Nguyên lý ánh sáng (Phần 2)

 Hướng chiếu ánh sáng

Hướng ánh sáng đến từ một nguồn sáng ảnh hưởng sâu sắc đến cách chúng ta cảm nhận cũng như trong cách thể hiện của vật thể trong phông cảnh. Việc chọn đúng hướng cho luồng sáng chủ đạo là một trong những nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất, quyết định thành công cho phông cảnh và biểu đạt được cái hồn trong từng bức hình.

1. Chiếu sáng trực diện – Front lighting:

nguyen ly anh sang p2-1

Chúng ta đang ở góc nhìn có thể thấy nguồn sáng chiếu trực diện vào vật thể, đến từ ngay sau lưng người xem. Đây là góc nhìn thường thấy trong nhiếp ảnh cổ điển, nó không làm lộ quá rõ vùng sáng khi có nguồn sáng mạnh, sắc chiếu vào. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp ngoại lệ, người ta lại chiếu thẳng luồng ánh sáng dịu vào và cũng thu được nhiều bức ảnh khá đẹp và hấp dẫn.

Với hướng chiếu sáng này, thường không có bóng đổ phần nên ít làm lộ hình dáng hay kết cấu của vật thể. Kết quả mọi thứ thành như bề mặt phẳng, trẹt lét. Tuy nhiên, nếu dùng nguồn sáng nhẹ, lan rộng thì lại có thể khắc phục một số lỗi: che nếp nhăn, vết nhơ, nên hướng chiếu sáng này rất hay dùng trong ảnh chân dung.

nguyen ly anh sang p2-2

Loại ánh sáng mạnh, chiếu trực diện mà các tay săn ảnh
hay dùng thường thô và không hấp dẫn

nguyen ly anh sang p2-3

Chiếu trực diện với ánh sáng nhẹ làm
chiếc lá trông mượt hơn

nguyen ly anh sang p2-4

Chiếu sáng trực diện tạo cảm giác bức hình phẳng
trong mắt nhìn vì nó không làm lộ rõ hình dáng hay
màu sắc (texture) vật thể toàn phông cảnh

2. Chiếu sáng cạnh bên – Side Lighting:

nguyen ly anh sang p2-5

Chiếu sáng từ cạnh bên là lựa chọn tối ưu khi muốn thể hiện hình dáng, bố cục không gian 3 chiều của vật thể. Bóng đổ ở đây thường rất rõ và có sự tương phản cao. Hướng chiếu này có thể dùng để tạo bóng đổ nhấn lên các bề mặt như nền, tường tạo bố cục cho toàn phông cảnh. Nhìn chung cách chiếu sáng này rất hấp dẫn, thường sử dụng tạo hiệu ứng lớn. Nó chính là ánh sáng chúng ta thường thấy khi bắt đầu một ngày mới và kết thúc lúc chiều muộn.

Mặt hạn chế của hướng chiếu sáng này là một phần bức ảnh có thể bị mất bóng đổ, nó có thể làm lộ một số nhược điểm như các vết nhăn. Trong nhiếp ảnh truyền thần, cách chiếu sáng này thường đa phần dành cho nam giới vì nó tạo cảm giác nam tính khi có sự thô ráp trong tấm hình, đặc biệt bóng đổ ở đây không có các cạnh mềm.

nguyen ly anh sang p2-6

Chiếu sáng cạnh bên có thể đem lại hiệu ứng cao, làm lộ rõ
hình dáng, màu sắc (texture) bức hình

nguyen ly anh sang p2-7

 Ánh sáng chiều tối của mặt trời chạy qua
làm bức tường lộ rõ màu

nguyen ly anh sang p2-8

Bóng đổ dài chạy ngang trong bức hình trên
tạo chiều sâu khung cảnh.

3. Chiếu sáng mặt sau – Back lighting: 

nguyen ly anh sang p2-9

Chiếu sáng từ phía sau  là khi chúng ta đang nhìn thẳng vào nguồn sáng và các mặt của vật thể sẽ hiện lên, đối diện với chúng ta, làm lộ cả phần bóng lẫn phần tối của bức hình. Thường người ta dùng cách chiếu sáng này để tạo sự tương phản trong tình huống, nhìn rất kịch tính. Nếu nguồn sáng đến từ một góc nhỏ (so với điểm nhìn của chúng ta) thì vật thể sẽ có đường viền ánh sáng quanh một hay nhiều góc cạnh của vật thể. Ánh sáng càng mạnh thì các đường viền ánh sáng càng nhiều.

