Điêu khắc trên phù điêu – Chạm khắc trên bề mặt

Điêu khắc phù điêu – bắt nguồn từ chữ rilevare trong tiếng Italy, nghĩa là “nâng lên” – tạo ra những hình dạng nổi lên nhưng không hoàn toàn tách khỏi một bề mặt. Phù điêu trang trí là một phần để tạo nên vật thể hay công trình. Đây là loại hình trang trí đặc biệt hiệu quả để thể hiện những hình ảnh biểu tượng theo nhóm và những câu chuyện kể theo trình tự.

dieu khac 1

Chi tiết điêu khắc này từ Chiếc quách của Alexander Sarcophagus cho thấy một cuộc săn sư tử gồm có những người Macedonia và người Ba Tư. Bức phù điêu này đã vươn tới những giới hạn của loại hình phù điêu cao.

Hình ảnh chân tay dang rộng của những người lính và những con ngựa chiến được diễn tả bằng khối ba chiều hoàn chỉnh, như thể chúng đang trỗi dậy về phía người xem.

Điêu khắc phù điêu được tạo nên bằng cách cắt gọt vật liệu ở xung quanh những hình ảnh cần thể hiện để làm cho chúng nổi lên. Phù điêu được chia thành basso rilievo (phù điêu thấp), mezzo rilievo (phù điêu trung bình) và alto rivielo (phù điêu cao), tùy theo tỷ lệ độ dày của hình ảnh nổi lên so với bề mặt. Nghệ thuật điêu khắc phù điêu đã được các nhà điêu khắc ở vùng Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Trung Mỹ và Ấn Độ cổ đại phát triển đa dạng thành một hình thức nghệ thuật tinh tế, linh hoạt, sử dụng những bề mặt trống của các tòa nhà hay lăng mộ bằng đá làm nơi dể tạo nên các hình ảnh. Với vai trò như một loại hình trang trí ngoại thất trong kiến trúc, các bức phù điêu có độ bền cao hơn nhiều so với sơn, mặc dù những bức phù điêu thời cổ đại cũng thường được sơn màu. Phù điêu trang trí trên các đồ tạo tác có kích thước nhỏ, chẳng hạn như đá quý hay những chiếc tráp, đã mang lại cho những nghệ sĩ bậc thầy cơ hội để trau dồi và thể hiện trình độ chạm khắc tinh xảo.

Tư thế chuyển động của những hình ảnh được chạm khắc theo dạng phù điêu được thể hiện dễ dàng hơn những bức tượng, vì những bức tượng phải gánh đỡ lấy trọng lượng của chính mình. Chẳng hạn như những bức phù điêu thần thoại vào thế kỷ V TCN tại đền Parthenon ở Athens thể hiện hình ảnh những con nhân mã đang chồm lên và những người chiến binh tinh nhuệ mà sẽ không thể thực hiện được trong những tác phẩm điêu khắc độc lập. Những tiến bộ kỹ thuật ở thời cổ đại, chẳng hạn như kỹ thuật khoét lõm sử dụng các công cụ bằng sắt và khoan đã cho phép các nhà điêu khắc người Hy Lạp sau này có thể vận dụng nghệ thuật phù điêu nổi cao để diễn tả những hiệu ứng ấn tượng, chẳng hạn như trong những hình ảnh trang trí tinh xảo trên chiếc quách của Alexander vào thế kỷ IV TCN được tìm thấy gần Sidon ở Lebanon hay trên Bàn thờ thần Zeus ở Pergamon vào thế kỷ II TCN. Trên một mặt dài của chiếc quách đá là hình ảnh của Alexander Đại Đế đang chiến đấu với quân Ba Tư trong trận chiến Issus, hình ảnh chân tay dang rộng của những người lính và những con ngựa chiến lược được diễn tả bằng khối ba chiều hoàn chỉnh, như thể những nhân vật này đang trỗi dậy hướng về phía người xem trong sự cân bằng sống động với nhịp điệu hỗn loạn vây quanh.

Các nghệ sĩ thường xem chạm khắc phù điêu là một hình thức điêu khắc có liên quan tới hội họa. Michelangelo cho rằng “hội họa được xem là tuyệt mĩ nếu như nó đạt được những hiệu ứng như phù điêu, trong khi đó phù điêu lại bị xem là xấu đi nếu như mang những hiệu ứng của hội họa”. Bình luận về bức tranh giả phù điêu Nữ thần Cybele (một tác phẩm điển hình của nghệ thuật chạm khắc phù điêu La Mã) của Andrea Mantegna, Bridget Riley cho rằng “mặt nền và mặt nổi kết hợp chặt chẽ với nhau trên thực tế cũng như về mặt ý niệm”. Một đặc điểm khác của chạm khắc phù điêu là khả năng mang lại sức nặng ý nghĩa tương đương nhau cho những thông điệp bằng chữ viết và bằng hình ảnh như hình ảnh trên chiếc hộp làm bằng xương cá voi được biết đến với tên gọi Chiếc tráp Franks.

dieu khac 2

Tác phẩm phù điêu trên chiếc tráp Franks kết hợp những ký tự Anglo-Saxon cổ xưa với những cảnh từ các câu chuyện trong Cơ Đốc giáo, của Do Thái và La Mã - ở đây là hình ảnh của Romulus và Remus, cặp song sinh đã thành lập nên La Mã, đang bú sữa từ một con sói.

Trong nền nghệ thuật phương Tây thế kỷ XX, nghệ thuật chạm khắc phù điêu – cũng như điêu khắc đá nói chung – thường mang âm hưởng của điêu khắc thời cổ đại, trung đại hay điêu khắc “nguyên thủy”. Những bức phù điêu của nhà điêu khắc người Anh Eric Gill, cũng là người chuyên chạm khắc chữ, đã cho thấy niềm đam mê của ông với nghệ thuật điêu khắc thời Trung cổ và nghệ thuật tình ái của Ấn Độ. Sự khéo léo của Gill trong việc kết hợp hình ảnh và ký tự mang lại cho ông hàng loạt các đề nghị chế tác phù điêu vào khoảng giữa năm 1910 và 1940. Những tác phẩm này phát huy vai trò truyền thống của điêu khắc phù điêu trong kiến trúc ở những tòa nhà tôn giáo hoặc công trình công cộng, chẳng hạn như nhà thờ chính tòa Westminster và tòa nhà Roadcasting House ở London. Tuy nhiên, Gill cũng sử dụng điêu khắc phù điêu trên những hình ảnh có kích thước nhỏ hơn để đem lại vẻ trang trọng hóm hỉnh cho những khoảnh khắc ái ân ngắn ngủi.

dieu khac 3

Bức phù điêu Đôi nam nữ nhảy múa (khoảng năm 1928) của Eric Gill  được khắc trên viên đá đỉnh vòm của một ô cửa ban công phòng ngủ trong Ngôi nhà trên đồi của Shepherd ở Sussex. Gill đã mô tả rằng bức điêu khắc này của ông “không chỉ được tạo ra mà còn được thành hình từ trong đá… từ nơi sâu thẳm nhất bên trong chúng”.

>>> Sự phát triển rực rỡ về tranh gốm, kiến trúc và điêu khắc thời Hy Lạp cổ đại

>>> Bề mặt lõm trong điêu khắc và kiến trúc

>>> Vận dụng hình ảnh tự nhiên trong điêu khắc và gốm sứ

0976984729