lý thị giác

>>> Định nghĩa về nghệ thuật thị giác

0976984729