Ánh sáng và màu sắc trong thiết kế gỗ và nội thất
Ánh sáng và màu sắc đi vào nhận thức của con người qua đôi mắt. Chúng kích thích cảm giác và ảnh hưởng đến tâm trạng con người, mạnh hơn và sâu sắc hơn cả ảnh hưởng của hình dáng và sự hài hòa.
Hình 51: Gỗ anh đào phẳng và lắp tay cầm bằng chất Malachite xanh lục. Chất liệu và cách phối màu sang trọng, tác phẩm của Christoph Ebmeier. Trường dạy nghề Kỹ thuật đồ gỗ, Stuttgart.
Ánh sáng:
Ánh sáng có ảnh hưởng quan trọng nhất đến trạng thái của căn phòng. Chúng ta hãy nói về ánh sáng lạnh và ánh sáng ấm. Ánh sáng của đèn neon ở cường độ Lux cao chiếu sáng phòng ăn có tác dụng làm tỉnh táo, thậm chí làm giảm lạnh lùng và xa cách. Bằng đèn thả, đèn điện chiếu sáng phòng ăn hoặc với ánh sáng nến lung linh tạo cảm giác ấm cúng, dễ chịu và thân thiết.
Không có ánh sáng sẽ không có bóng tối và, không có bóng tối sẽ không có vật hữu hình. “Nguyên lý ánh sáng – bóng tối” đóng vai trò quyết định và cần được đưa vào áp dụng cho mục đích thiết kế. Ánh sáng cũng có chức năng quan trọng. Ánh sáng phải đủ chiếu sáng khu vực làm việc, hỗ trợ an toàn cho các thao tác, công việc và đi lại.
Không có ánh sáng cũng sẽ không có màu sắc. Ánh sáng đặc biệt là ánh sáng nghệ thuật có thể làm thay đổi màu sắc, phần ánh sáng xanh dương cường độ cao làm màu sắc tươi, sáng và lạnh hơn còn phần ánh sáng màu đỏ cường độ cao làm cho màu sắc ấm, chói và nâu hơn.
Mỗi người có cảm nhận riêng đối với ảnh hưởng của ánh sáng và màu sắc lên cảm xúc của mình như khi so sánh giữa một ngày tháng Mười một u ám và một ngày tháng Năm tươi sáng.
Màu sắc:
Hình 47: Vàng đỏ và xanh lam là ba màu gốc (màu chính) trong khoa học về màu sắc.
Màu sắc là một yếu tố quan trọng trong đời sống của chúng ta. Mỗi vật thể đều mang màu sắc và được nhận biết thông qua ấn tượng màu sắc đó. Công thức pha trộn và phối hợp màu sắc được thiết lập và giải thích, một mặt dựa trên tính toán chính xác của toán học, mặt khác dựa trên ảnh hưởng vật lý của chúng đối với con người.
Newton và Goethe đã từng tranh luận với nhau về vấn đề này. Cho đến nay, mọi người nhận ra rằng, hai người đều đúng theo cách quan sát của hộ. Newton đã dùng kính lăng trụ phân tách ánh sáng thành các phổ màu: đỏ, cam, vàng, xanh lục, xanh lam, tím với sự chuyển đổi có thể quan sát được.
Ông đã chứng minh rằng, màu sắc là kết quả của khúc xạ ánh sáng và được xác định dựa vào bước sóng và tần số.
Trong thực tế, các sắc tố có đặc tính hấp thu tia sáng trắng và phản xạ thành tia sáng có màu sắc khác. Chúng ta chỉ nhìn thấy các tia sáng phản xạ có màu sắc. Khi tất cả các tia sáng được hấp thu và chỉ phản xạ tia sáng đỏ, màu đỏ sẽ được hiển thị. Khi tất cả các tia sáng trong quang phổ đều được phản xạ, ta có màu trắng và khi tất cả tia sáng đều bị hấp thu, ta sẽ có màu đen. Goethe đã nghiên cứu khoa học về màu sắc trong suốt hơn 40 năm cuộc đời của mình. Môn khoa học này dựa trên cơ sở tâm lý và phân cực màu sắc của ánh sáng theo độ sẫm từ nâu cho đến đen hẳn. Ông không có ý kiến gì về việc người ta có cảm giác về màu sắc như nóng và lạnh, vui và buồn hoặc có mùi vị hay không. Leibnitz phát biểu dựa trên cảm nhận của mình. Người ta có thể phân biệt giữa cảm nhận bằng tri thức và cảm nhận bằng tâm hồn.
Thật ra vấn đề này cũng tương tự như vấn đề về âm học nêu trên, sự phân chia tỷ lệ kích thước theo chiều dài và diện tích. Ở đây cũng khó mà phân biệt được giữa khoảng cách giữa sự hiểu biết và sự cảm nhận về màu sắc, cũng khó xác định rõ đó là cảm nhận của tâm hồn hay là sự minh chứng của toán học.
