8 kỹ thuật sử dụng màu nước cho người mới bắt đầu

Màu nước là một chất liệu vẽ trong suốt. Bạn có thể thử một hoặc hai trong số những ý tưởng này, hoặc sử dụng hết cả 8 kỹ thuật nếu bạn có thể. Để làm điều này, bạn phải có một cái bút chì và thước kẻ để kẻ thành 8 hình chữ nhật trên giấy dành cho chất liệu màu nước. Mỗi hình tương ứng với mỗi kỹ thuật như hình dưới đây:

cach tao hieu ung mau nuoc 1

Lưu ý trước khi bạn bắt đầu: Tôi khuyên bạn nên để mỗi hình chữ nhật khô hoàn toàn trước khi chuyển sang các kỹ thuật tiếp theo. Bạn có thể sử dụng máy sấy tóc để làm nhanh quá trình sấy khô.

Kỹ thuật 1: Muối

Muối là một trong những kỹ thuật yêu thích tuyệt đối mà tôi sử dụng để tạo ra nền kết cấu. Tôi luôn giữ một hộp muối biển nhỏ với bộ màu vẽ của mình. Để sử dụng muối trước tiên ta chọn một hoặc hai màu và vẽ hình chữ nhật đầu tiên vào đó. Sau đó, trong khi sơn còn ướt, rắc muối lên trên. Muối sẽ hút nước làm thành những vệt nhỏ li ti dùng tay cào lớp muối đi, bạn sẽ thấy những vệt lấm tấm

Lưu ý: Những chỗ bạn dùng cọ vẽ còn ướt thì muối vẫn cần phải được trải đều ra. Hãy thử để cho màu nước khô một phần (nếu đủ nước nó sẽ không chảy khi bạn di chuyển giấy vẽ của mình) và nhận thấy sự khác biệt trong bản vẽ của bạn.

cach tao hieu ung mau nuoc 2

Kỹ thuật 2: Giấy

Giấy khi sử dụng sẽ có kết quả tốt nếu bề mặt ướt.

cach tao hieu ung mau nuoc 3

Vò một tờ giấy và thấm nó lên trên chỗ ướt. Bạn dùng tay thấm giấy ra khắp bề mặt, vị trí khác nhau. Bạn hãy để khô một chút (nhưng không khô hoàn toàn hoặc giấy có thể dính nhẹ lên đó) sau đó bạn cẩn thận nhấc tờ giấy ra.

cach tao hieu ung mau nuoc 4

cach tao hieu ung mau nuoc 5

Kỹ thuật 3: Cồn

Kỹ thuật này rất thú vị. Hãy cho vào ô trống tiếp theo (thứ ba) bằng cách làm sạch màu nước

cach tao hieu ung mau nuoc 6

Trong khi màu nước còn ướt, nhúng một que tăm vào cồn và chấm tăm vào chỗ màu nước đang  ướt. Để có kết quả tốt nhất bạn hãy để cho những giọt cồn từ que tăm tự chảy xuống (thay vì chấm que tăm vào đấy).

cach tao hieu ung mau nuoc 7

KỸ THUẬT 4: Bút chì màu

Kỹ thuật này gọi là “chặn màu”. Đầu tiên bạn vẽ bằng bút chì hoặc sáp màu trắng và nhấn mạnh nó trên giấy.

cach tao hieu ung mau nuoc 8

Rất khó khăn để xem những gì bạn đang vẽ nếu bạn sử dụng bút chì (sáp) màu trắng để vẽ. Do vậy hãy nghiêng tờ giấy sang một bên để bạn có thể nhìn thoáng qua về thiết kế của mình.

cach tao hieu ung mau nuoc 9

Sau đó làm sạch màu. Lớp “chống chặn màu” sẽ nằm trong khu vực có vẽ bút chì.

cach tao hieu ung mau nuoc 10

KỸ THUẬT 5: Bút máy và mực

Một kỹ thuật yêu thích khác của tôi là sử dụng loại bút mực chống phai màu hoặc loại bút vẽ doole art 

cach tao hieu ung mau nuoc 11

KỸ THUẬT 6: Vảy màu

Thường sử dụng cọ dẹt, màu ướt vừa đủ (nếu cọ khô rảy không được, nhiều nước thì vệt nước văng không đẹp) và vảy, có thể kết hợp với miệng thổi để vệt màu chạy trên giấy.

cach tao hieu ung mau nuoc 12

cach tao hieu ung mau nuoc 13

KỸ THUẬT 7: Vẽ lấm chấm

Kỹ thuật này rất hay nhưng khá lộn xộn. Bạn hãy chỉ chấm trên khu vực mà bạn cần vẽ nếu bạn không muốn bị bắn tung toé. Lấy cọ thấm màu nước rồi sau đó chấm vào. Với mặt còn lại, vỗ nhẹ cọ và xem. Rửa nhẹ cọ đi và chọn màu tiếp theo và làm tương tự như vậy.

cach tao hieu ung mau nuoc 14

cach tao hieu ung mau nuoc 15

KỸ THUẬT 8: Độ trong suốt

Do màu nước có độ trong suốt nên bạn có thể tạo ra các lớp và mức độ màu đẹp. Để có được độ trong suốt, cách tốt nhất để bắt đầu là từ màu sáng rồi đến màu rực rỡ hơn. Tôi sẽ chọn kỹ thuật vẽ lấm chấm.

Trước khi sử dụng, bạn hãy dùng cách chồng màu (tức là tô màu gốc trước) từ nhạt lên đậm để giữ được sự trong trẻo của màu: màu nào nhẹ bạn hãy phủ lên khu vực đã đánh dấu. Hãy để khô hoàn toàn, sau đó chọn một màu tối hơn hoặc đậm hơn và vẽ thêm vào hình, chồng lên lớp đầu tiên. Bạn có thể lặp lại quá trình này nhiều lần nếu bạn muốn.

cach tao hieu ung mau nuoc 17

cach tao hieu ung mau nuoc 19

>>> Sách vẽ màu nước (Phần 1)

>>> Sách vẽ màu nước (Phần 2)

0976984729