VẼ TRANH BỐ CỤC
Đây là bài có thể coi là then chốt, là hiệu quả cuối cùng trong quá trình học vẽ để chở thành người biết vẽ, tức là có thể sáng tác tranh. Tranh bố cục là thể loại tổng hợp tất cả các thể loại đã học từ hình họa, trang trí đến định luật xa gần. Bố cục tranh và tranh bố cục là hai từ hoàn toàn không giống nhau. Tất cả các thể loại trong hội họa đều phải sử dụng phương pháp bố cục, kể cả trang trí. Bố cục nghĩa là sắp xếp mang tính nghệ thuật các hình thể trong khuôn hình nhất định. Còn tranh bố cục là một từ để gọi một thể loại tranh. Tranh bố cục còn gọi là tranh đề tài, nhưng ngay bản thân từ đề tài cũng không rõ ràng vì, như ta biết, không có tranh nào là không có đề tài. Tranh bố cục đã thành một từ quen thuộc có nghĩa là thể hiện nội dung mà chủ yếu là lấy con người, vật ( thú , chim ) làm đối tượng để miêu tả. Ba điểm mà mọi thể loại trong hội họa phải thể hiện là đề tài, chủ đề và chủ điểm thì tranh bố cục có thể là loại đòi hỏi vhawtj chẽ nhất trong quá trình xuất hiện. Do lấy người vật làm chủ thể, là nhân tố chủ yếu nên mọi hành động trong tranh bố cục qua những nhân vật , con người, con vật ,phải nổi lên hàng đầu và mọi hành động phải qui tụ vào chủ điểm, phục vụ cho chủ điểm. Bố cục không được tản mạn mọi cảnh vật xung quanh phục vụ cho nội dung của bức tranh mà chủ điểm là vai trò trung tâm. Bố cục không được lấn át chủ điểm.Thí dụ : đề tài nông nghiệp nhưng chủ đề có thể là gặt lúa hoặc thủy lợi, ..v.v..v Vậy thì chủ điểm là cụm người gánh lúa hay gặt lúa , tát nước hay bơm nước ….. Bối cảnh là không gian, sự việc diễn biến trong bố cục nhất thiết phải phù hợp với chủ đề và chủ điểm. Còn đề tài là nội dung ruộng. Thí dụ : vẽ về nông nghiệp thì có thể vẽ những người đập lúa ở sân hợp tác. Nhưng vẽ những người gặt lúa thì phải ở ngoài đồng ruộng, như bờ ruộng xóm làng xa xa,.v..v..v đã có không gian thì phải có thời gian : sáng, chiều hay tối – nắng hoặc mưa. Tất cả những điểm nói trên, chỉ mới là giải quyết cái chung nhất của bức tranh, thông qua chủ đề, mới là tả cái không khí lao động của thực tế. Để chất lượng bức tranh đưuọc sâu hơn trong nội dung diễn đạt, còn phải tả được thái độ, tình cảm của các nhân vật, mà chủ yếu là nhân vật ở cụm chủ điểm. Những nhân vật vật khác nếu có chỉ là trong bối cảnh chung, chỉ cần tả hành động qua các thế dáng. Vẽ tranh đề tài thú, chim cũng như vậy.
Phương pháp vẽ tranh bố cục
Có hai phương pháp để thể hiện tranh bố cục.
