Giải phẫu lạc đà
Lạc đà là tên gọi để chỉ một trong hai loài động vật guốc chẵn lớn trong chi Camelus, là lạc đà một bướu và lạc đà hai bướu. Cả hai loài này có nguồn gốc từ các vùng sa mạc của châu Á và Bắc Phi. Đây là loài động vật lớn nhất sống được trên sa mạc và các vùng khô cằn thiếu nước uống. Loài lạc đà khác còn tồn tại ngày nay là lạc đà hai bướu. Lạc đà hai bướu được thuần hóa khoảng trước năm 2500 TCN ở châu Á, có lẽ sau lạc đà một bướu. Lạc đà hai bướu có thân hình chắc chắn hơn, có khả năng tồn tại trong điều kiện nóng bức của sa mạc ở miền bắc Iran cũng như mùa đông lạnh giá của Tây Tạng tốt hơn. Lạc đà một bướu thì cao hơn và nhanh nhẹn hơn, khi có người dẫn dắt, chúng có thể duy trì tốc độ 13-14,5 km/h (8-9 dặm/h) trong khi lạc đà hai bướu khi chở đồ chỉ đi được khoảng 4 km/h (2,5 dặm/h).
Tuổi thọ trung bình của lạc đà từ 40 đến 50 năm. Một con lạc đà trưởng thành cao 1,85m đến bướu ở vai và 2,15m ở bướu. Lạc đà có thể chạy 65 km/h ở vùng có cây bụi ngắn và duy trì tốc độ lên đến 40 km/h. Lạc đà 2 bướu nặng 300 đến 1000 kg và lạc đà một bướu nặng 300 đến 600 kg.
Lạc đà chịu được sự khắc nghiệt của sa mạc vì chúng có lớp lông bờm để bảo vệ khỏi cái nóng lạnh trong lúc trời nắng hoặc vào ban đêm trên sa mạc. Mi mắt của loài lạc đà rất dày để bảo vệ chúng khỏi cát bay sa mạc, mắt của nó có 3 mí. Bàn chân chúng có những chiếc móng to kềnh giúp nó đi vững trên con đường gồ ghề sỏi đá hoặc trên lớp cát mềm. Quan trọng hơn là chúng biết cách giữ nước trong cơ thể.
Ngày nay lạc đà một bướu được sử dụng để lấy sữa, thịt và để chuyên chở hàng hóa và con người. Không giống như ngựa, lạc đà một bướu có thể quỳ xuống để chất đồ hay cho người trèo lên.
>>>>> Giải phẫu cơ thể loài chó