Luật xa gần (A.perspective; P.perspective)
Tập hợp những phương pháp biểu hiện không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều bằng các yếu tố tạo hình như đường nét, tỉ lệ, sắc độ... nhằm giải thích và trình bày diễn biến sự vật, hình thể đang tồn tại trong không gian từ gần đến xa theo quy luật của mắt nhìn. Luật xa gần còn được dùng với nhiều tên gọi khác như: luật viễn cận, luật phối cảnh, phép thấu thị. Trong quá trình sáng tạo, người ta đã tạo ra nhiều cách diễn tả xa gần, nhiều phương pháp linh hoạt sinh động như xa gần đường nét (per-spective linéeire) dùng đậm nhạt và màu sắc để diễn tả xa gần.Không dùng các phương pháp khoa học mà dùng cách ước lệ gây cảm giác xa gần, thuận mắt mà vẫn có cái đẹp thẩm mĩ.
 

 

Bài tập học vẽ Luật xa gần của SV MTCN

luat xa gan  1

luat xa gan  2

luat xa gan 3

luat xa gan 4

luat xa gan  5

luat xa gan  6

luat xa gan  7

luat xa gan  8

luat xa gan  9

luat xa gan  10

         Điểm tụ (A.vanishing point; P.point de fuite)
Trong luật xa gần, điểm tụ nằm ở đường tầm mắt, là điểm đồng quy của những đường thẳng cùng hướng trong phối cảnh. Người ta dùng điểm tụ để xác định hướng của các đường thẳng song song khi đi vào chiều sâu của tranh. Trên bản vẽ phối cảnh có nhiều điểm tụ: điểm tụ chính và các điểm tụ ngẫu nhiên. Tất cả các điểm tụ chính đều nằm trên đường tầm mắt.

         Đường chân trời (A.horizon line; P.ligne d'horizon)
Đường hình học dùng cho phối cảnh đường nét. Khi dùng trong phối cảnh thì đường chân trời cũng là đường tầm mắt. Trên tranh vẽ, đường chân trời là đường nằm ở vị trí mà dường như trời đất, biển trùng nhau. Đường chân trời là một yếu tố quan trọng, nó chứa đựng các điểm tụ của mặt phẳng, góp phần chủ yếu để định chiều sâu của không gian trên mặt phẳng hai chiều. Đối với người vẽ tranh, đường chân trời (hay đường tầm mắt) luôn luôn ở ngang tầm mắt của người vẽ, nó cao lên hay thấp xuống là do vị trí của người vẽ đứng lên hay ngồi xuống. Còn ở trong tranh, người vẽ có thể quyết định đường tầm mắt tuỳ theo ý định bố cục của tranh

 

0976984729