Sự pha trộn – hòa hợp màu sắc
Sự kết hợp màu ánh sáng (Light Hues) gọi là phép cộng màu (additive mixing). Kết hợp các chất màu (Pigment hues) gọi là phép trừ màu (Subtractive mixing). Đây gọi là sự pha trộn màu sắc, còn sự hòa hợp màu sắc là nói tới sự phối màu giữa các màu.
1. Phép cộng màu: Ba màu cơ bản của ánh sáng màu (Light primaries) là: đỏ - xanh lục - xanh lam. Ba màu này khi kết hợp với lượng bằng nhau sẽ được ánh sáng trắng. Hình 6.2 là sự pha trộn ánh sáng màu. Sự pha trộn này có đặc điểm là ánh sáng được pha có sắc độ tươi sáng hơn màu khởi xuất. Ứng dụng của phép cộng màu trên máy tính, trên vô tuyến là sự pha trộn của các chấm màu theo hệ màu RGB: Đỏ (R), Xanh lục (G), Lam (B).
2. Phép trừ màu: Phép trừ màu là sự kết hợp của các chất màu hòa trộn bởi phẩm màu, dung dịch màu, hay chồng các lớp màu ví dụ như kính màu lên nhau. Ba màu cơ bản (Pigment primaries) của chất màu là: Đỏ - vàng - xanh lam. Phương pháp pha màu này được giới họa sĩ sử dụng. Ứng dụng trên mạng vi tính, phương pháp trừ màu tương ứng với cách pha màu thuộc hệ CMYK: màu ngọc (C), màu hồng đậm magenta (M), vàng (Y), đen (K). Phương pháp trừ màu có một số đặc điểm:
- Về lý thuyết, các màu bổ túc hay các màu cơ bản pha với nhau tạo ra màu đen, nhưng thường thì là màu nâu bùn.
- Pha càng nhiều màu với nhau thì màu càng trầm đục.
- Với các chất màu, có thể pha màu hữu sắc với các màu trắng, đen, xám để làm sáng lên, đậm hơn và giảm cường độ màu.
Hình 6.38
a) Georges Seurat. La parade de Cirque (1888). Sơn dầu.
b) Paul Signac. The Dinning Room (1887). Vô số các chấm điểm đã tạo nên hình khối, không gian, màu sắc cho bức tranh.
3. Pha trộn màu thị giác: Pha trộn màu thị giác (optical color mixing) là một dạng của phép cộng màu. Phương pháp này không trộn màu trực tiếp với nhau mà chỉ đem các điểm màu, nét màu đặt cạnh nhau, sự kết hợp này nhìn từ một khoảng dài các màu riêng lẻ sẽ trộn lẫn vào thị giác để tạo nên các sắc khác. Hiệu ứng này là do sự thay đổi liên tục điểm lưu ảnh của mắt. Phương pháp pha trộn màu thị giác dùng trong công nghệ sợi, dệt, in offset, nghệ thuật tranh ghép mảnh,... Các họa sĩ trường phái Neoimpressionism như Seurat, Monet, Signac và Pissarro hay vẽ tranh theo cách này. Hình 1.8a và hình 6.38 là hai tác phẩm hội họa vẽ theo phong cách "chấm điểm" (Pointillism) với nguyên tắc phối màu thị giác.
4. Hòa hợp màu đơn sắc: Hòa màu đơn sắc (Monochromatic Harmony) là hợp màu chỉ có một sắc màu được thay đổi. Sự kết hợp hay hài hòa màu đơn sắc được tạo nên bằng cách thay đổi độ sáng tối và cường độ màu. Có ba cách giúp thay đổi màu đơn sắc:
- Màu nguyên sắc (hue) pha thêm với màu trắng để tăng độ sáng, đây gọi là màu sắc sáng (tint).
- Màu nguyên sắc (hue) pha thêm với màu đen để tăng độ đậm, đây gọi là màu sắc đậm (shade).
- Màu nguyên sắc (hue) pha thêm với màu ghi (white+black) để làm giảm cường độ màu, đây gọi là màu có sắc tái (tone). Xem sơ đồ hình 6.39.
Hình 6.40 là ví dụ về sử dụng màu đơn sắc trong hội họa.
Hình 6.39: Sơ đồ biến đổi một màu đơn sắc
Hình 6.40: Ví dụ về hòa màu đơn sắc
a) Hợp nhóm các diện sắc đỏ.
b) Pablo Picasso. Mother and Child (1920). Sắc lam với độ sáng tối khác nhau, gam màu lạnh lẽo nhưng tư thế người mẹ lại mang vẻ ấm áp. Đây là tác phẩm ở "thời kỳ xanh” (Blue period) của Picasso.
