Nguyên lý bố cục tổng hợp
1. Nguyên lý bố cục tổng hợp: Là dạng thức bố cục không tuân theo quy luật nhất định như bố cục Hàng lối và Đối xứng, mà là sự tổng hòa khả năng của phép tạo hình có trong 2 dạng bố cục trên, với việc vận dụng những nguyên tắc tạo hình riêng biệt theo quy luật thị giác của nó để có được sự linh động, thoải mái, theo một quy tắc riêng.
a. Các dạng thức của bố cục tổng hợp (tự do):
- Bố cục tự do có 2 thành phần chính
- Bố cục tự do có 3 thành phần chính (các thành phần chính phân bố theo 3 góc của hình tam giác).
- Bố cục tự do có nhiều hơn 3 thành phần chính.
b. Quan hệ các thành phần chính, phụ trong bố cục tổng hợp (tự do):
- Vị trí: Thành phần chính nằm trong trường nhìn thị giác được xác định theo quy tắc chia 3 (chia hình thành 3 phần bằng nhau).
+ Khoảng cách giữa các nhóm chính, nhóm phụ có sự thay đổi, khoảng cách giữa nhóm hình chính với các đường biên khung hình không bằng nhau, điều đó sẽ tạo ra sự chia cắt không gian trong bố cục với các độ lớn, nhỏ khác nhau.
+ Tự do, biến đổi và sinh động.
+ Các nhóm thành phần chính không dược nằm thẳng hàng trên đường gióng của 1 trục tung, hoành hoặc trục xiên để tạo sự khác biệt với các bố cục đối xứng và hàng lối.
- Độ lớn: Độ lớn giữa các thành phần chính, chính với phụ và hình với nền luôn được cân nhắc theo tương quan tỷ lệ vàng.
- Cấu trúc: Các thành phần chính có chi tiết, tinh tế và logic hơn trong cách tạo hình.
- Màu sắc: Các thành phần chính rõ ràng, nổi bật và tinh tế hơn các thành phần phụ - tạo được sự phân cấp chính phụ rõ ràng trong tiêu chí của bố cục.
- Ứng dụng của bố cục tổng hợp (tự do): Ứng dụng trong thiết kế, trang trí – bố cục khi cần đến sự cảm nhận thị giác tự do, thoải mái, linh hoạt và khoáng đạt nhưng vẫn tuân theo quy tắc. Tuy nhiên, bố cục tổng hợp sẽ khó đạt được những tiêu chí nổi trội, nếu không dung hòa tốt những nguyên tắc vừa mang tính khuôn phép của Đối xứng, hàng lối, vừa thoải mái, khoáng đạt phải có trong loại bố cục này.
- Các nguyên lý để tạo dựng một bố cục đẹp:
+ Cân bằng: Có trọng tâm – không bị xô lệch một bên, thông qua sự xác định vị trí, độ lớn, cấu trúc và sự tương quan giữa các thành phần chính và phụ.
+ Tỷ lệ: Sự cân nhắc tương quan giữa các thành phần theo chức năng trong sự phân cấp chính phụ của bố cục.
+ Nhịp điệu: Sự lặp lại có quy luật, tiết tấu và cao trào của các thành phần.
+ Hướng – tuyến: Có hướng chuyển động chính – chủ đạo, không bị rối loạn.
+ Sự đa dạng: Tạo hình có sự mô phỏng giống nhau giữa các thành phần.
+ Tương phản – điểm nhấn: Sự nổi bật và bắt mắt trong cấu trúc và màu sắc của thành phần chính.
+ Sự đơn giản: Tạo hình ít – cô đọng nhưng diễn tả được đầy đủ nội dung yêu cầu.
Các dạng thức của bố cục tổng hợp trong nghệ thuật thiết kế
Các dạng thức của bố cục (tự do) trong nghệ thuật thiết kế
Những tác phẩm tiêu biểu của Điêu khắc, NT sắp đặt, sản phẩm nội thất, hội họa, kiến trúc
Nguyên lý bố cục tổng hợp. Các dạng thức bố cục tổng hợp cơ bản
Bố cục tổng hợp (tự do)
BC có 2 thành phần chính, BC có 3 thành phần chính, BC có nhiều hơn 3 thành phần chính
Các dạng thức của bố cục tổng hợp (tự do) Chữ kết hợp hình tượng (Typography) Gam màu tổng hợp
Bố cục Tổng hợp. Gam màu tương đồng nóng, tổng hợp;
Hình kết hợp: Vô hướng, đa hướng, vô hướng, chuyển động
Bố cục Tổng hợp. Gam màu tương đồng nóng, tổng hợp;
Hình hướng đối lập, đa hướng; Khối kết hợp: hình hướng đối lập, chuyển động
Bố cục Tổng hợp. Gam màu sắc độ đen trắng, tương phản, tổng hợp
Khối vô hướng, khối định hướng; khối kết hợp: vô hướng, đa hướng
Bố cục Tổng hợp.
Gam màu tương đồng nóng, tương phản, chất liệu tổng hợp
Khối hướng đối lập; hình vô hướng (chất liệu)
Bố cục Tổng hợp. Gam màu tương đồng nóng, tương phản
Khối chuyển động; khối kết hợp: hướng đối lập, vô hướng đa hướng, hướng chuyển động
Bố cục Tổng hợp. Phối sắc độ đen trắng. Khối vô hướng, khối định hướng
Bố cục Tổng hợp. Gam màu tổng hợp, tương đồng lạnh
Hình kết hợp: Vô hướng, chuyển động; Khối kết hợp: Vô hướng, chuyển động
Bố cục Tổng hợp. Gam màu tổng hợp, tương phản, tương đồng nóng
Khối kết hợp: Đa hướng, chuyển động; Hình chuyển động
>>> Nguyên lý bố cục đường diềm
>>> Phân tích các nguyên lý thị giác (Phần 1)