HÌNH HỌA VẼ NGƯỜI
>>>>>>> Sách dạy vẽ người cơ bản
Học vẽ-luyện thi khối H :
Học vẽ hình họa vẽ người quan trọng nhất đó là hình dáng, tỉ lệ và mối tương quan về độ đậm nhạt giữa các bộ phận với nhau. Học vẽ hình họa người không yêu cầu phải quá giống mẫu, quá chi tiết mà phải biết lược bỏ những chi tiết không quan trọng, điều này người mới học vẽ hình họa người bao giờ cũng bị vấp phải. Bởi vì khi học vẽ hình họa tượng ( là thực thể tĩnh) thường chỉ tả những chi tiết nhỏ, còn khi học vẽ hình họa người ( thực thể động ) nhiều chi tiết và tổng thể lớn. Khi người hoc ve nắm được các quy tắc và yêu cầu của một bài hình họa người thì sẽ không bị các lỗi trên. Trước khi hoc ve hình họa ta cần phải nhớ các yêu cầu sau:
- Dáng bao gồm các dáng mẫu đứng, ngồi ( hai chân song song, gập, duỗi ), nằm...vv , nhưng phổ biến nhất vẫn là dáng ngồi.
- Tỉ lệ bao gồm tỉ lệ giữa đầu, cổ, thân (ngực, eo, hông),tay, chân... so với dáng chung của mẫu.
Các tỉ lệ sai cần phải tránh: Đầu quá to (nhỏ) so với người, chân tay quá dài so với thân..vv.
- Mối tương quan về đậm nhạt bao gồm: Đậm nhạt về nét , cách phân mảng, độ đậm của các bộ phận trên cơ thể với nhau.
VD: mặt quá đậm trong khi tổng thể cả người lại nhạt, đầu gối bị lẫn không tách ra khỏi đùi ..vv
Trong dạy vẽ thường có nhiều cách dạy khác nhau, tuy nhiên chủ yếu vẫn phải chú trọng giai đoạn dựng hình, gợi dáng tổng thể. Mỗi cách dạy là mỗi một phong cách khác nhau, điều đó giúp cho người hoc ve hình họa có thêm những hiểu biết mới và từ đó tạo ra cho mình một phong cách vẽ hinh họa riêng. Trong sách dạy vẽ hình họa nói chung, thường hướng dẫn không được chi tiết nên người mới hoc ve hình họa không nắm được hết. Chính vì vậy người hoc ve cần vận dụng và sưu tầm nhiều tài liệu để từ đó chắt lọc kiến thức cho mình.
Sau đây là một số bài tham khảo các góc vẽ hình họa điển hình :
Dáng nghiêng 1/2 bên trái
Dáng nghiêng 1/2 bên phải
Dáng chính diện
Từ điển về : Hình hoạ nghiên cứu (A.study drawing; P.dessin d'étude)
Môn hình hoạ vẽ rất kĩ các cấu trúc, tỉ lệ, hình dáng... thật sát với mẫu. Bài hình hoạ nghiên cứu phải diễn tả rất cả các chi tiết, trước hết là những chi tiết lớn, quan trọng, đồng thời thể hiện chính xác được các độ sáng tối, đậm nhạt. Có thể diễn tả đầy đủ các bộ phận, các chi tiết, nhưng luôn phải nằm trong cái toàn bộ, không được bật ra ngoài, không gây cảm giác vụn vặt, lủng củng, xấu xí. Người vẽ hình hoạ nghiên cứu phải luôn luôn có cách nhìn toàn bộ, nắm vững những đường hướng lớn, những tương quan lớn về tỉ lệ cũng như về đậm nhạt, diễn tả được tinh thần, đặc điểm của mẫu. Chất liệu thường dùng trong hình hoạ nghiên cứu là than, chì, màu bột, phấn màu, màu nước, mực nho, sơn dầu... Cần phân biệt "hình hoạ nghiên cứu" với "hình" trong tranh sáng tác. Khi nghiên cứu hình tuy phải sát với mẫu về tỉ lệ, hình dáng, khối, ánh sáng, đậm nhạt, chi tiết... nhưng khi thể hiện trên tranh, người ta không đưa nguyên xi hình nghiên cứu nào, mà cần có sự cân nhắc, thêm bớt, cách điệu sao cho ăn khớp với ý đồ bố cục; các hình mảng, đường nét hài hoà với nhau, tạo nên một bố cục chặt chẽ, nhịp nhàng