Danh họa La tour
Thiên thần hiển hiện trước thánh Joseph (1640-1645)
Các họa sĩ theo trường phái hiện thực này hướng về cuộc sống của những người nghèo khổ. Cuộc sống hằng ngày của họ với những lo toan tầm thường nhất. Các đồ vật rẻ tiền, các chi tiết của sự nghèo túng, những dấu vết của sự bát hạnh được họa sĩ mô tả với một niềm thông cảm chân thành. Nhu cầu đó dẫn tới sự ra đời của bút pháp tả thực. Sự vật càng được mô tả "như thật" càng tốt. Họa sĩ đưa đất cát đời sống vào trong tranh. Sức mạnh ấy đã lôi tuột lý tưởng và sự lãng mạn vẫn lơ lửng ở trên cao xuống sát mặt đất. Hội họa không còn hào nhoáng, cảnh vẻ, thanh thản được nữa. Có một không khí rất căng thẳng trong tác phẩm.
Tuy nhiên dù nhan vật của La tour bề ngoài thô kệch, vô học, thiển cận tới đâu ta vẫn thấy phải yêu thương họ. Đó là do tình cảm họa sĩ đã dẫn dắt tình cảm của ta. Một đề tài được đám nhà giàu ưa thích là sinh hoạt ở các quán rượu. Ở đó người ta nhậu sau một ngày làm việc vất vả. Các nhạc công cũng vất vả giành dật miếng ăn như những người làm thuê. Mọi thứ vui buồn, mọi thứ cặn bã của đường phố đều đọng tụ ở đây và khi đó tính cách nhân vật cũng được bọc lộ tới mức điển hình.
Bé sơ sinh (1645 -1650)
>>>>> Danh hoạ thế giới Gustav Klimt