Một số đặc tính quan trọng của màu nước
Vẻ đẹp và sự độc đáo của màu nước nằm trong những tính chất đặc biệt của nó, những đặc tính không thể tìm thấy ở loại màu khác.
1. Màu nước
Watercolor (màu nước) có thể được làm từ bột màu tự nhiên tìm thấy trong thiên nhiên như đất sét, khoáng chất v.v hoặc bột màu tổng hợp, sau đó nghiền mịn bột màu rồi kết dính bằng gum binder tan trong nước (chất gắn có nguồn gốc thực vật, thường được làm từ nhựa cây).
Watercolor có 2 dạng chính là tube và pan, trong đó tube là loại phổ biến nhất.
2. Transparent [trong suốt] và Opaque [đục]
Ánh sáng có thể chiếu xuyên qua lớp màu Transparent watercolor tới mặt giấy nhờ đó Transparent watercolor cho phép màu giấy trắng phản chiếu lại, nên màu có vẻ trong suốt, sinh động và rực rỡ.
Opaque thì chặn ánh sáng xuyên qua giấy, do đó ánh sáng sẽ phản xạ khỏi màu. Điều này khiến màu trông có vẻ đục, mặc dù một vài màu Opaque có màu rất rực rỡ.
Muốn biết màu bạn đang dùng có phải là loại Transparent hay không thì bạn có thể vẽ ra một đường màu đen bằng cái gì cũng được, sau đó vẽ 1 đường màu nước bạn đang dùng lên. Khi đó, bạn sẽ nhận thấy điểm khác biệt.
3. Staining và Non-staining
Non-Staining watercolor sẽ nằm trên bề mặt của giấy sau khi nước bốc hơi. Sau khi khô, bạn có thể gỡ ra mà không để lại dấu vết trên giấy. Trộn cực tốt với những màu non-staining khác.
Staning watercolor sẽ ngay lập tức hút vào vài lớp watercolor paper trước khi có cơ hội bốc hơi. Khi đã khô dù cào ra vẫn để lại lớp màu trên giấy. Loại Staining trộn lẫn với nhau rất hợp nhưng nếu trộn với loại non-staining thì chúng có khả năng làm biến màu loại non-staining và sẽ át hẳn màu tổng thể của hỗn hợp màu trộn.
Nếu bạn vừa mới bắt đầu thì nên dùng thử loại non-staining.
4. Sedimentary (Cặn màu)
Màu nước có cặn (Sedimentary Watercolors) cũng thuộc các loại Transparent, Semi-transparent, Semi-opaque, Opaque. Màu nước cũng độc đáo hơn nhờ những vụn cặn màu ngẫu nhiên lắng thành các hoa văn trên mặt giấy khi vẽ.
Những màu này tạo nên những lớp wash rất đẹp và tuyệt vời, nhưng khó có thể chồng lớp (layer) vì chúng có nhiều gum binder. Ngoài ra những hột cặn màu nhỏ này còn có thể lắng xuống dưới các ô trên vỉ pha màu, vì vậy hãy nhớ trộn kĩ màu trước mỗi nét cọ để có lượng cặn màu ổn định.
5. Non-fugitive [chống phai] và Fugitive [dễ phai]
Các nhà sản xuất màu nước thường dùng thuật ngữ “lightfastness” để chỉ mức độ chống phai của màu. Lightfastness dao động từ mức I (tốt nhất) tới mức V (dễ phai). Cũng vì chống phai mà màu dành cho chuyên nghiệp mắc hơn màu học sinh rất nhiều.
Một số lưu ý:
- Màu nước Transparent không có màu trắng. Màu trắng mà chúng ta thấy thật ra thường là màu trắng của giấy.
- Màu nước khi khô thường nhạt gấp khoảng 3 lần so với khi ướt.
- Màu sẽ khô nhanh hơn khi thời tiết khô, nóng ngược lại sẽ lâu khô hơn khi thời tiết ẩm.
>>> Màu nước - Kỹ thuật vẽ màu nước
>>> 8 kỹ thuật sử dụng màu nước cho người mới bắt đầu