Mỹ thuật thời Trần

MỸ THUẬT THỜI TRẦN

Khi nhà Lý bắt đầu suy yếu, người đứng đầu dòng họ Trần ở đây là Trần Cảnh (Trần Thái Tông) nhưng người đặt nền móng cho sự ra đời chính thức của nhà Trần là Trần Thủ Độ. Nhà Lý suy vi, quyền lực rơi hết vào tay Trần Thủ Độ. Sau khi ép Lý Chiêu Hoàng (8 tuổi) nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (7 tuổi, 1218-1227) thì thời đại của nhà Trần chính thức bắt đầu năm 1225. Trong khoảng 175 năm trị vì, nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt ba lần kháng chiến chống quân Nguyên thành công vào các năm 1258, 1285 và 1288, nhưng trong những năm sau này, kể từ thời Vua Dụ Tông thì triều đại nhà Trần đã suy yếu đi vì nhiều lý do, chủ yếu là do sự mục nát và yếu kém của hệ thống quan lại. Cuối cùng vào năm 1400, Hồ Quý Ly đã cướp ngôi nhà Trần, chấm dứt 175 năm trị vì của dòng họ này.

Nhà Trần thay thế nhà Lý suy tàn trong sự phát triển đi lên của phong kiến Việt Nam. Ba lần chống quân Nguyên – Mông thắng lợi, bảo tồn giang sơn đã tạo nên một hào khí oai hùng cho dân tộc và thấm đẫm trong văn học nghệ thuật, mặt khác chiến tranh nhiều lần tàn phá đất nước, hoạt động nghệ thuật bị hạn chế, cuối cùng chế độ điền trang thái ấp cũng tan vỡ trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly vào cuối thế kỷ 14.

Mỹ thuật thời Trần với đường nét phóng khoáng, khỏe khoắn hơn thời Lý. Bố cục có phần thưa thoáng đơn giản. Đề tài phong phú hơn thời Lý, đặc biệt là trên đồ gốm xuất hiện nhiều hình ảnh con thú. Có được điều này là nhờ sự giao lưu văn hóa rộng rãi và tinh thần thượng võ thời Trần phát triển mạnh qua ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.

KIẾN TRÚC

KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH:

Lăng Trần Thủ Độ ở Tam Đường (Thái Bình) có một số tượng thú

Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình). Trần Thủ Độ là thái sư triều Trần, là người uy dũng, quyết đoán, người góp phần dựng lên vương triều Trần, người có vai trò quan trọng trong chiến thắng chống quân xâm lược Mông Cổ (1258). Khu lăng mộ của ông được xây dựng vào năm 1264 tại Thái Bình, ở lăng có tạc một con hổ. Tượng hổ có kích thước gần như thật (dài 1m43), thân hình thon, bộ ngực nở nang, bắp vế căng tròn. Tượng đã lột tả tính cách dũng mãnh của vị chúa sơn lâm ngay cả trong tư thế rất thư thái: nắm xoải chân, chân thu về phía trước, đầu ngẩng cao. Tượng hổ tạo khối đơn giản, dứt khoát, có chọn lọc và được sắp sếp một cách chặt chẽ, vững chãi. Sự trau chuốt nuột nà của hình khối và đường nét với những đường chải mượt của tóc hổ, những đường văn đều đặn trên ức tạo nên những hoa văn trang trí tôn thêm vẻ đẹp của hổ. Thông qua hình tượng con hổ, các nghệ sỹ điêu khăc thời xưa đã nắm bắt và lột tả được tính cách, vẻ đường bệ, lẫm liệt của thái sư Trần Thủ Độ. Bây giờ đến Vũ Thư, Thái Bình ta vẫn gặp một con hổ đá nằm im lìm giữa hoa hoang cỏ dại trong di tích hoang tàn lăng Trần Thủ Độ. Đây là một tác phẩm nghệ thuật đẹp trong nền nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.

my thuat thoi Tran 1

ĐỀN AN SINH VÀ LĂNG MỘ NHÀ TRẦN

Đền và lăng mộ nhà Trần thuộc xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh nằm rải rác trong một khu đất rộng có bán kính 20km để thờ “Bát Vị Hoàng Đế" thời Trần. Đây là một trong những công trình tưởng niệm có giá trị lớn trong lịch sử Việt Nam và đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử. Được trùng tu vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn, quần thể di tích gồm một đền và tám lăng mộ.

Khu đền Sinh thuộc thôn Nghĩa Hưng là nơi thờ chung tám vị vua nhà Trần và lăng mộ của Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Giản Định Đế. Lăng mộ Trần Anh Tông ở khu trại lốc, lăng Trần Minh Tông ở khu Khe Gạch, lăng Trần Hiến Tông ở khu Ao Bèo, Lăng Trần Dụ Tông ở khu Đống Tròn, lăng Trần Nghệ Tông ở khu Khe Nghệ.

Ngoài việc xây dựng điện miếu ở mỗi lăng làm nơi thờ cúng, triều đình còn cho xây dựng ở khu đền Sinh nhiều tòa điện miếu lớn để làm nôi tế lễ bái yết và cắt cử các quan về trông coi cẩn thận, toàn bộ khu vực này trở thành thánh địa tôn nghiêm qua các triều Trần, Lê, Nguyễn.

