Thực hành tranh in Monoprint

monoprint 1

Lê Huy Tiếp. Lưới đánh cá. 2003. In Monoprint

Tranh in Monoprint là tác phẩm in độc bản chứa đựng hình ảnh có khả năng lặp lại nhiều lần, điều mà tranh in monotype không có.  Hình ảnh có khả năng lặp lại ở những bố cục khác nhau thường nằm trong 2 dạng bản in: một là bản có hình khắc hay dán cố định trên một mặt phẳng, hai là bản in sử dụng các hình rời có sẵn và phối hợp không có định trên bề mặt. Bản in có hình khắc hay hình cố định thường là khuôn in được thực hiện cho in làm (kim loại, mica, collagraph) và in nổi (gỗ, cao su, thạch cao). Bản in sử dụng hình rời không cố định là dạng bản in phối chất những vật thể có sẵn trong môi trường xung quanh như lá cây, đồ vật đã qua sử dụng; hay tự họa sĩ tạo ra từ các chất liệu bìa giấy, vải, nilon, phim nhựa... Với cả hai dạng bản in này, tùy tính chất bề mặt bản in hoàn chỉnh và mức độ cần đạt của tác phẩm in ra mà sử dụng giấy in khô hay ẩm.

1. Thực hành chế bản với bản in cố định: Đối với thể hiện tranh in độc bản monoprint, người ta có thể sử dụng một bản khắc kim loại, khắc gỗ hay bản in collagraph để tạo ra những tác phẩm không hề có lặp lại về bố cục và màu sắc. Những bản in này đều có một hay nhiều hình ảnh được khắc, dắp hay dán cố định trên bề mặt và có thể có bố cục hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh.

Với bản khắc kim loại và bản ghép dán cố định: Với các bản in cố định là bản khắc kim loại hay collagraph, sau khi được phủ một lớp mực in, ta chỉ việc dùng các dụng cụ phù hợp, có thể là giẻ lau, ngón tay, bông, giấy. để lấy mực đi, để hiện dẫn các sắc độ sáng tối của hình và nhịp điệu bố cục. Vì trên bề mặt bản in đã có sẵn những hình ảnh, chi tiết được cố định bởi kỹ thuật khác, ăn mòn hay đắp nổi, dán ghép nên việc chế bản có nhiều thuận lợi. Người thực hiện chỉ cần dựa vào những hình ảnh có sẵn đó để phát triển bộ cục và màu sắc theo cảm hứng sáng tác tại thời điểm thực hiện tranh in độc bản dạng này. Họa sỹ hoàn toàn chủ động về màu, sắc độ cho bố cục bức tranh bằng cách đưa lên khuôn in các màu mực in khác nhau theo từng mảng cục bộ, từng khu vực cụ thể rồi lau bớt đi. Quá trình thêm và lau mực in là quá trình tạo cá tính riêng cho mỗi tranh in ra. Các sắc độ của màu trên bản in được tạo ra bởi mức độ lau bớt mực đi sao cho phù hợp biểu cảm cần có của mỗi tranh in ra.