Vòng tròn màu sắc – Sự pha trộn màu sắc:
Môn khoa học về màu sắc chủ yếu tiến hành nghiên cứu dựa trên ba màu căn bản – màu gốc. Đó là vàng, đỏ và xanh lục (Hình 47). Ba màu gốc này khi pha trộn với nhau sẽ tạo ra các màu khác, ví dụ như vàng pha với đỏ cho ra màu cam, vàng pha với xanh lam cho ra màu xanh lục, màu đỏ pha với màu xanh lam cho ra màu tím. Dựa trên quan hệ tam giác của các màu chính tạo ra mối quan hệ lục giác của các màu phát sinh (Hình 48). Khi pha trộn các màu khác ta tiếp tục được thêm nhiều màu và mở rộng thành vòng tròn của 12, 24… màu.
Các màu riêng lẻ có thể được làm sáng thêm khi pha với màu trắng hoặc làm sậm thêm khi pha với màu đen. Ví dụ như màu hồng khi pha với màu trắng ta được màu đỏ sáng, màu nâu khi pha với màu đen ta được màu cam hay màu đỏ tối.
Hình 48: Pha trộn ba màu chính tạo ra ba màu khác, còn được gọi là ba màu thứ phát. Sáu màu được sắp xếp trong vòng tròn màu sắc.
Khi pha trộn màu sắc với ánh sáng, ta có thể phân biệt được giữa pha trộn khử màu sắc hay tăng cường màu sắc. Đối với pha trộn khử màu sắc, ánh sáng sẽ thay đổi khi đi qua màu sắc. Khi khử màu ta sẽ thu được màu đen. Đối với pha trộn tăng cường màu sắc, ánh sáng sẽ được tạo thành khi đi qua màu sắc, có xuất hiện ánh sáng trắng tổng thể. Người ta cho các màu gốc vào một đĩa tròn và xoay đĩa này, các màu sẽ mất đi và chiếc đĩa còn lại màu xám.
Hình 49: Trong vòng tròn màu sắc có các cặp bù trừ như đỏ và xanh lục, tím và vàng cam và xanh lam nằm đối diện nhau.
Hiệu ứng màu sắc:
Rất khó phân tích rõ ràng về hiệu ứng màu sắc. Mặc dù sự tinh tế, tính nhạy cảm về màu sắc ở mỗi người được hình thành một cách khác nhau, nhưng mỗi màu sắc đều có một sức mạnh, một đặc tính hoặc giá trị biểu tượng đặc biệt của riêng nó:
Khi quan sát sáu màu cơ bản, ta nhận ra rằng có các màu sáng và màu tối. Thứ tự các màu từ sáng đến tối là: Vàng, Cam, Xanh Lục, Xanh Lam, Đỏ và Tím. Sự tương phản đặc trưng giữa sáng và tối thể hiện qua hai màu vàng và tím.
Có các gam màu lạnh và gam màu nóng. Các màu thuộc dãy xanh lam-xanh lục thuộc gam màu lạnh, các màu thuộc dãy đỏ-vàng thuộc gam màu nóng.
Một số màu tạo cảm giác gần gũi, một số lại tạo cảm giác xa cách. Ví dụ: màu đỏ và màu cam tạo cảm giác gần gũi, xanh lam và xanh lục tạo cho vật chủ ấn tượng xa cách. Các màu sậm như màu đen và màu xanh đậm làm cho vật chủ trông nặng hơn, các màu sáng như màu trắng và màu vàng sáng tạo cảm giác nhẹ nhàng và thoáng đãng.
Cảm nhận riêng về từng màu trong 6 màu cơ bản cũng như màu trắng và màu đen như sau:
- Vàng:
Là màu cơ bản sáng nhất. Là màu của mặt trời và ánh sáng. Tạo cảm giác vui vẻ, hưng phấn, ấm áp và gần gũi. Màu vàng tượng trưng cho sự hoan hỉ, nhưng cũng tượng trưng cho tính đố kỵ.
- Cam:
Là màu thứ phát, do màu đỏ và màu vàng kết hợp tạo thành. Là màu của nắng và ấm áp. Là một màu năng động, rất ấm áp và gần gũi. Màu cam có đặc tính gần giống với nâu. Màu nâu là màu của đất, màu của sự che chở, bảo vệ.
- Đỏ:
Là màu gốc năng động, tiên phong, rất ấm và gần gũi. Tạo cảm giác mạnh mẽ, kích động. Là màu của tình yêu, nhiệt huyết nhưng cũng là màu của sự ganh ghét, nguy hiểm và tính cách nóng nảy. Khi lạm dụng quá nhiều màu đỏ, sẽ tạo cảm giác bất an và hạn chế cho căn phòng.
- Tím:
Được hình thành từ sự kết hợp giữa màu đỏ và màu xanh lam, là màu dịu dàng, đằm thắm, nhẹ nhàng và huyền bí. Là màu của tri thức, sự cao quý và lòng tự trọng. Là màu của sự duy linh.
