Các dạng thức bố cục đối xứng
Bố cục đối xứng là dạng thức bố cục đóng kín – có tính chất hướng tâm. Ở đó, sự sắp xếp các hình thể (họa tiết) đối xứng (đối nhau và giống nhau) qua một hay nhiều trục vô hình đó là trục tung, trục hoành (hệ trục chuẩn) và trục xiên.
1. Các dạng thức của bố cục đối xứng:
- Dạng bố cục đối xứng có 2 thành phần chính.
- Dạng bố cục đối xứng có nhiều hơn 2 thành phần chính.
- Bố cục đối xứng theo trục Tung cho cảm thụ thị giác động, vươn lên cao và cân bằng, có trạng thái động tương đối.
- Bố cục đối xứng theo trục Hoành cho cảm thụ thị giác tĩnh lặng, mở rộng và vững chãi, có trạng thái tĩnh tuyệt đối.
- Bố cục đối xứng theo trục Xiên cho cảm thụ thị giác động tuyệt đối, quyết liệt và bắt mắt, có trạng thái động tuyệt đối.
- Bố cục đối xứng qua tâm, cho cảm giác đóng kín và trạng thái hướng tâm – đóng kín.
Các thành phần phụ làm cho bố cục có sự liên kết, nhịp điệu, định hướng chuyển động và phát triển, vì đã tạo ra được khoảng không gian với sự thay đổi chiều hướng, làm tăng tính sinh động cho dạng thức bố cục vốn được xem là hơi thụ động.
2. Ứng dụng của bố cục đối xứng: Ứng dụng trong thiết kế và trang trí khi cần đến sự cảm nhận thị giác đăng đối, ổn định và vững bền. Tuy nhiên, bố cục đối xứng thường tạo ra một cảm nhận mà ở đó mọi thứ đều tĩnh lặng, tĩnh mịch, thiếu sự vận động và biến chuyển. Một bố cục đối xứng thành công, luôn tìm cách giải quyết cho một sự biến đổi trong những quy tắc cân đối cơ bản.
3. Các nguyên lý để tạo dựng một bố cục đẹp:
- Cân bằng: Có trọng tâm – không bị xô lệch một bên, thông qua sự xác định vị trí, độ lớn, cấu trúc và tương quan giữa các thành phần chính và phụ.
- Tỷ lệ: Sự cân nhắc tương quan giữa các thành phần theo chức năng trong sự phân cấp chính phụ của bố cục.
- Nhịp điệu: Sự lặp lại có quy luật, tiết tấu và cao trào của các thành phần.
- Hướng – tuyến: Có hướng chuyển động chính, không bị rối loạn.
- Sự đa dạng: Tạo hình có sự mô phỏng giống nhau giữa các thành phần, họa tiết.
- Tương phản – điểm nhấn: Sự nổi bật và bắt mắt trong cấu trúc và màu sắc của thành phần chính.
- Sự đơn giản: Tạo hình ít – cô đọng nhưng diễn tả được đầy đủ nội dung yêu cầu.
Các dạng thức cơ bản bố cục Đối xứng
Bố cục đối xứng qua trục đứng (tung)
Bố cục đối xứng qua trục ngang (hoành)
Bố cục đối xứng qua trục xiên
Bố cục đối xứng tâm (tất cả các trục)
Bố cục đối xứng trong nghệ thuật thiết kế
Các dạng thức cơ bản bố cục Đối xứng
Đối xứng qua trục xiên – trục đứng – qua tâm
Gam màu tương đồng nóng, lạnh, sắc độ của đen trắng
Các dạng thức cơ bản bố cục Đối xứng
Bố cục đối xứng qua trục xiên
Hình kết hợp: Hình đa giác, vô hướng, định hướng, hình chuyển động
Gam màu tổng hợp (tự do), tương phản, tương đồng lạnh, tương đồng nóng
Các dạng thức cơ bản bố cục Đối xứng
Bố cục đối xứng qua phương trục xiên
Hình kết hợp - hình chuyển động
Gam màu tương đồng nóng, tương đồng lạnh
Các dạng thức cơ bản bố cục Đối xứng
Bố cục đối xứng qua phương trục xiên
Hình chuyển động, hình hướng đối lập
Gam màu tương đồng lạnh, tổng hợp (tự do)
Các dạng thức bố cục Đối xứng
Bố cục đối xứng hướng tâm
Họa tiết hình tượng: Hoa lá, động vật, côn trùng cách điệu
Gam màu Tổng hợp (tự do)
Các dạng thức bố cục Đối xứng
Bố cục đối xứng hướng trục
Họa tiết hình tượng: Đồ vật, động vật, côn trùng cách điệu
Gam màu Tổng hợp (tự do)
Các dạng thức bố cục Đối xứng
Họa tiết hình tượng: Động vật, hoa lá, côn trùng cách điệu
Gam màu Tổng hợp (tự do), tương đồng nóng
Các dạng thức bố cục Đối xứng
Họa tiết hình tượng: Động vật, hoa lá, côn trùng cách điệu
Gam màu tổng hợp (tự do), tương đồng nóng
Các dạng thức cơ bản bố cục Đối xứng
Họa tiết hình tượng: Động vật, trái cây, côn trùng cách điệu
Gam màu tổng hợp (tự do)
Các dạng thức cơ bản bố cục Đối xứng
Họa tiết hình tượng: Động vật, trái cây, côn trùng cách điệu
Gam màu tổng hợp (tự do)
Các dạng thức bố cục Đối xứng
Họa tiết hình tượng: Động vật, trái cây, côn trùng cách điệu
Gam màu tổng hợp (tự do)
Các dạng thức bố cục Đối xứng
Họa tiết hình tượng: Động vật, đồ vật, hoa lá cách điệu
Gam màu tổng hợp (tự do)
>>> Đối xứng trong nghệ thuật (Phần 1)