Kỹ thuật in monoprint dạng này là kỹ thuật in độc bản đầu tiên, xuất hiện qua những sáng tác ngẫu hứng của Sergher trên bản khắc kim loại như đã phản ảnh trong phần lịch sử tranh in độc bản. Ở nước ta có họa sỹ Trần Nguyên Hiếu thực hiện kỹ thuật này khá nhiều và thành công trong việc biểu hiện những tranh phong cảnh từ bản khắc đồng. Trên cơ sở các hình ảnh có sẵn và cố định, người sáng tác thể hiện các cung bậc đậm nhạt, sáng tối của hình, không gian trong bố cục tùy theo ý định ở mỗi lần chế bản in cụ thể thông qua việc lau mực bằng các công cụ thích hợp. Ở đây cần xác định rằng tranh in độc bản từ bản khắc không nên đồng hóa với tranh in lõm hay in nổi với nhiều phương án cũng từ bản khắc đó. Một bản in kim loại hay khắc gỗ, collagraph có thể được in nhân bản với một số thay đổi về màu sắc mực in và kết quả cuối cùng cũng tạo ra một loạt tranh không tuyệt đối giống nhau. Tuy nhiên sự khác nhau nhất định về màu sắc ở trường hợp này không làm thay đổi cấu trúc bố cục và nhịp điệu đậm nhạt của tác phẩm, không ảnh hưởng nhiều đến tính chất biểu cảm của nó. Còn với tranh in độc bản từ các bản khắc, khuôn in đó lại khác. Ở đây mỗi tranh in ra từ một bản in gốc đều là một tác phẩm có bố cục khác, tính chất biểu đạt trạng thái chung của hình ảnh và cảm xúc khác biệt nhau, thậm chí là trái ngược nhau. Cùng là từ một bản khắc phong cảnh, có thể cho ra bức tranh in độc bản thể hiện phong cảnh đêm tối và một bức tranh in độc bản khác thể hiện phong cảnh đó dưới ảnh nắng rực rỡ của ngày hè. Hay từ một hình khắc trên bản kim loại có thể in ra bức chân dung mềm mại, yên bình và một bức chân dung biểu hiện quằn quại đau khổ. Sự khác biệt đó được tạo nên bởi màu và chính kỹ thuật lau mực in, trong đó mức độ lau và chiều hướng vệt lau, công cụ lau ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thị giác cuối cùng của bức tranh in ra. Hai bức tranh in độc bản sau đây minh chứng cho sự khác biệt về hiệu quả nghệ thuật thông qua kỹ thuật lau màu của quá trình chế bản in monoprint trên nền tảng bản khắc kim loại có hình cố định.

monoprint 2

Tranh in độc bản monoprint từ một bản khắc kim loại và tranh in lõm cũng từ bản khắc đó

Với bản khắc gỗ, khắc cao su, khắc bìa hay thạch cao: Việc chế bản in monoprint từ các bản khắc gỗ, khắc cao su, bìa giấy hay thạch cao có sự khác biệt với bản khắc kim loại và ghép dán. Từ các bản in có hình khắc chủ yếu dành cho in nổi thì quá trình chế bản được thực hiện theo cách cũng vừa bổ sung vừa loại trừ, nhưng bổ sung màu sắc đẻ rồi in tranh sẽ là chính. Trưởng hợp tác phẩm gọi là thủ ấn họa của họa sỹ Tú Duyên là minh chứng rõ nhất cho phương pháp chế bản và in tranh monoprint từ bản khắc gỗ. Trên mỗi bản khắc gỗ, ông chỉ khắc các hình khái quát, không chi tiết như để in nổi thực sự. Sau đó, mỗi lần in ông dùng bút lông, ngón tay để đưa các màu sắc khác nhau lên bản gỗ, khi là màu bột, khi là màu nước, khi màu đặc, khi màu loãng một cách rất ngẫu hứng và linh hoạt rồi in ra giấy hay lụa. Trên bức tranh in ra đôi khi ông lại vẽ thêm màu hay một vài chi tiết nhỏ. Thực chất đó chính là phương pháp, kỹ thuật chế bản và in tranh độc bản từ một khuôn in cố định, gọi là monoprint. Trong nhiều tác phẩm mà họa sỹ Tú Duyên để lại cho chúng ta, chúng là những phương án bố cục, màu sắc và đậm nhạt khác nhau của một bản khắc gỗ, thậm chỉ là khác hoàn toàn về bố cục, tinh thần, trạng thái cảm xúc biểu đạt của tác phẩm (ví dụ tác phẩm Trần Bình Trọng, Đờn ca).

