Giải phẫu cơ thể loài sư tử
Sư tử (Panthera leo) là một loài động vật có vú thuộc chi Báo, họ Mèo (Felidae), loài vật này còn có biệt danh là Chúa tể sơn lâm. Đối với sư tử đực thì rất dễ dàng nhận ra được bởi bờm của nó, có thể nặng tới 250 kg (550 lb), nó là loài lớn thứ nhì họ Mèo sau hổ. Sư tử hoang dã hiện sinh sống ở vùng châu Phi hạ Saharan và châu Á (nơi quần thể còn sót lại cư ngụ ở vườn quốc gia Rừng Gir thuộc Ấn Độ), các phân loài sư tử tuyệt chủng từng sống ở Bắc Phi và Đông Nam Á. Cho tới cuối Pleistocene, khoảng 10 000 năm trước, sư tử là động vật có vú có phân bố rộng thứ 2 chỉ sau con người. Khi đó, chúng sống ở hầu khắp châu Phi, ngang qua lục địa Á-Âu từ miền Tây Âu tới Ấn Độ, và châu Mỹ từ Yukon tới Peru. Sư tử là loài sắp nguy cấp, phần lớn các quần thể châu Phi suy giảm số lượng 30–50% mỗi 2 thập kỷ trong nữa cuối thập kỷ XX.
Sư tử đực có bờm
Sư tử đực tồn tại chủ yếu là để bảo vệ bầy đàn; chúng là những kẻ chiến đấu tuyệt vời (bờm của sư tử là sự tiến hóa để phù hợp với những cuộc giao tranh; bờm cản lại những cú cắn và cào có thể rất nguy hiểm cho tính mạng), nhưng do bộ bờm, kích thước lớn và khó khăn trong ẩn nấp, chúng không hiệu quả trong việc săn mồi. Sư tử đực nhận phần thức ăn của chúng từ mọi con mồi mà bầy đàn săn được.
Sư tử cái không có bờm
Sư tử cái, mặc dù kích thước nhỏ hơn, nhưng chúng thực hiện phần lớn việc săn và giết mồi. Sư tử cái không có bờm. Theo quy luật, tất cả các con cái trong đàn là có quan hệ họ hàng.