Phương pháp vẽ đường đơn và sáng tối
bằng bút máy

* Phương pháp vẽ đường đơn:

Chỉ sử dụng đường nét mà không sử dụng các hình thức biểu hiện như: Độ sáng tối, nhịp điệu, đường vân, tác phẩm tranh phong cảnh kiến trúc bút máy này rất thường thấy. Đặc điểm là cảm giác rất đơn giản, thanh thoát, nhẹ nhàng, kết cấu hình tượng rõ ràng, chính xác. Kỹ thuật mới đầu tưởng chừng rất đơn giản, dễ dàng, tiện tay vẽ ra, nhưng trên thực tế thì không như vậy. Vẽ đường gì? Lược bỏ đường gì? Vẽ như thế nào? Mọi thứ phải dựa theo đặc trưng tạo hình của từng đối tượng khác nhau, việc cần làm trước tiên là phải suy xét, sắp xếp tỉ mỉ thì mới có thể thành công.

Hình thức xử lý đường đơn hình ảnh trên tranh, ngoài đường nét cơ bản phải thật đều, không lem ra ngoài (xem hình 34), còn lại nét bút vẽ ra phải thật tinh tế. Hoặc nặng nhẹ gấp gẫy, lên xuống trầm bổng hoặc cong thẳng dài ngắn, rắn mềm bổ sung nhau, cách cầm bút khác nhau đều giúp biểu đạt tình tiết cảnh vật, đặc trưng không gian đối với vật thể khách quan (xem hình 35).

but may 34
Hình 34

but may 35
Hình 35

Ngoài ra, tổ hợp các đường nét sắp xếp thưa thớt, dày đặc, đối với việc thể hiện sự xử lý chủ thứ (chủ thể và những phần lân cận) bổ sung mối tương quan trước sau trong không gian của hình ảnh trên tranh cũng rất quan trọng (xem hình 36).

Đương nhiên, phương pháp này hình thức biểu hiện tương đối đơn giản, thanh thoát, thanh tú, cũng có nhiều điểm xử lý không đạt, rất có thể vì tác giả không đủ khả năng biểu hiện, mà dẫn đến vật thể chỉ có khung trống. Ngoài ra, do theieus sự biến hóa sáng tối, hình ảnh trên tranh còn có thể khô cứng mà không đủ phong phú tạo nên góc nhìn hẹp, đặc biệt là khi gặp các đề tài kiến trúc sâu sắc, hùng vĩ, cổ xưa, luôn luôn cảm thấy ngoài sức của mình.

* Phương pháp vẽ sáng tối:

Kiến trúc, phong cảnh thậm chí tất cả các vật thể, dưới sự chiếu rọi của ánh sáng, kết cấu hình thể có thể phân biệt được rõ ràng, độ sáng tương đối mãnh liệt, cảm giác lập thể, sinh động, phong phú, đa dạng, đương nhiên hiệu quả hình ảnh trên tranh với hình thức biểu hiện đường đơn không thể đạt được.

Bóng râm trong phương pháp vẽ sáng tối có tác dụng rất quan trọng. Dưới sự chiếu rọi của ánh sáng, mặt sau của vật thể (chính là mặt khuất ánh sáng) và bộ phận nhận được ánh sáng hình thành độ tương phản sáng tối rõ rệt. Đặc biệt là cảnh vật quan trọng ở vị trí trung tâm bức tranh, thông thường phải áp dụng độ tương phản đen trắng rõ rệt, sử dụng thủ pháp độ tương phản sáng tối để đạt được mục đích làm nổi bật trọng điểm, lôi cuốn tầm nhìn người xem lưu lại hình ảnh sâu sắc. Vì vậy, gia,r hết mức hoặc lược bỏ màu sắc ở lớp giữa, tập trung sức lực sắp xếp, xử lý hình dạng, kết cấu của đường tiếp giáp độ sáng tối, đây là trọng điểm chú ý của phương pháp vẽ này (xem hình 37).

Ngoài ra, tác dụng ảnh chiếu trên tranh, cùng với sự biến hóa góc độ chiếu sáng, đường biên ảnh chiếu luôn hình thành đường nghiêng hoặc hình dây nhiều biến hóa, lúc này lấy đường ngang, đường dọc tạo nên cảnh quang kiến trúc làm chủ thể, cảm giác sinh động và cảm giác linh hoạt tăng thêm không ít, đồng thời cũng tăng thêm cảm giác không gian và cảm giác độ sâu hình ảnh trên tranh (xem hình 38).

but may 36
Hình 36

but may 37

Hình 37

but may 38
Hình 38

Điều đáng chú ý là bất luận văn vận dụng đường xếp ngang cấp hay là hình cánh quạt, hình vây cá, khi bố trí bóng râm, nhất định chú ý không thể thêm quá đầy, quá kín. Khi bộ phận phản quang tương đối mạnh thích hợp ở một số đường nhỏ, điểm nhỏ, sẽ làm cho bóng râm sâu đậm tạo ra cảm giác trong suốt của không khí. Như cảnh đường phố của họa sĩ Lữ Quả, do bộ phận bóng râm phía trước đường và trên bức tường đều sử dụng một ít tổ hợp đường nét thêm vào những chỗ trống, thể hiện, biểu đạt một cách có hiệu quả đặc trưng không gian của ánh sáng cảnh vật ngoài trời.

but may 39
Hình 39

Đương nhiên, chúng ta gặp phải vật thật khi tiến hành vẽ phác họa, ký họa tại chỗ đều có kinh nghiệm như vậy, luôn do bị hạn chế điều kiện thời gian, không cho phép bức tranh vẽ quá nhiều cảnh sáng tối và bóng râm. Vì vậy, hình thức phương pháp vẽ này, thông thường thích hợp hơn khi ứng dụng trong nhà. Cho dù như vậy, cũng cần chú ý ngăn chặn sự rời bỏ sự tinh tế, trùng điệp của đối tượng. Vì như vậy rất dễ sinh ra sự khô cứng, do đó làm cho bức tranh mất đi sinh khí sinh động vốn có của tranh bút máy.

* Phương pháp kết hợp đường đơn và độ sáng tối

Để hạn chế chúng ta bỏ quá nhiều sức lực, thời gian vào phác họa bóng râm, độ sáng tối, trái lại coi trọng đối với khắc họa kết cấu, đặc trưng hình dạng. Tốt nhất là kết hợp hình thức đường đơn phác họa và biểu hiện sáng tối, lấy đường nét làm chủ, gia tăng thêm một số tình tiết sáng tối làm đẹp hơn. Phương pháp vẽ kết hợp đường nét, có hai ưu điểm, ưu điểm hàng đầu là hoàn thành tốt biểu hiện đặc trưng đường viền, kết cấu của đối tượng, đồng thời lại có hiệu quả tăng hiệu quả màu sắc cho cây cỏ, đường nét đơn giản hiện rõ tính linh hoạt, sinh động, phong phú, đặc biệt có lợi cho việc biểu hiện chủ thứ, thật hư, tầng lớp, do đó có thể thích ứng rộng rãi đối với các biểu hiện vạn vật khách quan biến ảo vô thường (xem hình 39, 40, 41, 42, 43).

but may 40
Hình 40

but may 41
Hình 41

but may 42
Hình 42

but may 43
Hình 43

>>> Đường nét bút máy và kỹ thuật

>>> Nghệ thuật xử lý vẽ tranh bằng bút máy

0976984729