2. Thực hành chế bản với bản in không cố định: Bản in không cố định là dạng bản in độc bản mà ở đó có hai thành phần tách rời nhau: nền đế và đối tượng tạo hình in. Ở trường hợp này, nền in không thay đổi nhưng chiều hướng và số lượng, vị trí của vật thể in hình có thể thay đổi. Nghĩa là với một hình đơn lẻ hay tập hợp hình khác nhau có thể in ra nhiều tranh độc bản có bố cục hoàn toàn khác biệt, trong mỗi tranh có sự lặp lại hình ảnh nhất định mà tranh khắc đã có. Kỹ thuật chế bản in monoprint với khuôn in không cố định được xuất hiện lần đầu trong những sáng tác của các họa sỹ Mỹ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua kỹ thuật này được sử dụng khá phổ biến tại các trại sáng tác tranh in độc bản và trong sáng tác của các tác giả.

Về bản chất, để thực hiện kỹ thuật này, trước tiên họa sỹ cần tạo một nền mực in trên bề mặt bản in (như đối với bản in monotype) bằng rulo cao su, sau đó đặt các vật thể có hình tạo sẵn lên và in tranh. Hình để in có thể được phủ mực in, có thể không hoặc đặt nó rồi nén để lấy bớt mực in nhằm tạo hinh theo phương pháp thể hiện âm bản. Trong chế bản in không cố định có hai kỹ thuật là tạo hình in dương bản và tạo hình in âm bản.

a. Chế bản với kỹ thuật tạo hình in dương bản: Tranh in độc bản monoprint với kỹ thuật tạo hình dương bản đôi khi được gọi là kỹ thuật in phối chất. Gọi là kỹ thuật chế bản in phối chất vì dựa vào đặc điểm kỹ thuật phối hợp các chất liệu, vật thể có sẵn được đưa mực in lên rồi in ra cùng lúc hay không cùng lúc để tạo ra bức tranh in độc bản. Bản chất của kỹ thuật này nằm ở việc sử dụng các vật thể có sẵn hay được họa sĩ cắt ra từ các vật chất thích hợp cho in ấn. Cách gọi chế bản “tạo hình dương bản" ở đây được chúng tôi xác định nhằm mục đích phân biệt kỹ thuật này với các kỹ thuật khác trong in độc bản và lô gic với kỹ thuật monoprint tạo hình âm bản sẽ trình bày ở phần kế tiếp.

Tất cả các kỹ thuật chế bản in độc bản khác được đề cập trong cuốn sách này đều đưa lại khuôn in mà trên đó chỉ có mực in, các hình thể được tạo trên đó có thể mang dáng vẻ hình in, nhưng đó chỉ là hình in gián tiếp để sau đó nó được chuyển thành bức tranh thông qua quy trình in. Còn đối với bản in phối chất, người thực hiện sử dụng các vật thể có sẵn đã được phủ mực rồi sắp xếp chúng lên bề mặt tấm mica hay kim loại thành bố cục rồi in trực tiếp qua máy in hay qua kỹ thuật in tay thủ công. Các hình in ra đều có tính chất dương bản, phần đường nét của hình chứa mực in và đậm hơn nền giấy. Ngoài ra, các hình ảnh in còn có thể được thực hiện bằng cách trực tiếp ấn bề mặt đã được phủ màu in của vật thể lên bề mặt giấy theo kiểu đóng triện. Có thể diễn giải một cách dễ hiểu hơn là, để chế bản in độc bản theo kỹ thuật tạo hình dương bản từ phối hợp các chất liệu, người thực hiện bôi hoặc lăn mực in lên bề mặt các vật thể có sẵn như lá cây, mảnh gỗ mỏng, miếng bia, mảnh vải thô, lưới sợi . rồi sắp xếp chúng lại với nhau trên một bề mặt phẳng nhẵn không thấm nước, không dễ vỡ và có độ dày thích hợp (nếu để in bằng máy in), sau đó đặt giấy hoặc vải và in. Nhìn chung, các vật thể được sử dụng có bề mặt chất liệu phong phú, tự nhiên khi kết hợp với nhau để tạo ra bản in phải được cân nhắc nhằm đem lại sự hài hòa, khơi gợi được ý nghĩa của tác phẩm. Như vậy vẻ đẹp tạo hình của bản in dạng này hoàn toàn do sự tương tác giữa các vật thể có sẵn, đa dạng và phong phú về chất liệu, cấu trúc bề mặt được in cùng với nhau.