nguyen ly anh sang p2-10

Phông cảnh sử dụng kiểu chiếu sáng này thường có nhiều bóng đổ (trừ khi nguồn sáng chúng ta dùng quá nhẹ). Bức ảnh hầu hết đều có màu tối đen với những dải ánh sáng rất ấn tượng. Chiếu sáng hậu cảnh làm xuất hiện đường viền sáng quanh vật thể khá hữu ích để xác định rõ hình dạng của vật thể trong vùng bóng đổ. Một đặc điểm khác của loại ánh sáng này là làm vật thể trở nên trong suốt, mờ mờ, lộ rõ độ chi tiết nghệ thuật hay màu sắc dọc theo các góc có đường viền ánh sáng bao quanh.

nguyen ly anh sang p2-11

 Chiếu sáng từ phía sau thậm chí có thể làm
lộ rõ những vật thể ít được để ý nhất

nguyen ly anh sang p2-12

Một cách hiệu quả trong tạo độ mờ 

nguyen ly anh sang p2-13

Silhouette (bóng đổ trực tiếp lên màn ảnh)
là một trong những tính năng thông dụng
của cảnh chiếu sáng sau

4. Chiếu sáng từ đỉnh – Lighting from above:

nguyen ly anh sang p2-14

Chiếu sáng từ đỉnh rất ít dùng mặc dù nó xuất hiện khá thường xuyên vào ban ngày. Chúng ta có thể bắt gặp cách chiếu sáng này vào giữa trưa nắng, tại một số vùng và các tình huống khác như trên sân khấu. Với ánh sáng nhẹ, đây là một cách hữu hiệu làm lộ hình dáng vật thể. Dưới ánh sáng mạnh, nó có thể tạo không khí huyền bí nhờ vào bóng đổ khá ấn tượng dưới từng vật thể: Ví dụ khi ta dùng ánh sáng mạnh chiếu từ trên đầu người xuống, chỗ mắt người sẽ tạo thành hõm đen (do nằm trong vùng bóng đổ hoàn toàn).

Các họa sĩ ít dùng cách chiếu sáng này tuy nhiên không hẳn là không nên dùng nó. Vào ngày nắng, cách chiếu sáng này rất chân thực, toàn bộ bầu trời như một nguồn sáng khổng lồ. Loại ánh sáng này cũng ít khi dùng trong các tình huống tạo bầu không khí cho toàn phông cảnh.

nguyen ly anh sang p2-16

Ánh sáng nhẹ chiếu từ trên xuống là đặc điểm nhận thấy khi thời tiết u ám

5. Chiếu sáng từ dưới – Lighting from below:

nguyen ly anh sang p2-17

So với cách chiếu sáng từ trên xuống thì cách chiếu sáng này có vẻ thường được áp dụng hơn. Trong bối cảnh tự nhiên, ta có thể thấy cách chiếu sáng này với người đứng cạnh một đống lửa hay trên tay họ cầm bó đuốc. Ánh sáng phản xạ có thể từ dưới lên (như bề mặt nước). Với cách chiếu sáng này, mọi vật trong vùng chiếu sáng và bóng đổ thường bị đảo ngược, từ vẻ bề ngoài thân quen nhất đến lập dị (thử tưởng tượng một người với ánh sáng ngọn đuốc chiếu từ dưới mặt lên: bóng đổ sẽ đi từ trên xuống).

Một lần nữa, người ta rất ít khi áp dụng cách chiếu sáng này để tạo hiệu ứng. Dường như chúng ta đã sai lầm khi phân biệt mọi viêc rạch ròi. Cách chiếu sáng này có thể sử dụng tạo những tâm trạng đặc biệt nhờ vào thao tác chuyển đổi cách chiếu sáng để biểu đạt tình cảm.

nguyen ly anh sang p2-18

Chiếu sáng từ dưới ít khi dùng nhưng có thể
tạo nên những bức hình mới lạ

nguyen ly anh sang p2-19

nguyen ly anh sang p2-20

Chiếu sáng từ dưới lên tạo cảm giác rợn và không thân thiện, thậm chí ánh mắt trông rất lập dị. Chúng ta hãy để ý đến góc ánh sáng tập trung trong từng vùng màu da trên khuôn mặt. So với tấm ảnh trên: cùng một gương mặt, chỉ khác hướng chiếu sáng nhưng lại trông khác nhau hoàn toàn.

- Hương Giang -

>>> Nguyên lý ánh sáng (Phần 1)

>>> Nguyên lý ánh sáng (Phần 3)

>>> Nguyên lý ánh sáng (Phần 4)

>>> Hình khối và ánh sáng

>>> Tại sao sắc độ sáng tối lại quan trọng

0976984729