Kỹ thuật vẽ tượng

* Nghiên cứu giải phẫu:

ve tuong 1

ve tuong 2

1, 2, 3. Xương sọ trẻ em

4, 5. Xương sọ người lớn

6. Xương sọ người già

7, 8. Xương sọ nam giới

9, 10. Xương sọ nữ giới

Tượng để vẽ nghiên cứu thường là tượng nặn tả thực được các nhà điêu khắc tạo nên, muốn vẽ tượng được đúng chúng ta cần nghiên cứu sơ bộ những nét chính của giải phẫu cơ thể người.

- Cấu trúc xương sọ:

Xương sọ người mặt trước có hình bầu dục, trên to dưới nhỏ. Sọ nam phía mặt nghiêng phần trán trước hơi nghiêng dốc về phía sau, còn sọ nữ phần trán phía trước thẳng ra và hơi tròn so với trán của sọ nam.

Cấu trúc xương sọ các lứa tuổi đều có sự khác nhau. Trẻ em càng nhỏ thì phần hộp sọ càng lớn, phần hàm dưới càng ngắn và không tỷ lệ so với hộp sọ. Khi tuổi càng trưởng thành thì sự cân đối giữa hộp sọ với phần xương hàm càng cân đối dần.

- Xương mình và tay chân:

Xương cột sống: Xương cột sống gồm nhiều đốt xương ngắn chồng khớp lên nhau, phần đốt trên cùng gắn với xương sọ, đốt dưới cùng gắn với xương chậu, nhìn nghiêng thấy giống hình chữ S.

Xương sườn: Xương sườn gồm nhiều đoạn có hình cong, một đầu bám vào mỏ ác, đầu kia gắn với xương cột tạo thành một hình lồng chính vì vậy người ta thường gọi là xương “lồng ngực”.

Xương đòn: Xương đòn còn gọi là “xương đòn gánh” nó nằm trên phần vai phía trước. Một đầu xương đòn gắn vào đầu trên của xương mỏ ác, đầu kia gối lên xương bả vai.

Xương bả vai: Xương bả vai nằm phía sau vai giữa hai bên cột sống.

Xương chậu: Xương chậu có hình như con bướm nằm ở phần cuối của xương cột sống. Xương chậu của nữ giới thường lớn hơn xương chậu nam giới.

Xương tay: Xương tay gồm có xương cánh tay, xương cổ tay và xương bàn tay. Xương cánh tay có một dóng, đầu trên gắn khớp với xương bả vai, đầu dưới khớp với xương cổ tay. Xương cổ tay có 2 dóng phần trên khớp với xương cánh tay, phần dưới khớp với xương bàn tay.

ve tuong 3

Xương toàn thân nhìn nghiêng

Xương bàn tay: Xương bàn tay gồm nhiều đốt nhỏ khớp với nhau tạo nên bàn tay với các ngón tay, phần trên khớp với xương cổ tay.

Xương chân: Xương chân gồm có: xương đùi, xương cổ chân và xương bàn chân. Xương đùi mỗi bên có một dóng, đầu trên của xương đùi khớp với xương chậu, đầu dưới gối vào xương cổ chân. Mỗi bên xương cổ chân có 2 dóng, một dóng lớn và một dóng nhỏ dựa song song với nhau đầu trên gối vào xương đùi, đầu dưới gối vào xương bàn chân.

Giữa xương đùi và xương cổ chân phía trước của hai đầu xương khớp nhau có một cục xương nhỏ hơi tròn thường gọi là “xương bánh chè” hay “xương đầu gối” (tùy thuộc tên gọi của từng địa phương).

Xương bàn chân: Xương bàn chân gồm nhiều đốt to nhỏ khác nhau, dài ngắn khác nhau, kế tiếp nhau tạo thành xương bàn chân, phần xương to nhất nằm ở phsia sau bàn chân gọi là xương gót chân.

ve tuong 4

Xương toàn thân phía sau - Xương toàn thân phía trước

ve tuong 5

Cấu tạo xương bàn tay

ve tuong 6

Cấu tạo xương bàn chân

- Các cơ bắp:

Các cơ chính trên mặt và cổ: Từ trên xuống phía chính diện, ta thấy có cơ trán, cơ vòng mắt, cơ vòng mồm và cơ cằm. Chiều nghiêng có cơ thái dương và cơ quai hàm. Cơ ở cổ lưu ý 2 cơ chính kéo từ sau tai xuống đến chỗ lõm giữa cổ nơi hai đầu xương đòn chậu vào nhau. Phân cổ đặc biệt lưu ý đến phần sụn trước cổ, phần này nhô ra mà người ta thường gọi là “hầu”, đối với nam giới phần “hầu” bao giờ cũng lớn, lộ rõ hơn so với “hầu” của nữ giới.

ve tuong 7
Sụn cổ ở nam

ve tuong 8
Sụn cổ ở nữ

ve tuong 9
1. Cơ thái dương; 2. Cơ trán; 3. Cơ hàm; 4. Cơ vòng mắt; 5. Cơ vòng mồm; 6. Cơ cổ

Cơ mình: Cơ mình phía trước có cơ ngực, cơ bụng và cơ răng cưa (răng lược), phía sau có cơ lưng và cơ thang, phía dưới cơ lưng là hai cơ mông lộ rất rõ ở phía sau xương chậu.

