Nguyên lý thiết kế đồ gỗ và nội thất (Phần 3)
Trong việc thiết kế đồ nội thất cũng cần chú ý đến các tỷ lệ. Đặc biệt, cần phải có sự gắn kết giữa các yếu tố: không gian cần thiết, độ cao tầm với, phạm vi có thể nắm bắt và nhìn thấy vật dụng. Khi những yêu cầu này được thực hiện tốt, bạn sẽ thấy được sự hòa hợp trong nhân trắc học.
Chú ý: Đây là kích thước dành cho người phương Tây, người Việt Nam sẽ có kích thước nhỏ hơn.
Trong phòng khác, tầm thước của con người có ảnh hưởng đặc biệt đến các kệ tủ. Tủ búp-phê (tủ đựng chén bát) có độ cao (theo nguyên tắc) từ 720mm đến 850mm. Thông thường thì chiều cao bàn ăn được làm sao cho phù hợp với tủ búp-phê. Ở những ngăn tủ cao, nơi mà phụ nữ vẫn hay với lấy những vật dụng, thì độ cao tối đa cho phép là vào khoảng 1700 đến 1800mm (Hình 82). Mặt quầy rượu có độ cao thích hợp vào khoảng 900 đến 1050mm. Bề ngang của mặt quầy khoảng 400mm, để người dùng có thể với tới được những đồ vật trong ngăn tủ phía trên, khi mặt quầy rượu vẫn đang mở. Hệ thống đèn cũng phải được lắp đặt, đảm bảo sao cho phù hợp, để người đứng trước tủ sẽ không bị lóa mắt. Lưu ý, cần phải tính đến không gian đóng mở cửa quầy rượu. (Hình 83).
Hình 82: Độ cao tầm với trong phòng khách, tại tủ búp-phê và kệ để đồ
Hình 83: Độ cao tầm với và phạm vi quan sát tại tủ rượu
Đối với tủ nhiều tầng, tay nắm phía trên không nên cao quá 2000mm so với mặt đất, nếu như bạn không muốn phải dùng thang để với tới nó. Ổ khóa hoặc tay nắm phía dưới tủ được bố trí ngang tầm chiều cao của nắm tay cửa, vào khoảng 1050mm (Hình 84). Để sử dụng tủ trong tư thế ngồi chồm hổm, cần sắp xếp (chừa ra) một khoảng không gian vừa đủ phía trước tủ, nhằm phục vụ cho việc mở cửa tủ (Hình 85).
Hình 84: Độ cao tầm với tại tủ đứng cao
Hình 85: Không gian cần thiết của tủ trong tư thế ngồi xổm để thao tác
Đặc biệt, trong nhà bếp cần phải đặc biệt lưu tâm đến việc sắp xếp hài hòa theo chức năng của từng khu vực chuyên biệt. Mặc dù nội thất nhà bếp hiện nay đã được tiêu chuẩn hóa, dẫn đến sự thay đổi trong khu vực bếp, đặc biệt là về phạm vi hoạt động của bếp nấu, chậu rửa và tủ chén bát. Vì hình thể con người ngày càng phát triển cao lớn hơn, nên ngày nay các mặt bàn bếp đều cao hơn trước, có thể cao khoảng 950mm. Theo nguyên tắc, khu vực nấu nướng được đặt thấp hơn, vào khoảng 800mm, để người nội trợ có thể dễ dàng quan sát bên trong nồi khi nấu bếp (Hình 86). Tầm với chuẩn cho người cao bình thường khoảng 650mm -1500mm. Lò nướng và lò viba cũng như dao nĩa, chén bát thường dùng nên đặt trong khoảng cách này. Khoảng cách giữa mặt bằng thao tác và tủ ly chén tối thiểu là 500mm, cách chậu rửa tối thiểu 650mm. Độ rộng của tủ ly chén tối thiểu là 500mm, cách chậu rửa tối thiểu 650mm. Độ rộng của tủ ly chén khoảng 350mm để không bị vướng đầu, độ rộng tương đương của tủ dưới là 600mm. Quan trọng nữa là khoảng trống dưới chân tủ phải từ 80-100mm. Khoảng rộng không gian hoạt động giữa hai gian bếp tối thiểu là 1300mm (Hình 87).
Đối với bàn làm việc, dù ở nhà hay văn phòng đều quan trọng như nhau. Chiều cao của bàn làm việc khoảng 720mm, nếu là bàn không cố định, không thể điều chỉnh độ cao. Chiều cao ghế ngồi khoảng 420-450mm, nếu ghế có thể điều chỉnh đến 530mm (Hình 88). Cần phải chú ý đến khoảng trống để chân sao cho rộng rãi. Bạn nên dự trù khoảng 600mm cho chỗ ngồi (Hình 92).
Khoảng trống hoạt động giữa bàn làm việc và tủ nên là 1300mm. Phải dự trù khoảng trống tối thiểu 1250mm trong trường hợp phải ngồi để mở hộc tủ (Hình 89).
Hình 86: Không gian thích hợp trong nhà bếp khi nấu nướng
Hình 87: Không gian thích hợp trong nhà bếp khi rửa bát và thao tác
Thiết kế theo tầm với chiều cao thông thường và chuẩn
Để nhìn rõ bên trong ngăn kéo, chiều cao của ngăn kéo trong cùng nên giới hạn đến 1350mm (Hình 90). Các kệ nên ở gần để có thể với tới từ chỗ ngồi. Chiều cao bề mặt kệ không được quá 1350mm. Để sử dụng không gian giữa mặt bàn làm việc phía dưới tủ, kệ nên chừa khoảng cách tối thiểu là 380mm (Hình 94).
Với môi trường làm việc có máy vi tính để bàn, phải đặc biệt lưu ý đến tầm mắt và tầm nhìn đến màn hình máy vi tính, nên từ 600-700mm. Tầm mắt phải nằm ngang với cạnh trên của màn hình. Màn hình phải gập xuống một góc 15 độ (Hình 93). Các tiêu chuẩn DIN 4549, DIN 33412, DIN 66534 và quy tắc Châu Âu dành cho nơi làm việc có máy vi tính để bàn cũng đưa ra những thông tin tương tự.
Ví dụ: tại quầy tiếp tân trong khách sạn, khách phải đứng để điền các mẫu đơn, nhưng nhân viên tiếp tân thì có tể ngồi để hoàn tất công việc của mình. Vì vậy phải có sự khác nhau về chiều cao của bàn làm việc, bàn viết. Khu vực phòng chờ trước quầy tiếp tân cũng cần được thiết kế không quá chật hẹp (Hình 95).
Hình 88: Yêu cầu về nơi làm việc với vật dụng trong tủ văn phòng
Hình 89: Yêu cầu về không gian thích hợp trước tủ hồ sơ, trong trường hợp ngồi để mở tủ.
Hình 90: Yêu cầu về không gian thích hợp trước tủ hồ sơ.
Chiều cao tối đa của ngăn kệ trên cùng.
Hình 91: Chiều cao làm việc và khoảng trống để chân của bàn viết
Hình 92: Kích thước bàn làm việc và khoảng trống để chân
Hình 93: Kích thước tại bàn làm việc có máy tính
Hình 94: Kích thước tại bàn làm việc hướng vào tường, có giá treo
Hình 95: Kích thước của một quầy tiếp tân khách sạn
>>> Nguyên lý thiết kế đồ gỗ và nội thất (Phần 2)
>>> Không gian trong thiết kế đồ gỗ và nội thất
>>> Tầm quan trọng của thiết kế đồ gỗ và nội thất