5. Hòa hợp màu tương tự: Hòa hợp màu tương tự (Analogous color harmonies) hay còn gọi hòa sắc tương đồng là sự kết hợp một vài màu cận kề nhau trên vòng tròn màu.
Thường thì hòa sắc tương tự hay được tổ chức theo họ màu nóng hay màu lạnh. Theo đó các màu cùng sắc loại được biến đổi chút ít bằng cách thay đổi độ sáng, độ thuần và pha thêm sắc màu cận kề là để cho cảm giác êm ái. Ví dụ có thể phối màu đỏ với vàng, với cam và biến đổi độ sáng của các sắc vàng.
Hình 6.41, 6.42, 6.43 là sự hòa hợp màu kiểu tương tự trên vòng tròn màu.
Hình 6.41: Hệ thống tương tự của màu nóng
a) Màu đỏ chính và hai màu liền kề.
b) Ba màu liền kề kẹp giữa hai màu chính là vàng đỏ.
c) Màu vàng chính và hai màu liền kề.
Hình 6.42: Hệ thống tương tự màu lạnh
a) Ba màu liền kề có sắc thái trầm lạnh.
b) Màu xanh lam chính kẹp giữa hai màu liền kề.
c) Ba màu xanh liền kề kẹp giữa hai màu chính.
Hình 6.43: Hệ thống tương tự với sắc vàng
a) Một màu chính – vàng với hai màu kẹp bên.
b) Một màu chính – vàng với bốn màu kẹp
bên.
6. Hòa hợp màu bộ ba: Ở phần trên đã đề cập hai cách tổ chức hòa hợp màu là :
1 - Hòa hợp màu bổ túc: tức sự kết hợp của hai màu đối nhau trên vòng tròn màu 12 sắc (hình 6.31). Các màu sắp đặt cạnh nhau kiểu này sẽ tôn nhau về cường độ màu, làm hai màu thêm rực rỡ, sáng hơn. Tuy vậy cần lưu ý, hai màu đối nhau này nếu chúng có độ sáng và cường độ giống nhau lại được kết hợp theo kiểu hoa văn họa tiết sẽ tạo nên hiệu quả ảo giác về sự rung giữa các màu. Hình 6.44 là ví dụ hòa hợp hai màu bổ túc xanh – lục – đỏ gây ra ảo giác về sự rung.
2 - Hòa hợp màu bổ túc tách đôi: là sự kết hợp của ba màu, một màu chính và hai màu phụ kẹp bên của màu bổ túc của màu chính. Hòa sắc này thường tạo sự rực rỡ, có chính có phụ và có sắc độ đậm nhạt rõ ràng. Sau đây bàn thêm kiểu thức hòa hợp màu bộ ba (Triad harmony):
Ba màu trên vòng tròn màu cách đều nhau qua các đỉnh tam giác gọi là hòa hợp màu bộ ba.
Tam giác đều này xoay đều quanh tâm sẽ được bốn cặp màu bộ ba. Trong bốn cặp này có một cặp bộ ba cơ bản và ba cặp bộ ba thứ cấp. Mẫu bộ ba cơ bản tạo ra cặp mẫu tương phản nổi bật. Ba cặp thứ cấp có độ tương phản ít hơn bởi mỗi màu trong cặp ba đều chia sẻ một sắc màu chung. Ví dụ màu cam và xanh lục đều chia sẻ màu vàng, màu cam và tím chia sẻ màu đỏ, màu tím màu lục chia sẻ màu xanh lam. Hình 6.45 là sự hòa hợp màu bộ ba được tổ chức trên vòng tròn màu thuần sắc 12 màu. Hình 6.46 là ví dụ kết hợp màu bộ ba.
Hình 6.44: Ảo giác về độ rung
Hình 6.45: Hài hòa màu bộ ba (o-d)
Đỉnh tam giác cân là các cặp màu hài hòa bộ ba. Hình tam giác xoay đều quanh tâm ta sẽ được bốn cặp hài hòa màu bộ ba
Hình 6.46: Ví dụ về hòa sắc màu bộ ba
7. Hòa hợp màu bộ bốn: Hòa hợp màu bộ bốn (Tetrad Harmony) là sự kết hợp hài hòa của bốn màu trong đó có hai màu là cặp bổ túc của nhau. Một bộ bốn có thể được xác định qua một hình vuông hoặc một hình chữ nhật bên trong vòng tròn màu (xem hình 6.47 và 6.48).
Hệ hài hòa bốn màu có nhiều khả năng biến đổi hơn màu bộ ba vì có sự hiện diện của một màu bổ túc (của màu chính). Hòa sắc thuần gốc này (hue) thường mang vẻ hấp dẫn, nhộn nhịp. Hình 6.49 là bức tranh ví dụ về sử dụng hòa hợp màu bộ bốn.