Đền Sinh gồm ba tòa nhà rộng, kết cấu hình chữ tam, tiền đường thờ Triều Trần, bái đường thờ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, hậu cung thờ tám vua Trần: Thái Tông, Chánh Tông, Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông và hoàng đế hậu Trần là Giản Định Đế (Trần ngồi ).

Ở phía sau đền có 3 lăng các vua: Thái Tông, Thánh Tông và Giản Định Đế rải rác ở suốt dãy núi còn có lăng các vua Anh Tông (còn gọi là Đồng Thái hoặc Thái Lăng), lăng vua Minh Tông (lăng Đồng Mục), lăng vua Hiến Tông (Lăng Nghệ Sơn), lăng vua Dụ Tông, vua Nghệ Tông.

Trải qua thời gian và thăng trầm của Lịch sử, khu vực này bị hư hỏng nặng, ngày nay với ý thức và lòng tự hào dân tộc nên khu đền Sinh và các lăng mộ nhà Trần đang dần được quan tâm khôi phục đúng tầm cỡ của nó để bảo tồn và phát huy một di sản văn hóa quý báu của dân tộc và góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau, tạo thành một khu di tích thu hút du khách bốn phương.

my thuat thoi Tran 2

my thuat thoi Tran 3

Tượng quan hầu trong lăng vua Trần Hiến Tông ở xã An Sinh huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Vua Trần Hiến Tông mất năm 1341, tuy đã 13 năm làm vua, nhưng lúc ấy mới 23 tuổi. Có lẽ vì thế, trong sự thương tiếc của triều đình, đây là lăng mộ vua Trần duy nhất có các tượng “người đá, ngựa đá, hổ đá, dê đá, trâu đá “như các tác giả sách Đại Nam Nhất Thống Chí ở cuối thế kỷ XIX còn thấy ". Sau nhiều biến thiên lịch sử, cho đến thập niên 70 của thế kỷ XX, khu lăng đã bị hủy hoại, song vẫn còn hai tượng quan hầu: chó đá và trâu đá.

Rất tiếc cả hai tượng quan hầu đều bị gẫy mất đầu nhưng may tìm được một đầu tượng chắp lên rất khớp và như thế có thể nhận ra một tượng quan hầu khá nguyên, tượng cao 130 cm, đứng trên đế chữ nhật cạnh trước 39 cm cạnh bên 30 cm còn nổi trên đất 10cm. Tượng và bệ liền một khối đá dựng thẳng đứng, tất cả khuôn lại trong một trụ gọn gàng như kiểu tượng mồ Tây Nguyên, không có những chi tiết nhô ngang dễ gãy. Tượng được diễn tả một viên quan hầu cận đứng nghiêm, hai tay ép sát sườn rồi đưa ngang về trước bụng để nâng một vật như chiếc hộp trước ngực, nhưng bàn tay bị che khuất. Đầu tượng đội mũ bó sát thành băng ngang phía trên trán. Thân mặc áo dài quét đất, gấu áo hơi loe ra, phía trước để lộ hai bàn chân đi giầy, ống tay áo rộng thành khối vuông trước bụng, áo không có trang trí mà chỉ có nếp chảy xuôi, bốn cạnh thân nổi rõ. Như vậy toàn thân tượng cũng như các thành phần chính được quy về các khối hình học có góc cạnh rõ ràng, điều đó làm tăng tính khúc triết, khỏe khoắn, dứt khoát. Đầu tượng hơi dài, mặt thon thả, mắt, nũi, miệng đều rất thực và ở trạng thái đăm chiêu, bình thản. Trong không gian lăng mộ, giữa lũng hoang cạnh sườn núi, tượng quan hầu trang nghiêm và tĩnh lặng đến tuyệt đối, phảng phất một nỗi ưu tư.

my thuat thoi Tran 4

Di tích cung điện thời Trần ở làng Tức Mạc: làng Tức Mạc ở phía Bắc ngoại thành Nam Định, cách trung tâm thành phố 3km (1.9 dặm). Đây là quê hương của nhà Trần, nơi sinh ra Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc. Khu di tích rộng tới hàng chục hecta, từ đền Thiên Trường, Cổ Trạch thờ các vua Trần và Trần Hưng Đạo đến chùa tháp Phổ Minh. Sử cũ cho biết, vào năm 1239, nhà vua cho xây hành cung ở làng quê mình để lúc thư nhàn về thăm. Đến năm 1262, Thượng Hoàng đến chơi hành cung ở Tức Mạc, ban yến tiệc cho dân và thăng làng Tức Mạc lên phủ Thiên Trường, dựng tiếp cung Trần Quang để cho các vua đã nhường ngôi (Thái Thượng Hoàng) về ở. Phía Tây cung đình là chùa Phổ Minh, lại dựng một cung riêng cho các vua đương triều mỗi khi về thăm Thái Thượng Hoàng thì về nghỉ tại đó.

700 năm trôi qua, khu cung điện không còn nữa, nay có đền Thiên Trường để thờ 14 vị vua Trần, đền Cổ Trạch thờ Trần Hưng Đạo, và chùa Phổ Minh với cây tháp Phổ Minh nổi tiếng.

my thuat thoi Tran 5

0976984729