Tranh minh họa trên báo
Tranh minh họa của họa sĩ Ngô Xuân Khôi
Chắc những ai tham gia vẽ minh họa báo chí có bề dày đến đâu thì cũng không dám chắc coi đó là một nghề, NGHỀ VẼ MINH HỌA, vì cái “làng báo đông đúc nhưng đơn điệu” của ta hiện vẫn chưa chuyên nghiệp. Nhìn chung báo chí vẫn ở tình trạng “lắm lời” mà ít hình, trong đó có hình vẽ minh họa. Cho nên tỷ lệ phần hình và hình vẽ lại càng khiêm tốn, và có nhiều tờ báo hầu như không dùng và không có hình vẽ minh họa. Nhưng trong cái không khí mờ mờ như vậy vẫn đã xuất hiện nhiều tên tuổi thành danh trong nghệ thuật minh họa được nhiều độc giả biết đến với những nét vẽ độc đáo và có phong cách riêng như họa sĩ: Nguyễn Đăng Phú, Nguyễn Minh Hải, Lê Trí Dũng, Ngô Xuân Khôi, Đỗ Dũng, Lê Tâm, Phạm Hà Hải, Lâm Thao và Tiến Vượng...
Tuy nhiên một họa sĩ tài hoa đến đâu cũng không theo "món" vẽ minh họa hay vẽ truyện tranh đến cùng được. Đây cũng là tâm trạng của nhiều họa sĩ sau khi dù thành tài và thành danh ở sân chơi này cũng đều phải “tính lại” để đi hướng khác vì miếng cơm manh áo cho gia đình. Người đã phải rẽ ngang sang thiết kế thời trang, người thì làm đồ họa quảng cáo, thậm chí mở quán cà phê, quán ăn hay nhà hàng mới sống được. Như cậu chuyện của họa sĩ Vinh (Báo Nhi đồng), họa sĩ Còm (Hữu Khoa) giờ gần như “đóng cửa” để vẽ tranh bán, hoặc làm bìa sách dễ ăn hơn và “ăn ngon hơn”.
Tranh minh họa của họa sĩ Lê Trí Dũng
Tranh minh họa của họa sĩ Vũ Đình Tuấn
Ở nhiều tờ báo như Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội Mới, Đại Đoàn Kết, Tiền Phong, Văn Nghệ Trẻ, Công An Nhân Dân, Văn Nghệ Công An, Năng Lượng Mới, Pháp Luật Việt Nam và trưởng phòng thiết kế báo Thiếu Niên Tiền Phong. Càng đi nhiều, càng cọ xát mới thấy rõ tình cảnh và tình trạng của việc minh họa báo, tạp chí vẫn chưa được đánh giá đúng với tính chất và yêu cầu của độc giả và sự “cập nhật thời đại” của mỗi tòa soạn. Có tờ báo thấy trống thì bảo họa sĩ cho cái minh họa vào, hoặc nhiều khi chật đất thì bảo “bỏ minh họa ra”. Và hầu hết các lãnh đạo báo chí hiểu về nghệ thuật minh họa rất mù mờ, chủ quan và hầu hết là “nghe thấy thế nọ thì lựa theo thế kia” và luôn xem họa sĩ là “cấp dưới” để hạch sách đưa ra các yêu cầu mà không nghe ý kiến chuyên môn phản hồi của họa sĩ. Rất nhiều tờ báo ở nước ngoài, họ xem tờ báo là sản phẩm văn hóa thương mại, họ bán báo để sống nên ngày càng coi trọng phần hình ảnh, minh họa và có cả giám đốc Mỹ thuật cho tờ báo bên cạnh giám đốc nội dung. Nhiều tờ báo dành cho trẻ em thì giám đốc mỹ thuật còn quan trọng hơn và thường là kiêm luôn Tổng biên tập. Nơi ấy thì phần chữ chỉ là nhằm “làm rõ phần hình”.
Tranh minh họa của họa sĩ Nguyễn Đăng Phú
Tranh minh họa của họa sĩ Lê Tiến Vượng
- Lê Tiến Vượng -
>>> Minh họa sách
>>> Minh họa con vật