Cơ tay: Cơ tay gồm cơ bả vai, cơ cánh tay, cơ cổ tay và cơ bàn tay. Các cơ này làm nhiệm vụ điều khiển sự hoạt động của tay nên nó luôn thay đổi hình dạng như phồng lên, xẹp xuống khi tay hoạt động.

Cơ chân: Cơ chân bao gồm cơ đùi, cơ bắp chân và cơ mu bàn chân. Các cơ này làm nhiệm vụ điều khiển các hoạt động ở chân nên hình dạng cũng thay đổi theo mức độ hoạt động của chân như phồng lên, xẹp xuống.

ve tuong 10
1. Cơ ngực; 2. Cơ răng lược; 3. Cơ bụng; 4. Cơ thang; 5. Cơ lưng; 6. Cơ mông

ve tuong 11
Các cơ chính phía trước và sau lưng

ve tuong 12
Các cơ phía trước và phía sau cơ thể người

ve tuong 13
Cơ tay thay đổi theo động tác

ve tuong 14

Cơ tay thay đổi theo động tác
ve tuong 15

Cơ chân và sự thay đổi hình dáng khi thay đổi động tác

* Phương pháp vẽ tượng:

- Vẽ tượng chân dung:

Khi vẽ tượng chân dung, cần tiến hành các bước sau:

Quan sát và nhận xét mẫu: Mẫu nhìn thẳng hay nghiêng, mẫu nhìn lên hay nhìn xuống, mặt ngửa hay cúi. Mẫu thuộc lứa tuổi nào, hình dạng mắt, mũi, mồm, tai, v.v… và phân tích: Mặt của mẫu dài hay ngắn, vuông hay tròn, mắt to hay nhỏ, mắt nằm ngang hay mắt xếch, mắt sâu hay lồi…, mũi thẳng hay mũi khoẳm, mũi cao hay mũi tẹt, cánh mũi to hay nhỏ. Mồm rộng hay hẹp, mồm dô hay móm…, cằm rộng hay vuông, cằm dô ra hay thụt vào…, tai to hay nhỏ, dái tai vuông hay chúc…

Khi phân tích và nhận xét xong, ta bắt đầu phác hình. Khi vẽ tượng phác hình cũng giống như khi vẽ tĩnh vật (tượng cũng là một vật tĩnh). Trước khi vẽ, ta phác qua ý đồ bố cục theo hình dạng khuôn mặt rồi đo chiều cao và đo chiều ngang của bức tượng. Ta gấp số lần đo được cho tương ứng với bố cục vừa sơ phác.

ve tuong 16

Phương pháp vẽ đường trục liên hệ từ tĩnh vật sang vẽ tượng

Đo chiều cao khuôn mặt từ đầu tới cằm, sau đó đo chiều ngang chỗ rộng nhất giữa hai bên gò má, tiếp theo phác dáng chung của khuôn mặt và cổ. Nếu tượng bán thân có vai thì phải đo chỗ rộng nhất và chỗ cao nhất của phần bán thân.

Khi phác xong chu vi khuôn mặt, tiến hành vạch các đường trục dọc, ngang để xác định các vị trí mắt, mũi, mồm. Vị trí và hình dáng các đường phụ thuộc vào vị trí ngồi và tầm nhìn của người vẽ.

Nếu tính từ đỉnh đầu xuống cằm thì vị trí mắt của người đã thành niên bao giờ cũng nằm ở vị trí chính giữa.

Vị trí mũi (phần dưới) nằm giữa khoảng măt và cằm (tính từ trên xuống). Vị trí mồm khó xác định hơn vì có người nhân trung dài, có người nhân trung ngắn, có người cằm dài, có người cằm ngắn, bởi vậy vị trí mồm chỉ có thể xác định theo mẫu thực tế.