Hình 6.47: Hài hòa màu bộ bốn (a-c). Các màu cân đối theo hình vuông
Hình 6.48: Hài hòa màu bộ bốn (a-c) các màu cân đối theo hình chữ nhật
Bài thực hành 1: Dựng vòng tròn màu
Mục đích của bài tập là làm quen với việc pha trộn các chất màu từ màu gốc (màu cơ bản). Dựng lên hình vành khăn có đường kính khoảng 12cm dùng màu bột để vẽ lên các vòng tròn màu (hình 6.50):
+ Vòng 1: gồm ba màu cơ bản: đỏ – xanh lam – vàng
+ Vòng 2: gồm ba màu bậc 2 (màu bổ túc) cam – xanh lục – tím được tạo từ sự pha trộn của ba màu cơ bån
+ Vòng 3: tạo nên 6 màu bậc 3 bằng cách pha trộn các phần màu bằng nhau của màu chính và màu bậc 2, như vậy được vòng tròn 12 màu. Sau khi hoàn thành cần đối chiếu so sánh độ thuần khiết của sản phẩm với vòng tròn 12 màu thuần sắc chuẩn.
Hình 6.49: Một bức anh sử dụng cách phối màu bộ bốn
Hình 6.50: Ba vòng tròn màu
a) Vòng màu cơ bản.
b) Vòng màu bậc 2.
c) Tổng hợp 12 màu thuần sắc.
Bài thực hành 2: Tổ chức màu đơn sắc
Mục đích của bài tập là tạo ra một bố cục các mảng màu đơn sắc với cách pha một sắc màu với màu trắng, màu đen, màu ghi để tạo ra các sắc màu sáng, màu đậm, màu tái với các sắc độ khác nhau.
Để tập trung vào kỹ năng pha màu, các diện màu đơn sắc cần đưa vào các khuôn hình đơn giản đã định sẵn. Hình 6.51 là ví dụ về bài tập.
Hình 6.51: Tổ chức màu đơn sắc
a) Sắc xanh (Blue green) được thay đổi sắc độ nhờ điều chỉnh cấp độ đen và trắng.
b) Sắc đỏ được thay đổi sắc độ nhờ điều chỉnh cấp độ đen, trắng, ghi (tạo ra sắc đỏ tái).
Bài thực hành 3: Tổ chức màu tương tự
Mục đích của bài tập là tạo ra một bố cục màu theo cách phối màu tương tự. Hệ phối màu có thể theo cách: màu nóng, màu lạnh hay các màu cận kề nhau trên vòng tròn màu. Hình 6.52 là ví dụ phối màu theo cách tương tự hay theo một chủ sắc.
Hình 6.52: Tổ chức màu tương tự
a) Chủ sắc là xanh lá cây, các màu khác là các màu cận kề trên vòng tròn màu và xanh lá pha thêm đen, trắng.
b) Phối màu theo gam nóng. Sắc đỏ làm chủ đạo.
Bài thực hành 4: Pha trộn màu thị giác
Pha trộn màu thị giác là việc mắt người tự "trộn màu" khi nhìn các diện, các tuyến, các điểm có sắc màu khác nhau đặt cạnh nhau. Đây là một trong các hiện tượng gọi là đối sánh màu.
Bài thực hành 5: Đối sánh màu đồng thời
Mục đích của bài tập là làm quen với hiện tượng biến đổi sắc điệu của một màu khi nó đặt trên một nền của màu khác (xem phần "đối sánh đồng thời với màu sắc" ở trên). Mỗi bài tập được làm trên nền màu có kích thước 12x12cm. Mảng màu hiệu ứng đối sánh có kích thước nhỏ hơn nằm trên nền này. Các hiệu ứng thực hiện theo hai dạng:
+ Làm cho một màu xuất hiện khác nhau (1 màu trở thành 2 màu). Xem ví dụ hình 6.36b, c, d.
+ Làm cho hai màu xuất hiện giống nhau (2 màu trở thành 1 màu). Xem đậm nhạt khác nhau. ví dụ hình 6.36e và 6.37.
Hình 6.53: Pha trộn màu thị giác
a) Sự kết hợp của bốn dải sắc màu đã tạo ra bốn vùng màu khác nhau.
b) Kết hợp hai dải sắc màu. Do cách tổ chức mà sắc độ của màu xanh lá có cảm giác đậm nhạt khác nhau.
c) Sự kết hợp của ba loại: xanh lam – vòng xanh lục. Hai dải xanh lục cho cảm giác đậm nhạt khác nhau.
>>> Nét, mảng và màu sắc trong nghệ thuật trang trí
>>> Màu sắc của nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách
>>> Màu sắc trong tranh dân gian Đông Hồ