Kỹ thuật vẽ hoa bằng màu nước - Tím (Phần 7)
- Hoa Lạc Tiên (Dạng tia):
Quét mỏng màu xanh cobalt/hồng bền màu dịu lên vùng tối của cánh hoa. Vẽ nhị hoa bằng màu vàng chanh đậm điểm thêm màu xanh lá.
Vẽ vùng tối bằng màu pha đậm hơn.
Thêm chi tiết bằng màu vàng chanh, hồng bền màu và đỏ bầm (đỏ bạc-đô). Ngoài ra, điểm chút vào mép lá.
- Hoa Oải Hương (Nhánh hoa chùm):
Vẽ riêng từng cọng bằng màu xanh biếc/tím bền màu. Nhỏ nước vào để đẩy màu sắc đến rìa cạnh.
Vẽ thêm những cọng nữa có hoa nhỏ màu tím nhạt. Dùng màu pha vàng chanh/xanh lá/xanh ngọc trên cuống hoa.
- Hoa Kế (Dạng nhiều đầu):
Chấm dung dịch chuyên dùng lên đầu hoa để tạo những mảng sáng. Quét mỏng màu tím hồng lên toàn bộ hình. Quét thêm nữa khi nó khô đi, điểm chút tím bền màu.
Tạo bóng bằng màu tím đậm và cho phép chúng chảy ào hình củ bên dưới.
Tẩy dung dịch chuyên dùng. Dùng cọ thật mảnh, vẽ nhánh hoa chùm bằng màu tím đậm. Cũng dùng cọ đó cho các gai trong cành lá màu xanh ngọc.
- Hoa Cỏ Chân Ngỗng (Dạng tô):
Chọn từng cánh hoa trong lớp màu lót magenta và xanh biếc. Dùng nước để đẩy màu ra khỏi vùng trắng.
Điểm thêm màu xanh biếc và vẽ vùng đậm hơn. Chừa lại đường mảnh quanh từng cánh hoa để làm nổi bật mép răng cưa.
Chọn đường sống cánh hoa bằng thuốc màu khô hơn. Quét lớp màu pha magenta/xanh biếc lên mặt dưới cánh hoa. Nhỏ màu chàm vào phần sẫm nhất.
- Hoa Păng Xê (Lipped):
Chừa lại không gian cho màu vàng nhạt, nhỏ màu tím hơi ướt. Pha với chút màu xanh biếc cho cánh hoa trước.
Vẽ thuốc màu đậm hơn lên cánh hoa và màu pha xanh biếc/hồng bền màu cho cánh hoa trên.
Với cọ mảnh và thuốc màu khô, tô màu vàng nghệ và tím đậm vào hình giữa.
- Hoa Cúc Tây (Dạng ngôi sao đơn giản):
Vẽ từng cánh hoa bằng màu tím hồng/xanh biếc loãng. Cho phép nó tụ ở đầu mỗi cánh hoa.
Chọn cánh hoa sau và vùng tô bóng bằng màu pha đậm hơn. Vẽ tâm hoa bằng màu chanh, nhỏ màu vàng nghệ vào khi nó khô đi.
Tô thêm màu xanh biếc, chọn bóng đậm hơn và hình tam giác li ti quanh vòng màu vàng. Nhỏ những chấm màu nâu vàng còn ướt vào bên sẫm hơn.
- Fritillary (Dạng chuông):
Dựng hình chuông bằng lớp màu lót đỏ bầm (đỏ bạc-đô)/xanh biếc.
Phủ màu đỏ cờ lên lớp màu lót cùng màu để phát triển màu sắc và tạo chiều sâu. Chừa lại những vùng trắng.
Dựng hình và hoa văn bằng màu pha của ba màu. Thêm chi tiết bằng thuốc màu khô và cọ mảnh. Lá và cuống hoa trong lớp màu lót xanh cobalt/xanh lá.
- Hoa Dã Yên Thảo (Dạng loa kèn):
Vẽ từng vùng bằng lớp màu lót tím bền màu, chừa trắng vùng trên, điểm chút màu vàng chanh thật nhạt. Tô bóng bằng màu tím khi nó khô đi.
Vẽ cánh hoa dập dờn bằng lớp màu lót đậm hơn và những mảng hai màu.
Thêm màu xanh biếc vào màu pha để phân biệt hình loa kèn và gân đậm trên cánh hoa.
- Hoa Cúc và Hoa Dại:
Bức vẽ này thể hiện bản chất lởm chởm của hoa dại và sức sống mới của hoa cúc. Nó được vẽ bằng màu lạnh, về cơ bản là màu xanh biếc, xanh cobalt và xanh xám, điểm thêm chutsmauf vàng cho tâm hoa cúc và lớp màu lót vàng đất làm nền. Những cuống hoa chen lẫn và uốn lượn đã được lột tả qua những lớp tô bóng quanh chúng. Những hoa ở xa chỉ là hình dạng và màu sắc mờ ảo còn hoa cận cảnh thì nhấn mạnh vào chi tiết.
Vẽ màu sẫm quanh hoa trắng sẽ tạo nên hình lập thể. Dựng hình này bằng cách thêm tâm hoa, bóng và hình tam giác sắc nét. Xử lý cánh hoa theo khối cùng tông màu thay vì riêng lẻ.
Màu xanh biếc đã được dùng cho hoa dại, đậm ở đầu hoa cận cảnh và rất nhạt ở nền. Dung dịch chuyên dùng giúp bảo vệ hình dạng của nhị hoa.
- Lệ Hằng (biên dịch) -
>>> Kỹ thuật vẽ hoa bằng màu nước (Phần 1)
>>> Kỹ thuật vẽ hoa bằng màu nước - Hình dạng hoa (Phần 2)
>>> Kỹ thuật vẽ hoa bằng màu nước - Vàng (Phần 3)
>>> Kỹ thuật vẽ hoa bằng màu nước - Cam (Phần 4)
>>> Kỹ thuật vẽ hoa bằng màu nước - Đỏ (Phần 5)
>>> Kỹ thuật vẽ hoa bằng màu nước - Hồng (Phần 6)
>>> Kỹ thuật vẽ hoa bằng màu nước - Xanh Dương (Phần 8)