Vị trí tai thường nằm ở khoảng lông mày và đằng dưới mũi, tuy vậy cá biệt cũng có những trường hợp không theo nguyên tắc này mà phải xem xét mẫu thực.

ve tuong 17
Các điểm cần lưu ý khi đo và dựng hình

ve tuong 18
So sánh đường trục ngang qua mắt giữa người lớn và trẻ em

ve tuong 19
Đường trục khi đầu chuyển động

ve tuong 20
Vẽ đường trục dọc và ngang theo các tư thế và điểm nhìn khác nhau

ve tuong 21
Cấu tạo mũi và các dạng mũi

ve tuong 22
Sự thay đổi của hình mắt theo các tư thế nhắm, mở và nhìn

ve tuong 23
Cấu tạo mồm và một số dạng mồm khác nhau

ve tuong 24
Cấu tạo của tai và sự khác nhau của một số dái tai

Khi phác xong các đường trục và phân chia đánh dấu các vị trí mắt, mũi mồm tiến hành vẽ hình các chi tiết đó theo nguyên tắc từ tổng thể đến chi tiết.

Sau khi đã dựng hình xong, phân chia các mảng bóng chính rồi tiến hành vẽ bóng theo nguyên tắc vẽ nhạt rồi lên đậm dần. Vẽ các mảng bóng lớn trước, các chi tiết về sau. Vẽ những chỗ đậm nhất trước, chỗ nhạt vẽ sau. Đặc biệt cần lưu ý các điểm đậm ở mắt, mũi, mồm và cằm.

ve tuong 25
Phân chia các mảng bóng

ve tuong 26
Liên hệ bóng từ tĩnh vật sang tượng

ve tuong 27
ve tuong 28

ve tuong 29

ve tuong 30

Phương pháp vẽ tượng chân dung

- Vẽ tượng toàn thân:

ve tuong 31

Dựng hình: Cũng giống như khi vẽ tượng chân dung, trước khi vẽ cần quan sát kỹ đặc điểm chung của mẫu như: tư thế, hình dáng và những đặc điểm khác.

Dự kiến ý đồ bố cục bằng cách phác sơ bộ dáng lớn.

Đo tỷ lệ chung và phác hình tổng thể.

Lấy chiều cao đầu của chính bức tượng đó làm chuẩn để so sánh các chiều khi đo.

Chiều cao trung bình của người Việt Nam là từ 6 đầu đến 7 đầu, còn người châu Âu có chiều cao trung bình từ 7 đến 8 đầu.

Tỷ lệ đầu có quan hệ đến các lứa tuổi của trẻ em và người lớn như trẻ 3 tuổi cao 4 đầu, 5 tuổi cao 5 đầu, v.v…

Khi phác hình tổng thể cần vẽ các đường hướng ngang, dọc theo tư thế của mẫu đặc biệt cần chú ý các đường trục ngang, dọc của mẫu theo các tư thế. Để kiểm tra dáng đứng của mẫu, dùng dây dọi rọi từ điểm ức của mẫu tới chân, nếu tượng đứng ở tư thế nghỉ thì quả dọi phải rơi vào gót chân làm trụ.

Vẽ bóng: Vẽ bóng tượng toàn thân cũng giống như khi vẽ tượng chân dung: phác mảng bóng lớn trước, bóng chi tiết vẽ sau. Vẽ nhạt dần rồi lên đậm dần, chỗ đậm nhất vẽ trước, chỗ nhạt vẽ sau.

Một số phương pháp vẽ tượng toàn thân:

Vẽ hình họa tượng toàn thân có thể vẽ theo 3 cách sau:

+ Vẽ tổng thể dáng chu vi bên ngoài của mẫu rồi đi dần vào vẽ tỉ mỉ. Dựng hình xong phác các mảng bóng theo nguyên tắc vẽ các mảng lớn trước, các mảng nhỏ vẽ sau, kế tiếp lên đậm dần.

+ Phác từ trong ra ngoài, có nghĩa là tìm các cấu trúc lớn của xương theo tư thế của mẫu sau đó vẽ hình dáng các cơ bắp bên ngoài theo cấu trúc của xương theo tư thế của mẫu. Cách vẽ này cũng theo nguyên tắc đi từ tổng thể đến chi tiết, từ nhạt đến đậm và tìm các đường trục ngang, dọc cho đúng.

+ Phác hình song song với phác các mảng bóng để dễ so sánh tỷ lệ chúng và cũng hoàn chỉnh dần theo nguyên tắc từ lớn đến nhỏ, từ nhạt đến đậm.

Nói chung về dựng hình mỗi người đều có một phương pháp riêng phù hợp với mình, nhưng nên kết hợp cả 3 phương pháp trong quá trình vẽ hình họa sẽ đạt được kết quả tốt nhất.

ve tuong 32

ve tuong 33

ve tuong 34

ve tuong 35

ve tuong 36
Phương pháp vẽ tượng toàn thân

>>> Hình họa cơ bản

>>> Kỹ thuật vẽ một bài hình họa

>>> Kỹ xảo và phương pháp vẽ tượng thạch cao (Phần 1)

0976984729