monoprint 3

Tranh in độc bản theo kỹ thuật tạo hình dương bản, phối chốt tù các vật thể có sẵn

monoprint 4

Tranh in độc bản theo kỹ thuật tạo hình dương bản, phối chấp từ các hình cắt

Trong các kỹ thuật chế bản in monoprint, kỹ thuật tạo hình dương bản phối chất ra đời muộn hơn rất nhiều. Cho đến nay, thời điểm chính xác của sự xuất hiện bản in độc bản dạng này vẫn còn là điều cần tìm hiểu. Tuy nhiên, đa phần các nhà nghiên cứu đều cho rằng kỹ thuật chế bản in này chỉ có thể ra đời sau khi kỹ thuật chế bản collagraph (bản in ghép dán) được phổ biến rộng rãi từ khoảng thập niên 1950 tại Mỹ'. Trong kỹ thuật collagraph, người ta sử dụng chất kết dính hay kỹ thuật khâu để liên kết và cố định các vật thể được ghép với nhau trên một nền để thích hợp, thường là tám kim loại, nhựa hoặc gỗ mỏng. Bản in collagraph thường được in theo phương pháp in lõm và in nổi. Còn trong kỹ thuật chế bản in độc bản phối chất, các vật thể không được gắn hay dán cố định trên nền đế, mà mỗi lần chế bản, vị trí của cùng một hay nhiều vật thể được thay đổi tùy vào nhu cầu sáng tác của họa sỹ. Đây là điểm khác biệt quan trọng giữa bàn in collagraph và bản in độc bản phối chất, mặc dù có thể ở cả hai trường hợp đều dùng các vật thể như nhau.

Chất liệu, phương tiện chế bản: Tranh in độc bản phối chất dương bản chủ yếu được thực hiện bởi việc sắp xếp một cách nghệ thuật các vật thể đã được phủ mực in lên một nền để thích hợp và sau đó in ra giấy. Các vật liệu để làm nền để bản in bao gồm tấm kim loại, mi ca, nhựa tổng hợp, hay gỗ có độ dày không quá 3mm. Với kỹ thuật chế bản này, mực in được sử dụng là mực in phổ biến dùng trong in lõm, in nổi hay in phẳng, có thể là mực in gốc dầu hay mực in gốc nước, tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi địa điểm thực hành. Bên cạnh đó, sơn dầu, acrylic cũng được các họa sĩ dùng để chế bản. Giấy in dùng để in tranh từ bản in phối chất cần phải là loại giấy xốp dày và dai để bảo đảm in được các vật thể có độ dày nhất định bằng máy in mà giấy không bị hư hại. Những loại giấy xốp và dày dùng cho vẽ màu nước và in lõm là phù hợp hơn cả. Về lý thuyết, bản in phối chất có thể in được bằng tay. Tuy nhiên, để hiệu quả tranh in được tốt và có thể in được các vật thể có cấu trúc bề mặt lồi lõm nhiều thì in bằng máy mới đảm bảo. Do vậy, điều kiện về xưởng in, máy in, giàn phơi dành cho kỹ thuật in độc bản này hoàn toàn giống như đối với thực hành kỹ thuật in độc bản nói chung mà chúng tôi đã trình bày.