1. Tự thân của thực tế đã là một bố cục ( gọi tắt là bố cục tự thân )
Thí dụ : ở công trường xây dựng, có thể có những góc tự thân nó đã như một bức tranh. Một số công nhân đang nhận những tấm pa – nen là chủ yếu và phụ đề là chiếc xe cần trục với người công nhân điều khiển cần trục. Bối cảnh là những bức tường đang xây, có người đứng trên cao, dưới đất xa xa là những công nhân đang chuyên chở vôi cát ,.vvv..v Người vẽ thể hiện bằng bột màu quang cảnh xây dựng ấy vì bản thân quang cảnh tự nhiên đã cso chủ đề, chủ điểm, bối cảnh rồi. Vẽ theo phương pháp trên cũng như là vẽ tranh phong cảnh, chỉ khác ở chỗ chủ điểm là những con người. nhưng để nâng cao bức tranh hơn nữa về mặt nghệ thuật, còn phải thực hiện một số yêu cầu khác để hoàn thiện. Vì vẽ tại chỗ, những con người cử động, nên chỉ có khả năng thể hiện như là kí họa bằng bột màu. Để hình thể và dáng điệu đúng hơn, phải mượn mẫu người diễn lại những động tác ở ngoài hiện trường . Cũng như những hình vật khác, cần phải nghiên cứu lại cho đúng hơn ( có thể thực hiện ở nhà ). Tất cả những công việc như bố cục, thêm bớt, xê dịch, người vẽ thực hiện như là vẽ phong cảnh đã dẫn.
2. Bố cục suy luận
Đây là lối thể hiện theo phương pháp kinh điểm hàn lâm, kiểu nhà trường nhất. Mọi người học vẽ lúc đầu cần phải theo, vì nó có tính khoa học, được thực hiện có trình tự, bài bản, từng bước khá cụ thể. Gọi là suy luận, vì thực hiện lối vẽ này luôn luôn phải vận dụng những tư duy chủ quan, thông qua phương pháp bố cục để thể hiện tranh với đề tài chủ đề, chủ điểm và mọi nguyên tắc ràng buộc của nó, hoàn toàn khác với bố cục loại trên, là dựa trực tiếp vào thực tế và chỉ với một số yêu cầu nhất định về bố cục. Để thực hiện theo phương pháp suy luận, cần phải tiến hành từng bước như sau :
a) Chọn đề tài và đi vào thực tế để ghi chép bằng tốc họa, kí họa, kí họa kĩ những người, vật , cảnh, phục vụ cho đề tài .
b) Dựa vào tài liệu là những kí họa sắp xếp theo chủ đề, chủ điểm hoàn toàn chủ động thông qua nguyên tắc bố cục.
c) Thể hiện xong tranh bố cục phác bằng chì bắt đầu tô màu dựa vào trí nhớ theo chủ quan. Phác thảo màu đã hoàn thiện chuyển sang thể hiện theo quá trình như sau:
- Phóng từ phác thảo ra tranh to theo ý muốn theo cách kẻ ô bàn cờ trên phác thảo và trên giấy vẽ tranh.
- Tô màu xám nhạt chu vi các hình, sau đấy mới tô các mảng màu dựa vào phác thảo.Tô xa trước, gần sau.
- Tô xong màu khái quát toàn bộ, vẽ kĩ và sâu cả sắc độ và màu sắc.
Vài lời dặn
- Giấy vẽ loại giấy xốp , hút nước. Nếu giấy dày thì dùng kẹp sắt cặp giấy vào bảng vẽ còn giấy mỏng thì dán mép giấy bằng hồ, keo đặc vào bảng, lấy khăn ướt vuốt mặt giấy cho phẳng. Chờ giấy khô sẽ vẽ. Vẽ xong để khô, dùng lưỡi dao cạo xén mép lấy tranh ra.
- Màu bột để vẽ tranh nên nghiền cho mịn. Hồ nghiền phải pha hồ, keo vừa dính ( như nước cháo ), không nên đặc.
- Không nên dùng nhiều keo, hồ khi vẽ. Kinh nghiệm cho thấy sau khi vẽ xong, màu thật khô, xoa nhẹ lại mặt màu, nếu thôi một chút màu ra tay , như thế là tốt, giữ được chất
Xốp của màu bột.
Nếu cho nhiều hồ, thường bị xỉn màu, nhất là màu sẽ đanh lại, không tạo được chất mơn mởn, hấp dẫn của màu bột