Quy trình làm phim hoạt hình với thiết kế đồ họa 3D

Học thiết kế đồ họa 3D để làm phim hoạt hình 3D, vậy sau khi học thiết kế đồ họa 3D xong, liệu các bạn có thể làm được một bộ phim hoạt hình 3D, hãy cùng mythuatms.com tìm hiểu quy trình sản xuất phim hoạt hình 3D, nó được chia làm 3 giai đoạn: Tiền sản xuất, sản xuất, hậu kỳ. Trong đó, giai đoạn Tiền sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình sản xuất phim.

quy trinh lam phim 3D-1

I. Pre production: Idea, Story, Storyboard

Đây là giai đoạn phát triển ý tưởng ra thành một câu chuyện (story) và cũng là bước quan trọng nhất trong thiết kế đồ họa cho phim hoạt hình. Từ câu chuyện đó, người họa sĩ sẽ triển khai thành các bản vẽ (giống truyện tranh) để xem xét mạch câu chuyện như thế nào (story board).

Sau khi hoàn tất, các story board này sẽ được lồng ghép lại thành một bộ phim (rough editing) để xem sự hợp lý của bộ phim (Animatic storyboad).

Khi toàn bộ concept được duyệt, từ kịch bản cho tới diễn biến câu chuyện, Design team sẽ bắt đầu lên concept và test (concept designer).

Một số thành phần chính của giai đoạn trước sản xuất là bản vẽ phân cảnh, hoạt hình và thiết kế.

Storyboard Pitch:

Storyboard Pitch là công đoạn kể chuyện mà trong đó người kể chuyện (pitcher) sẽ cố gắng mang sức sống vào câu chuyện bằng cách thêm âm thanh, animation do chính bản thân họ tạo ra. Một pitcher giỏi sẽ có thể làm cho người tham dự buổi Storyboard pitching tưởng tượng ra được chuyện gì đang xảy ra trên từng trang giấy phác thảo.

Animatic Storyboard:

Animatic là giai đoạn các trang storyboad được chuyển thể sang animation storyboard. Ở giai đoạn này, các bộ phận hình ảnh hóa trong phòng thu VFX tạo ra những mô hình đơn giản được gọi là những đoạn phim nháp ngay sau giai đoạn viết kịch bản. Điều này giúp đạo diễn lên kế hoạch và sắp xếp những cảnh quay cũng như những hiệu ứng hình ảnh thích hợp vào cảnh quay cuối cùng. Bên cạnh đó, người xem có thể hình dung được chuyển động của camera và chuyển động của nhân vật trước khi hoàn chỉnh trong giai đoạn Production.

Design:

Khi toàn bộ câu chuyện đã được định hình. Công việc kế tiếp là lên các thiết kế đồ họa 3D cho nhân vật, nhà cửa, màu sắc và các vật thể trong câu chuyện.

quy trinh lam phim 3D-2

II. Production:

Sau khi chuẩn bị tất cả các khâu tiền kỳ, cả đoàn làm phim sẽ bắt đầu giai đoạn sản xuất. Đây là giai đoạn tạo ra những gì cần thiết để làm thành một bộ phim hoạt hình 3D cuối cùng như đã chuẩn bị trong giai đoạn pre-production. Một số công việc chính là layout, R&D, modeling, texturing, rigging, animation, VFX, lighting and rendering.

Layout:

Layout là giai đoạn tạo ra các vật thể đơn giản, sau đó thiết lập cameras để làm một đoạn phim cho tất cả đoàn làm phim có thể hình dung phim được triển khai như thế nào. Đây là giai đoạn khá quan trọng vì nếu không hoàn chỉnh tốt sẽ ảnh hưởng tới các khâu phía sau và sẽ tốn rất nhiều thời gian để chỉnh sửa.

Research and development:

Tùy theo phim và hiệu ứng hình ảnh cần được sử dụng mà thành lập nhóm nghiên cứu và phát triển kỹ thuật. Ví dụ, trong phim cần có cháy nổ, mưa rơi và lửa cháy, nhóm R&D sẽ tìm hiểu làm sao để thực hiện các hiệu ứng này. auk hi hoàn tất sẽ đưa các kỹ thuật được phát triển này cho nhóm VFX atists để áp dụng vào trong các cảnh trong phim.