Tranh in độc bản phối chất là kết quả của quá trình tạo hình dương bản trực tiếp từ các vật thể trên bản in rồi in ra giấy hoặc vải. Do đó, các nguyên liệu để chế bản in kiểu này rất đa dạng, phong phú, có thể nói gần như không giới hạn, loại trừ những vật thể cứng và sắc nhọn, dễ vỡ gây ảnh hưởng xấu đến người thực hiện và các trang thiết bị cũng như giấy in trong quá trình thực hành. Các loại đinh sắt, ốc vít, đồng xu, dao, kéo, lưỡi cưa, bánh răng, các đồ vật với bề mặt có chi tiết gai nhọn hay sắc, mảnh kính, mảnh gốm, sứ, thủy tinh, ... tuyệt đối không sử dụng để tạo hình in. Còn lại tất cả các vật thể có sẵn trong tự nhiên hay nằm ngoài những đối tượng trên đều có thể được khai thác để tạo hình cho bản in. Điều quan trọng là cần chú ý bảo đảm độ dày của chúng sao cho phù hợp với việc giữ an toàn cho máy in và các dụng cụ chế bản, dụng cụ phục vụ in ấn đi kèm máy in (bàn in, tấm đệm). Ngoài các vật thể có sẵn, người thực hiện chế bản có thể ngẫu hứng hay chủ ý sử dụng giấy, bìa, phim nhựa, vải, nilon, mảnh mây tre đan.. cắt thành hình mong muốn rồi lăn mực để in. Khi biết khai thác và phối hợp tốt các cấu trúc bề mặt của mỗi chất liệu thì hiệu quả tạo hình của bức tranh in độc bản sẽ tốt hơn.

Các bước chế bản: Quá trình chế bản theo kỹ thuật tạo hình in dương bản là quá trình người thực hiện tương tác với các vật thể, chất liệu từ môi trường và cuộc sống xung quanh và phối hợp chúng rồi in để tạo ra tác phẩm monoprint. Đó là quá trình được dự định, tính toán trước một cách chi tiết, nhưng cũng có khi là quá trình tương tác mang nhiều tinh thần sáng tác ngẫu hứng. Ý tưởng tác phẩm, sự kết hợp, phối hợp các chất liệu, vật thể với nhau có thể xuất phát từ một tình huống bất ngờ, khi họa sĩ gặp và ấn tượng với một vật thể có cấu trúc bề mặt đẹp, lạ, gợi hướng tạo hình hoặc gợi về một trải nghiệm, ký ức nhất định. Song, cho dù quá trình chế bản được thực hiện có chủ định sẵn hay ngẫu hứng, thì thực hành tranh in độc bản với kỹ thuật tạo hình dương bản phối chất cũng phải diễn ra theo trình tự các bước sau.

Bước 1: Lựa chọn các vật thể để tạo hình in. Sưu tầm các vật thể, tìm kiếm các loại vật liệu có bề mặt hay cấu trúc thích hợp cho diễn đạt ý tưởng nội dung và phù hợp các quy định đối với in độc bản monoprint theo kỹ thuật tạo hình dương bản như đã nêu ở phần chất liệu và phương tiện chế bản. Cắt hay xé các chất liệu để tạo hình khi cần đến các hình ảnh cụ thể hay gợi về một đối tượng nào đó. Ở bước này cần lưu ý lựa chọn các vật thể, chất liệu sao cho khi phối hợp với nhau chúng biểu đạt được tối đa ý tưởng tạo hình, nội dung chủ đề và vẻ đẹp thẩm mỹ. Cố gắng phát huy tiếng nói hay ý nghĩa tượng trưng của vật thể.

Bước 2: Xác định bố cục. Sắp xếp các đối tượng đã được lựa chọn lên bản in thành bố cục có cấu trúc đẹp và hài hòa, trong đó mỗi đối tượng đều phát huy được vai trò của mình trong tổng thể tác phẩm sẽ in ra. Lúc này rất cần chú ý đến giới hạn chu vi của tám bản in, không để các đối tượng được sử dụng làm hình in vượt ra ngoài chu vi ấy, trừ trường hợp đó là ý đồ bố cục có trước, và trong trường hợp này cần tính toán mức độ, vị trí và đường hướng của các phần vượt ra cũng như sự hài hòa chung giữa các cạnh của bản in.

monoprint 5

Một bố cục đang được sắp xếp tù cáo hình cắt bằng giấy của Thành Thế Vinh.

