Sáng tạo họa tiết trang trí
1. Công dụng:
Họa tiết trang trí rất phong phú và đa dạng, có công dụng làm cho mọi vật đẹp hơn. Mang phong cách riêng của từng hóa dân tộc (họa tiết trang trí thổ cẩm của dân tộc miền núi).
Họa tiết trang trí được ứng dụng rất nhiều trong đời sống:
* Trang trí kiến trúc:
* Trang trí vải, trang phục:
* Trang trí đường diềm, khung bìa, giấy khen:
* Trang trí đồ vật: túi xách, lọ hoa, quạt giấy…
2. Đặc điểm:
Bố cục trang trí là sự kết hợp rất nhiều họa tiết to - nhỏ, đơn giản - phức tạp, có nội dung, vị trí khác nhau làm nên vẻ đẹp riêng trong tổng thể.
Họa tiết trang trí thường là các họa tiết cách điệu từ hình ảnh có trong thiên nhiên, cuộc sống.
Có thể phân loại như sau:
Họa tiết được sáng tạo từ thực vật: Hoa, lá, rau, củ, quả
Họa tiết được sáng tạo từ động vật: Động vật dưới nước, trên cạn, bay trên không..
Họa tiết được sáng tạo từ đồ vật: Đồ dùng học tập, đồ dùng sinh hoạt..
Ngoài ra, họa tiết còn được cách điệu từ mây, sóng nước, họa tiết cổ, họa tiết trên mặt trống đồng cũng có những vẻ đẹp riêng.
3. Phương pháp thực hiện:
Có nhiều cách để cách điệu hình ảnh có sẵn thành họa tiết trang trí bao gồm:
+ Cách điệu theo lối công nghiệp: Quy hình ảnh về dạng các hình hình học và kết hợp các hình với nhau.
VD: Kết hợp 2 hình bán nguyệt và hình thoi sẽ ra hình con bướm, kết hợp hai nửa hình tròn tạo thành con cá..
+ Cách điệu theo lối tự nhiên: Dựa vào hình dáng tự nhiên của hình ảnh để vẽ cách điệu.
+ Cách điệu theo lối Kỷ hà: Vẽ bằng các nét thẳng
Các bước tạo họa tiết trang trí
Họa tiết trang trí phải có hình thể rõ (đường nét cụ thể, dứt khoát, có hình thể độc đáo) được sáng tạo theo lối vẽ đặc trưng của vẽ họa tiêt trang trí
B1: Lựa chọn nội dung họa tiết (hoa, lá, con vật, đồ vật)
B2: Quan sát và vẽ lại mẫu thật để hiểu cấu trúc và các chi tiết chính của mẫu
B3: Tạo họa tiết trang trí
Đơn giản họa tiết: Lược bỏ chi tiết
Cách điệu: Thay đổi hình dáng của họa tiết để tạo sự mềm mại, cân đối và hài hòa nhưng vẫn giữ đặc điểm cơ bản của họa tiết
Có thể cách điệu bằng phương pháp chia mảng, tuy nhiên cần chú ý các mảng phải có sự thay đổi về kích thước. Cách vẽ này đơn giản phù hợp với những người mới học hoặc không có năng khiếu vẽ.
Cách điệu bằng phương pháp vẽ thêm chi tiết vào, hoặc sử dụng 3 phương pháp đã giới thiệu ở trên (tự nhiên, kỷ hà, công nghiệp), cách vẽ này khó hơn nhưng hiệu quả sẽ cao hơn.
B4: Vẽ màu
Vẽ màu họa tiết tươi sáng, hài hòa, có thể vẽ màu theo hòa sắc nóng, lạnh hoặc vẽ màu tương phản
Hình minh họa các bước vẽ
Có thể cách điệu theo nhiều dạng khác nhau
Vẽ màu theo nhiều hòa sắc khác nhau
* Ứng dụng họa tiết trong trang trí cơ bản:
Họa tiết hoa
Họa tiết dân tộc:
Họa tiết bướm
Họa tiết Cú mèo:
>>> Các nguyên lý trong trang trí hình vuông
>>> Các loại họa tiết trong tranh Hàng Trống (Phần 1)
>>> Các nguyên lý trong trang trí hình tròn