Modeling:

Sau khi đã phác thảo nhân vật trên giấy, để nhân vật cử động được trong phim, các nhân vật này phải được dựng lại trong không gian 3 chiều trên máy tính dựa vào bản phác thảo, công việc này gọi là modelling. Người họa sĩ làm modelling cần phải nhìn bản phác thảo và tưởng tượng ra được nhân vật đó ở trong thực tế như thế nào để có thể tạo khối một cách chính xác.

quy trinh lam phim 3D-3

Texturing:

Sau khi các nhân vật, môi trường, các vật thể 3D được tạo ra, cần phải tô màu và tạo chất liệu cho các vật thể sống động hơn giai đoạn này gọi là Texturing. Ở giai đoạn này, chúng ta cần phải xác định nhân vật có da màu gì, mắt màu gì, rồi mũi miệng, quần áo ra sao. Mỗi nhân vật thường được tạo gần giống như những chất liệu thật. Ví dụ da có thể có những nếp nhăn, giày có thể là giày da, bóng, quần áo có thể bằng vải lụa, vải bố và có các hoa văn,…

quy trinh lam phim 3D-4

Rigging:

Để các nhân vật 3D này có thể cử động và diễn xuất như người, cần có thêm một công đoạn là tạo xương cho nhân vật. Công đoạn này bao gồm việc gắn xương và thêm các nút điều khiển cho nhân vật, điều này sẽ giúp cho animators điều khiển vật thể 3D chuyển động theo ý họ mong muốn.

quy trinh lam phim 3D-5

Animation:

Sau khi các vật thể 3D được rigged cẩn thận, công đoạn animation sẽ giúp các vật thể này chuyển động sống động hơn.

quy trinh lam phim 3D-6

VFX:

VFX là công đoạn thêm các hiệu ứng hình ảnh vào trong thiết kế đồ họa 3D. Giai đoạn này, các VFX artists sẽ sử dụng các kỹ thuật được phát triển bởi nhóm R&D và áp dụng vào các cảnh phim, như khói, bụi, nước, và các vụ nổ,…

Lighting và rendering:

Ánh sáng chiếm vai trò quan trọng trong game và cũng là công đoạn cuối cùng sau khi các cảnh đã có đầy đủ vật thể 3D với chất liệu, màu sắc, animation và VFX. Người chịu trách nhiệm chiếu sáng cần xác định tính chất ánh sáng, cường độ ánh sáng và cách ánh sáng tương tác với các chất liệu khác nhau. Giai đoạn này, các cảnh sẽ được thêm ánh sáng (lighting) và xuất ra các hình ảnh cuối cùng cho khâu Post Production.

quy trinh lam phim 3D-7

III. Post production

Hậu kỳ là giai đoạn cuối cùng để sản xuất hoàn thành một bộ phim hoạt hình 3D. Các hình ảnh được xuất ra cuối cùng trong giai đoạn Production sẽ được gắn kết lại với nhau, thêm âm thanh, hiệu chỉnh màu sắc, thêm các hiệu ứng hỉnh ảnh 2D và Sound FX.

Compositing:

Các hình ảnh 3D sau khi được xuất ra sẽ được render ra các lớp khác nhau hay còn gọi là layer passes, các layer passes này sẽ được gắn kết lại với nhau để thành một hình cuối cùng. 

quy trinh lam phim 3D-8

Motion graphic:

Ngoài các hiệu ứng 3D, các hiệu ứng 2D cũng được áp dụng vào trong phim. Ví dụ như trong phim Avenger, các hiệu ứng 2D được áp dụng cho các màn hình máy tính “cao cấp” Core i18 8.9Ghz, 128GB RAM, Card màn hình Nvidia GTX9999 như hình bên dưới.

quy trinh lam phim 3D-9

Color Correction và Color Grading:

Đây là công cụ hiệu chỉnh màu sắc cho đẹp và phù hợp với diễn biến trong những cảnh phim.

quy trinh lam phim 3D-10

Trên đây là một số giai đoạn cơ bản để sản xuất ra một bộ phim hoạt hình 3D. Có thể trong quá trình sản xuất phim, sẽ phát sinh thêm nhiều công đoạn khác, tùy vào bộ phim bạn thực hiện.

Nguồn: https://vtcacademy.edu.vn/tintuc/quy-trinh-lam-phim-hoat-hinh-voi-thiet-ke-do-hoa-3d.2226.aspx

>>> Thiết kế đồ họa - Ảo tưởng và thực tế

>>> Thiết kế đồ họa - 6 bài tập nâng cao kỹ năng

0976984729