Trang trí cách điệu
1. Khái niệm cách điệu họa tiết trang trí:
a. Khái niệm họa tiết trang trí: Họa tiết trang trí là một phần không thể thiếu của môn bố cục màu. Họa tiết trang trí thường được lấy ý tưởng từ thiên nhiên như: cỏ cây, hoa lá, động vật... sau đó cách điệu để sử dụng làm họa tiết.
b. Khái niệm cách điệu:
- Cách điệu là một trong những phương pháp tạo hình mà chủ yếu là nhằm xây dựng những tác phẩm trang trí, là phương pháp chuyển hóa những đối tượng ( có thể là người, động vật, câu cỏ hoa lá đến phong cảnh, kiến trúc ) từ những hình ảnh thực thành những mô típ trang trí dùng chủ yếu trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, làm cho nó có khả năng thể hiện được bằng chất liệu khác nhau và ăn nhập chung với không gian mà nó được ứng dụng.
- Có nhiều cách để cách điệu hình ảnh có sẵn thành họa tiết trang trí bao gồm: cách điệu theo lối công nghiệp (quy hình ảnh về dạng các hình hình học và kết hợp các hình với nhau); Cách điệu theo lối tự nhiên; Cách điệu theo lối cách điệu kỷ hà.
2. Ghi chép mẫu hoa văn vốn cổ:
a. Khái niệm hoa văn vốn cổ: Hoa văn vốn cổ là các họa tiết hoa văn được sử dụng trong nghệ thuật trang trí truyền thống của dân tộc.
b. Vai trò của hoa văn vốn cổ: Sinh viên hiểu sâu hơn mỹ thuật truyền thống của dân tộc cũng như vai trò của mỹ thuật truyền thống trong đời sống xã hội cũng như giáo dục thẩm mỹ. Học tập các họa tiết trang trí truyền thống từ đó vận dụng sáng tạo trong học tập chuyên môn. Kết hợp hài hòa yếu tố truyền thống và hiện đại.
3. Các bước cách điệu họa tiết trang trí:
a. Ghi chép thực tế;
b. Đơn giản;
c. Cách điệu nét/ mảng đen trắng;
d. Cách điệu họa tiết màu (có bản sắc độ đen trắng);
e. Cách điệu tối giản hướng đến logo.
4. Các kiểu cách điệu họa tiết trang trí:
a. Cách điệu theo tự nhiên: chủ yếu là mô phỏng theo hình dáng có sẵn của đối tượng tự nhiên, bớt đi những thứ quá rườm rà và không cần thiết, tiết điệu hóa phần nào các đường nét tạo hình, cường điệu hóa một vài chi tiết đẹp đặc trưng của đối tượng. Và điều quan trọng nhất, tuy là mô phỏng cái đẹp có sẵn của tự nhiên nhưng cũng phải có phần sáng tạo chủ động của người vẽ để làm sao vẫn có được sự hài hòa giữa cái tổng thể và chi tiết, tạo được nhịp điệu và nhất quán vầ cách vẽ, hay cao hơn, tức là phong cách.
b. Cách điệu Kỷ hà: Hình kỷ hà bao gồm những hình đơn giản, vuông, tam giác và tròn hay các khối trụ, cầu… Với đặc tính thuần khiết, trật tự và logic, các họa tiết hình học có thể dễ dàng được ứng dụng trong trang trí và hướng đến sự tối giản trong cách điệu lối công nghiệp.
c. Cách điệu theo lối công nghiệp: Do yêu cầu phải có một loại mô típ hết sức cô đọng, giản đơn, có tính tượng trưng cao thì phải theo cách điệu lối này. Ví dụ tộc huy, gia huy, quốc huy, biểu trưng của các hãng …. Cũng có thể đó là những mô đuyn trang trí kiến trúc, gạch thôn gió, chạm khắc đá, kim loại. Thực ra giữa hai hình thức này không có ranh giới tuyệt đối mà trong nhiều tác phẩm, nhiều mô típ trang trí vẫn có sự giao thoa để phù hợp với những cung bậc khác nhau giữa cấu trúc và tự nhiên, giữa cảm xúc và trí tuệ.
d. Cách điệu hoa lá:
e. Cách điệu côn trùng, động vật:
f. Cách điệu đồ vật:
g. Một số gợi ý cách điệu:
- Nguồn: Theo GV Lê Thanh Bình (Khoa Công nghiệp Văn hóa) - Trường ĐH Thủ Dầu Một -
>>> Đồ án trang trí màu - Sưu tầm
>>> Trang trí mỹ thuật đình chùa Hà Nội
>>> Những mẫu trang trí chọn lọc (Phần 1)