Cách sử dụng quy tắc 1/3 trong hội họa (Phần 1)

Hội họa, cũng như nhiều môn nghệ thuật khác, được đặc trưng bởi sự hứng khởi trong cách thức thể hiện. Tuy nhiên, có một số kỹ thuật vẽ và tô màu cơ bản, nếu bạn bám sát, ví dụ quy tắc một phần ba (rule of thirds) được giới thiệu trong bài viết sau đây, sẽ giúp bạn tăng tính nghệ thuật của bức tranh.

1. Sự ra đời của quy tắc một phần ba

quy tac mot phan 3-1(1)

quy tac mot phan 3-2(1)

Là một khuyến nghị cho việc phân bố các đối tượng trong bức hình, quy tắc một phần ba (rule of thirds) có nghĩa là bạn cần chia chiều dọc và chiều ngang của khung hình thành ba phần rồi đặt các đối tượng quan trọng dọc theo các đường chia này hoặc ở các nút giao của chúng, bạn sẽ tạo ra được sự cân bằng cần thiết để làm cho tác phẩm hấp dẫn hơn. Bạn có thể thấy rõ ràng điều này trong bức họa của Valentin de Boulogne.

Đã xuất hiện trong các bức họa từ thời Hi lạp - La mã Cổ đại và được sử dụng rộng rãi trong các bức họa thời kì Phục hưng nhưng quy tắc một phần ba lại chỉ được diễn đạt thành văn lần đầu vào năm 1797 bởi John Thomas Smith trong cuốn sách Remarks on Rural Scenery. Ngày nay, quy tắc này được biết tới như một kĩ thuật không thể không nắm vững của bất kì nhiếp ảnh gia nào, dù là chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Nó cũng không chỉ có ích trong các bức hình phong cảnh mà còn rất hữu dụng ở bất kì chủ đề nào khác, từ tĩnh vật đến chân dung. 

2. Quy tắc một phần ba trong tranh phong cảnh

quy tac mot phan 3-3(1)

quy tac mot phan 3-4(1)

Đây là quy tắc quan trọng nhất khi bạn cần một khung hình đẹp cho bức tranh phong cảnh. Công việc của bạn lúc này là xác định các đường chia nối các đối tượng chính, từ đó suy ngược ra khung hình. Bạn có thể thấy trong bức tranh này, Pierre Henri de Valenciennes đã sử dụng đường chân trời làm đường chia dưới, phần lớn vách núi được dùng làm đường chia bên trái, pháo đài trên vách núi nằm ở đường chia trên.

3. Quy tắc một phần ba và những đối tượng không cân xứng

quy tac mot phan 3-5(1)

Chức năng chính của quy tắc một phần ba là tạo ra sự phân bố hợp lý cho những đối tượng không cân xứng.  Hãy tưởng tượng bức tranh sẽ nhàm chán thế nào nếu các đối tượng được đặt ở trung tâm ở dạng cân bằng hoàn hảo. Trong khi đó, bằng việc đưa các đối tượng lớn nằm gần giao điểm các đường chia, bạn đang tạo ra sự bất đối xứng cần thiết cho bức tranh. Và cảm giác về sự chuyển dịch để tạo sư cân bằng của các đối tượng khiến cho bức tranh của bạn lúc này trở nên sinh động hơn rất nhiều.

4. Các điểm nhấn và quy tắc một phần ba

quy tac mot phan 3-6(1)

Một ứng dụng tuyệt vời khác của quy tắc một phần ba là giúp bạn xác định được các điểm mốc cho bức tranh. Trong bức chân dung này, gốc mũi nằm ở giao điểm thứ nhất, đôi mắt nằm ở đường chia trên và vành tai chứa giao điểm thứ hai. Các điểm nhấn khác như khu vực nền được tô sáng cũng được sắp xếp để nằm ở vị trí giao điểm dưới trái bức tranh.

5. Hướng nhìn và quy tắc một phần ba

quy tac mot phan 3-7(1)

quy tac mot phan 3-8(1)

Xác định hướng nhìn cũng là ứng dụng tuyệt vời của quy tắc một phần ba. Trong bức tranh của Rubens, mắt của con lợn rừng, điểm nhấn trung tâm bức tranh, là giao điểm dưới phải. Giao điểm trên phải là mắt của con ngựa và nó đang nhìn về phía con lợn. Còn mắt của những người còn lại được đặt dọc theo đường chia trên.

>>> Hội họa đen trắng (Phần 1)

>>> Nghệ thuật bố cục tạo hình

0976984729