Bước 3: Đưa màu lên các hình cần in và sắp xếp bố cục tạo bản in. Trước khi đưa màu lên các đối tượng in được lựa chọn cần chuẩn bị mực in với các kỹ năng pha mực, nghiên mực và dàn mực như đã giới thiệu ở phần chế bản in độc bản phía trên. Khi đã có đủ số lượng màu và lượng mực in của mỗi màu, người thực hiện nên sử dụng nhiều rulo cao su, mỗi rulo cho một màu, để đưa mực lên các vật thể chuẩn bị sẵn cho bố cục. Khi đưa mực in lên mỗi vật thể cần chú ý lượng mực vừa đủ và cách lăn rulo sao cho phù hợp với mỗi loại chất liệu. Nếu là vật thể cứng như tấm mica mỏng, mảnh kim loại mỏng hay lá cây to thì lần như bình thường. Nhưng khi lần mực lên các chất liệu như: nilon, vải, sợi tơ, lá cây nhỏ, lá cỏ, cánh hoa mỏng thì cần hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng và tốt nhất là sử dụng rulo mềm hơn để tránh các đối tượng đó bị biến dạng hay bị phá hủy trong lúc lần mực in lên. Việc bố cục các đối tượng đã được lần mực in lên có thể thực hiện theo hai cách và cần bám sát ý đồ bố cục đã xác định ở bước trước. Cách thứ nhất, lăn mực hết tất cả các đối tượng rồi sắp xếp bố cục. Cách thứ hai, lần mực đối tượng nào xếp luôn đối tượng đó lên bản in (cách này yêu cầu chú ý đến thứ tự các lớp đối tượng để đạt hiệu quả bố cục tốt nhất). Trong trường hợp bố cục cản có một nền màu nào đó thì lần phủ lớp mực màu trước rồi đặt các vật thể lên sau.

Ngoài cách dùng rulo như nêu trên, chúng ta có thể dùng bút lông, ngón tay hay miếng vải, mút bọt biển để đưa mực lên các vật thể tạo hình in.

monoprint 6

Sinh viên vào Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đang thực hiện bước đưa mực in
l
ên các vật th và bố cục chung theo kỹ thuật leo hình in dương bản.

Bước 4: In tranh. Sau khi đã hoàn chỉnh chế bản, người thực hiện đưa bản in lên vị trí bàn máy in đã có dấu cữ. Khi toàn bộ bản in đã vào đúng vị trí, người thực hiện nhẹ nhàng đặt giấy in và phủ lấm đệm, kiểm tra độ nén máy in và vận hành máy để in tranh, Ở bước này người thực hành cản chú ý: nếu các vật thể in có độ dày nhất định thì cần ủ ẩm giấy để bảo đảm chất lượng hình ảnh in ra một cách tốt nhất về màu sắc, độ no của màu mực và giấy in không bị nhăn hay rách.

b. Chế bản với kỹ thuật tạo hình in âm bản: Ở Việt Nam, nhiều họa sỹ đã khai thác tốt kỹ thuật chế bản monoprint bằng phương pháp tạo hình âm bản qua cách ép các vật thể có sẵn hay các hình thể được chủ động tạo ra từ giấy, vải, nilon trên nền mực in đã phủ kín bề mặt bản in. Sau khi ép thì nhấc các vật thể ra khỏi bản in và ta sẽ thu được hình ảnh ở dạng âm bản mà nó để lại. Những nơi có độ dày hơn của vật thể được ép sẽ lấy đi nhiều mực in hơn và tạo ra các phần hình sáng hơn, những khoảng mỏng của vật thể do tiếp xúc ít hơn với bề mặt mực in nên lấy đi ít hơn hay không có tác động đáng kể, và ở vị trí đó mực in sẽ đậm hơn hay gần như giữ nguyên độ no ban đầu. Lúc đó ta có bản in đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và có thể in ra giấy. Kỹ thuật này đem lại hiệu quả hình ảnh mang nhiều tính hiện thực mà với các kỹ thuật khác phải mất rất nhiều công sức, thời gian mới có được.

