Vẽ tĩnh vật đơn thể

Muốn có kỹ thuật vẽ điêu luyện, trước hết bạn hãy bắt đầu chăm chút cho những bức vẽ đơn giản nhất là tranh tĩnh vật đơn thể như các loại rau, củ, quả, các vật dụng thường ngày như ly cốc, bát, bình hoa…

Yêu cầu bài vẽ tranh tĩnh vật đơn thể: Phải vẽ chuẩn đặc điểm ngoại hình của vật thể, chú ý biểu hiện cho được cảm giác có thể tích. Bạn cần lưu ý 3 vấn đề chính sau:

1. Quan sát hình thể
Trong quá trình quan sát vẽ vật thực, để có bức vẽ tranh tĩnh vật đẹp, đầu tiên bạn phải chú ý đến mối quan hệ giữa cục bộ và chỉnh thể, cục bộ phải phục tùng chỉnh thể. Bất luận là tĩnh vật đơn thể hay đa thể đều có chung một nguyên tắc biểu hiện là có độ dài, độ rộng và độ sâu, đối tượng quan sát cần phải có sự kết hợp giữa độ dài, độ rộng và độ sâu.
 
2. Kết cấu của hình thể
Kết cấu là chỉ sự cấu tạo và kết hợp giữa các bộ phận của vật thể với nhau. Các vật thể tĩnh vật đều được cấu tạo bởi hình dạng bên ngoài và các bộ phận bên trong. Để có được kỹ thuật vẽ tranh tĩnh vật, người vẽ cần phải chú ý đến sự biến hóa của hình dạng bên ngoài chứ không cần phải hiểu nhiều kết cấu của các bộ phận bên trong.
Tuy nhiên, các bạn cần phải nắm rõ một điều là: Kết cấu bên trong quyết định hình dáng bên ngoài của hình thể. Bất luận ở hoàn cảnh nào, đường sáng biến hóa ra sao thì chỉ có thể dẫn đến việc giới tuyến của bộ phận tối và sáng cùng với sắc điệu bị biến hóa, còn kết cấu nội tại vẫn không hề thay đổi. Chỉ khi nào hiểu rõ quan hệ kết cấu và hình thể của đối tượng vẽ tĩnh vật, bạn mới có thể tạo hình chuẩn xác cho bức vẽ tranh tĩnh vật được.
 
3. Quan hệ không gian hư thực của hình thể
Không gian là chỉ không gian trước và sau của tranh tĩnh vật đơn thể, cũng như độ dài, độ rộng và độ sâu của vật thể. Hư thực là chỉ sự biểu hiện của các mối quan hệ khác nhau như thấu thị, quan hệ xa gần, trước sau… Quan hệ hư thực và quan hệ không gian trong bài vẽ tranh tĩnh vật đơn thể gồm hai nội dung chính: Thứ nhất là hình cơ bản của các bộ phận của vật thể, quan hệ thấu thị của vật thể. Thứ hai khoảng cách giữa cá đường nét trên bề mặt bản vẽ chịu ảnh hưởng của đường sáng khác nhau nên độ sáng tối được biểu hiện cũng khác nhau.
Nói một cách khái quát, mặt trước sẽ tương đối mạnh còn mặt sau tương đối yếu, mặt trước là thực, mặt sau là hư. Quan hệ này cũng giống như những tiết tấu trong âm nhạc, quan hệ hư thực có chính xác thì bản vẽ tranh tĩnh vật sinh động hơn và có âm vị và hiệu quả cao.
 
Ví dụ: vẽ quả táo
- Trong bước đầu tiên, người vẽ vật thực cần vẽ ra hình dạng cơ bản của bài vẽ tĩnh vật quả táo, xác định rõ bóng phản quang và giới tuyến cơ bản của bộ phận tối và bộ phận sáng. Bước này đòi hỏi người vẽ cần quan sát thật kỹ lưỡng, chi tiết đặc điểm quả lê để nắm bắt được thần thái của bức vẽ tranh tĩnh vật đơn giản.
- Dựa theo giới tuyến của bộ phận tối và bộ phận sáng, người vẽ tiếp tục tiến hành điều chỉnh các đường nét trên bề mặt bản vẽ tĩnh vật.
- Tiếp theo, bạn dùng bút chì nét nhỏ để điều chỉnh lại thêm một lần nữa từng chi tiết nhỏ, chú ý phải tạo cho được cảm giác mạnh mẽ, chân thực của quả táo để bức vẽ tranh tĩnh vật sống động hơn.
- Xác định và điều chỉnh lại quan hệ hư thực, sáng tối để có sự hài hòa trong tổng thể bức tranh tĩnh vật đơn thể: quả táo.
 

ve tinh vat 21

ve tinh vat 16

ve tinh vat 19

ve tinh vat 4

ve tinh vat 2

ve tinh vat 11

ve tinh vat 3

ve tinh vat 1

ve tinh vat 18

ve tinh vat 17

 

ve tinh vat 5

ve tinh vat 6

ve tinh vat 13

 

ve tinh vat 8

ve tinh vat 22

ve tinh vat 24

 

ve tinh vat 7

ve tinh vat 15

ve tinh vat 20

ve tinh vat 10

 

ve tinh vat 12

 

ve tinh vat 14

ve tinh vat 23

 

 

 

ve tinh vat 9

ve tinh vat 25

ve tinh vat 26

ve tinh vat 27

ve tinh vat 28

>>> Các bước đánh bóng khối

>>> Những sai lầm khi vẽ tĩnh vật

0976984729