- Xanh lam:
Là màu sáng và lạnh, ủy mị và tiêu cực. Là màu của băng, nước và bầu trời rộng. Là màu giản dị, mộc mạc, của niềm tin và của cả sự bất tín. Màu xanh lam tạo cảm giác thư giãn và vững vàng.
Tông màu xanh lam sáng tạo hiệu ứng tươi mát và làm cho căn phòng rộng hơn. Căn phòng màu lam ngọc tạo cảm giác xa cách, lạnh lùng và lãnh đạm.
- Xanh lục:
Được hình thành từ sự kết hợp giữa màu xanh lam và màu vàng. Là màu của thiên nhiên, trung lập và yên bình, màu của hy vọng và cả “độc hại”. Màu xanh lục tạo cảm giác yên bình, cân bằng và sống động. Màu xanh lục thể hiện sức sống và sự năng động. Màu xanh lục sáng làm cho căn phòng trở nên rộng hơn.
- Đen:
Là một màu mang tính huyền bí. Là màu của bóng tối, bi kịch, của sự chết chóc. Là màu nặng nề nhất mang ý nghĩa lãnh đạm. Nhấn mạnh các biểu hiện của cảm xúc, kìm hãm trong sự bực bội và ngột ngạt. Thật ra, màu đen có thể dùng để nhấn mạnh trọng điểm.
- Trắng:
Màu của sự tinh khiết, sạch sẽ và vệ sinh. Màu trắng sáng và tạo cảm giác mở rộng, mát mẻ. Màu trắng tinh lại tạo cảm giác khắt khe và lạnh lẽo. Tông màu trắng nhạt phù hợp với nhiều màu khác.
- Nâu:
Được hình thành từ sự kết hợp giữa màu đen và màu trắng. Là màu của sự sợ hãi và hồ nghi, nửa sáng nửa tối. Là sự tổng hợp của ánh sáng và bóng tối cùng với tất cả các màu khác. Màu nâu rất thích hợp làm nền cho các màu sặc sỡ khác.
Trong vòng tròn màu sắc, các màu nằm đối diện nhau gọi là các màu sắc bù trừ (Hình 49). Các màu nằm cạnh nhau trong vòng tròn màu sắc gọi là các màu sắc đồng tính.
Sự tương phản màu sắc tạo ra sự đối lập chức năng giữa các màu.
Người ta phân biệt:
1. Tương phản rõ rệt, là sự tương phản giữa hai màu sặc sỡ như vàng và xanh lục hoặc giữa một màu sặc sỡ và một màu khác, như vàng và đen.
2. Tương phản lạnh/nóng, là sự tương phản giữa một màu nóng và một màu lạnh, như vàng và xanh lam của băng (Hình 50).
3. Tương phản sáng/tối, là sự tương phản giữa một màu sáng và một màu tối, như trắng và đen, vàng và tím.
4. Tương phản bù trừ, là sự tương phản của hai màu nằm đối diện nhau trong vòng tròn màu sắc, như đỏ và xanh lục, vàng và tím, xanh lam và vàng.
5. Tương phản đồng tính, là sự tương phản của hai màu nằm cạnh nhau trong vòng tròn màu sắc, như vàng và cam, đỏ và tím.
6. Tương phản về sắc độ, là sự tương phản về độ mạnh và yếu giữa các màu sắc, như màu vàng và màu xanh lục sáng.
Hình 50: Vật thể trang trí nội thất bằng gỗ lê được đặt trong khung nhiều màu sắc. Màu xanh lam kết hợp hài hòa với tông màu của gỗ, tác phẩm của Daniel Huttenlocher/Maier Moebelwerkstaetten, Markgroeningen.
7. Tương phản về lượng, ở đây ta so sánh về tỷ lệ diện tích giữa các màu.
Các màu quá sẫm sẽ tạo hiệu ứng như màu xám. Do vậy, màu sắc được phân bố theo điểm nhấn, tạo sự tương phản mạnh mẽ trong một màu riêng (Hình 52). Theo quan sát, mỗi sắc tố đều có ảnh hưởng nhất định đến tâm lý con người. Cách bài trí màu sắc hợp lý sẽ giúp không khí trong căn phòng tốt hơn và tạo ấn tượng lạc quan.
Hình 52: Tủ đựng đồ dùng gia đình được bài trí sáng, cân xứng, với sự tương phản sáng/tối ở mặt trước làm bằng gỗ sồi, đặt trong khung làm bằng gỗ lê. Tay cầm chạy suốt từ trên xuống làm bằng thép chống rỉ, tác phẩm của Dieter Limberger/trường dạy nghề Kỹ thuật đồ gỗ, Stuttgar.
>>> Nội thất bên trong công trình trong vẽ truyện tranh
>>> Hiểu và sử dụng tỷ lệ bản vẽ trong kiến trúc nội thất
>>> Những phong cách thiết kế nội thất trên khắp nơi thế giới