Các bước thực hiện kỹ thuật chế bản tạo hình âm bản này được đúc kết như sau:

Bước 1: Dùng rulo lăn phủ kín đều bề mặt tấm nền in (thường là mica hay kim loại) một lớp mực in mỏng vừa độ. Cần lưu ý độ dày của lớp mực in này, nếu dày quá hay mỏng quá đều ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả tạo hình và thẩm mỹ tác phẩm in độc bản.

Bước 2: Tiếp đến là bước đặt các vật thể cần lấy hình in. Các vật thể cần in phải được lựa chọn và xử lý phù hợp với máy in trục lăn. Nếu độ dày của chúng quá lớn sẽ gây cản trở hoạt động của máy in. Vì vậy không nên sử dụng những vật thể có độ dày quá 3mm đối với các chất liệu mềm như vải, các loại lá cây; và không quá 1mm đối với các loại chất liệu cứng như gỗ, nhựa... Rất hạn chế hoặc tuyệt đối không dùng các vật thể bằng kim loại sắc nhọn và dày quá 1mm. Trong trường hợp sử dụng lá cây có phần cuống lá dày và cứng thì cần gọt bớt phần này đi để đạt độ dày thích hợp.

Bước 3: Nén tất cả các vật thể cần in hình qua máy in hoặc bằng lực của người thực hiện, tùy theo tính chất và yêu cầu của tác phẩm sẽ in ra rồi nhấc toàn bộ các vật thể đã được nén ra khỏi bề mặt bản in. Những vật thể được nén để lại dấu vết của chúng trên lớp mực đã phủ bề mặt bản in. Ở những chỗ tiếp xúc ít hơn giữa vật được nén với nền màu (nơi vật thể có độ dày ít hơn) thì mực còn lại nhiều hơn và do vậy độ đậm của hình in ra sẽ mạnh hơn. Ngược lại, tại những vị trí vật thể có độ dày cao hơn thì sự tiếp xúc mạnh hơn và lượng mực in sẽ bị lấy đi nhiều hơn, do đó hình in sẽ mờ hơn hoặc sáng trắng. Nhìn chung, hình còn lại trên bản in sau khi nén vật thể lên bề mặt bản in có tính chất là âm bản của nó.

Sau khi lấy tất cả các vật thể được nén để tạo hình ra khỏi bề mặt bản in là kết thúc quá trình chế bản in monoprint theo kỹ thuật tạo hình âm bản với khuôn in không cố định. Trong trường hợp này, màu mực in bị lấy đi nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào độ nén mạnh hay nhẹ trong quá trình nén vật thể lên lớp mực in.

Các vật thể được nén sẽ để lại dấu vết cấu trúc chất liệu của chúng một cách rõ rệt nếu đó là những chất liệu có tính chất hút mực. Đối với các chất liệu không hút mực như mica, phim nhựa, kim loại sẽ để lại dấu vết bất ngờ, khó lường trước, nhưng cũng thường rất thú vị mà ở các kỹ thuật khác không thể gặp. Những dấu vết đó có được phụ thuộc khá nhiều vào độ đặc hay loãng của mực in, vào cách chúng ta nhấc chúng khỏi bề mặt mực in. Thông thường chúng để lại những dấu vết dạng cấu trúc tự nhiên, gợi đến bề mặt các vật thể hay hiện tượng có sẵn trong thiên nhiên nhưng không cụ thể.

Bước 4: In tranh như đã trình bày ở phần kỹ thuật tạo hình in dương bản.

monoprint 7

Lưu Đình Hùng. Trưa hè. 40x30cm, Kỳ Buật tạo hình In âm bản bằng cách nên nilon và vải lên lớp mực, nước chúng ra rồi in

monoprint 8

Nguyễn Nghĩa Phương, Vệ nữ đá, 2006 kỹ thuật tạo hình âm bản

- Nguồn: Theo sách Tranh in độc bản của PGS.TS Nguyễn Nghĩa Phương -

>>> Tranh in độc bản đồ nét

>>> Thực hành tranh in monotype theo phương pháp bổ sung

>>> Nguồn gốc và quá trình phát triển của tranh in xuyên

0976984729