Họa phẩm “Vox Angelica” (1943) của Max Ernst

vox angelica 1

Max Ernst, một trong những nghệ sĩ đầu đàn của cả hai phái Dada và Siêu thực, còn được coi như người canh tân kỹ thuật là thủ lĩnh của hội họa ở thế kỷ hai mươi. Ông áp dụng phát minh cả một dàn kỹ thuật. Bức họa Vox Angelica vẽ ở Arizona năm 1943 khi đi lưu vong khỏi quê hương, tổng kết tên của những kỹ thuật là: cắt dán, ảo tưởng, cào, cạo, in phết décalcomanie – và dao động hay đung đưa...

Cống hiến đáng kể về kỹ thuật đầu tiên vào năm 1919 khi ông áp dụng cắt dán để cải tạo từ một catalô thương mại. Còn phát minh thì có “cào” Frottage, đã thử nghiệm ở Cologne hai năm 1920-1921, mang áp dụng ở Pháp năm 1925, đáp ứng trong bản “Tuyên ngôn Siêu thực thứ nhất” 1924 do thi sĩ André Breton soạn thảo. Ernst mô tả “cào” là kỹ thuật thể hiện tinh thần dẫn đến phát minh. Có một lúc ngồi ở quán nhỏ bờ biển, Ernst trở nên bị ám ảnh vì sàn nhà bóng loáng. Vì vậy, ông nói, để trợ giúp cho khả năng quán tưởng và gây ảo giác, tôi lôi ra xấp giấy vẽ lại sàn nhà, bằng cách phủ lên theo một cách tình cờ những tờ được xoa chì mềm, “cào” hay “cọ xát” frottage – được Ernst dùng một cách rộng rãi. Mùa đông 1926-1927, Ernst lại cho áp dụng một kỹ thuật nữa gọi là cạo – grattage tức dùng sắc tố cạo trên khung vải đã vẽ họa tiết. Kỹ thuật tự động đáng kể khác, đến mười năm sau đó cùng với giấy “décan” tức là in bằng cách miết một miếng giấy có in hình sẵn vào tấm giấy trắng, in phết, do đệ tử Siêu thực người Tây Ban Nha Oscar Dominguez phát minh. Kỹ thuật này cũng có thể vẽ bột màu lên giấy, và cũng phủ lên một miếng giấy khác rồi ép nhẹ. Xong đâu đấy bọc nhẹ tấm giấy trắng chầm chậm, ảnh từ giấy vẽ sẽ chuyển sang giấy trắng. Trong năm 1939, Ernst thử nghiệm một kỹ thuật tương tự nhưng dùng sơn dầu và khung vải. Kỹ thuật sau cùng nhưng cũng ít thành công nhất là dao động hay đung đưa. Một lon sơn bằng thiếc đựng đầy treo dưới một sợi dây đung đưa trên mặt khung vải…

Kỹ thuật Siêu thực lại còn tự động, nhằm loại bỏ dụng cụ phải dùng ý chí và bút hay cọ, là một cách để kích thích cảm hứng của nghệ sĩ.

vox angelica 2

1. Vox Angelica quy tụ hết những kỹ thuật chính do Ernst tập hợp. Cắt dán tương tự như lá trên cành vừa vẽ vừa dán.

vox angelica 3

2. Cào cũng là cách bắt chước; bề ngoài sàn nhà vừa vẽ vừa chà xát bằng giấy có cọ nét chữ mềm.

vox angelica 4

3. Ernst áp dụng “décal” in phết, ép tờ giấy có hình xuống một mặt phẳng rồi tách chầm chậm chúng ra.

vox angelica 5

4. Cạo grattage là cạo sắc tố trên khung vải đã có họa tiết dầy.

vox angelica 6

5. Ernst dùng băng keo để giữ thẳng hàng.

vox angelica 7

6. Dao động lon đựng đầy sơn ướt, có đục lỗ treo trên một sợi dây.

vox angelica 8

7. Vox Angelica được vẽ trên bốn khung vải chắp lại cũng là phần trong tuyệt tác Isenheim Altarpiece. Ernst lấy tên tác phẩm của mình là tên một phần trong bức tranh cổ này.

vox angelica 9

Bức họa “Vox Angelica” trình bày hết kỹ thuật mà Max Ernst đã kết hợp: cắt dán, cào, in phết, ảo giác, cạo và đung đưa. Tuy nhiên, ngoài cào, cạo thì lại là sơn.

- Décalcomania

- In phết

- Đung đưa

- Cào, cạo ảo tưởng

- Cắt dán

Vox Angelica do bốn khung vải khổ 30 x 40cm chắp làm một, giống bức Isenheim Altarpiece vẽ vào khoảng 1515 do họa sĩ Đức Mathias Grunewald, một phần của bức họa gọi là Concert of Angles = Ban nhạc Thiên thần, gần nghĩa với Vox Angelica. Tác phẩm này minh họa bằng những màu tươi, những chất liệu thật lạ. Cấu tạo đối xứng, sáng, tối thật trúng, xanh đậm và vàng. Vox Angelica chỉ là bắt chước bức tranh cổ (của Đức) và do Ernst thực hiện, kể cả kỹ thuật. Paris, New York trong tranh tượng trưng bằng tháp Eiffel và Empire State Building được đặt kề nhau. Có những ảnh trùng lập, thí dụ: dụng cụ hình học, mũi khoan, hình này song song với hai con rắn quấn quanh thân cây gợi đến con rắn ở vườn Địa đàng.

vox angelica 10

Ở bản vẽ này trình bày nét bút nhỏ, gợi đến kỹ thuật “cào”. Rất có thể họa tiết vòng xoáy bên tay phải của hình vuông, thực hiện bằng kỹ thuật “cạo”, nhưng vẫn có thể còn nhiều kỹ thuật khác áp dụng cho Vox Angelica, phương thức bắt chước nhiều hơn là sáng kiến.

vox angelica 11

vox angelica 12

Chi tiết bằng thực. Trích đoạn này cho biết kỹ thuật của Ernst chính xác cao độ. Ở đây ông vẽ chiếc lá theo cách ảo, và đặt nó lên đầu của tranh là mẩu gỗ. Dù được vẽ, chiếc lá vẫn có vẻ như được tạo ra bởi kỹ thuật cào frottage, giống như xoa giấy chì. Như vậy, xoa hay cào cho ra hình của Ernst theo kỹ thuật ở tác phẩm trước.

vox angelica 13

Bản trích đoạn này của Vox Angelica chứng tỏ tổng thể vàng – xanh, ngược hẳn với đặc tính của tranh. Vùng trung tâm dùng kỹ thuật dao động, đường hoa văn được phết lên từ sơn nhỏ giọt từ lon sơn đung đưa. Tháp Eiffel đặt kề tòa nhà Empire State Building cũng là để nói lên tình trạng đung đưa của Ernst giữa Paris và New York.

vox angelica 14

vox angelica 15

>>> Họa phẩm Cảnh Antibes (1888) của Claude Monet

>>> Họa phẩm Cây đào ra hoa (1889) của Vincent Van Gogh

>>> Họa phẩm Cô dâu bị lột áo của Marcel Duchamp

0976984729